Nhớ năm đó dạo một vòng quanh Văn miếu Tết Hà Nội, “nhân sâm” thì ít, “củ cải” thì nhiều. Nhưng mà phần đông người xin chữ đâu có phân biệt được “nhân sâm” với “củ cải”… 😅😢 vnexpress.net – Văn Miếu nhộn nhịp người xin chữ!
Category: misc
nắng chiều rực rỡ
Một đôi lần, đi dã ngoại, bạn tôi hay than phiền: sao cảnh mình chứng kiến nó đẹp thế, nó sinh động như thế, mà chụp về post lên Face lại thấy cũng bình thường, thiên hạ chẳng ai thấy đẹp!? Quan tâm ảnh đẹp làm gì, ảnh ọt thì nó chỉ tới như thế thôi! Mình đâu có phải nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, mà cũng không có rảnh để làm chuyện đó!
Và có những người chỉ sống trong “thế giới phẳng 2D” nên họ chỉ thấy như thế! Họ đâu có ở ngay tại đây, ngay lúc này, trong thế giới n-D, hàng ngàn chiều – kích khác nhau, nhìn thấy chiều sâu của cảnh vật, cảm nhận, sờ mó, nghe, ngửi… Đã bảo là: trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ, trăm sờ không bằng một… đã bảo rồi mà ko tin! 😀
Cardan grille
Lưới Các-đăng, Cardan grille: Trò chơi thời cấp 2, học lóm được từ một cuốn sách Toán học vui nào đó quên mất, là kiểu mã hoá “đơn giản” mà tôi và mấy thằng bạn hay viết / gởi cho nhau, cách thức hoạt động như sau: lấy một miếng bìa (vuông), kẻ lưới 8×8, 10×10, hay kích thước tuỳ ý đục một số lỗ trên miếng bìa. Thông điệp được viết vào các ô đục lỗ, mỗi ô một chữ cái, khi đã hết ô thì xoay miếng bìa 90 độ và tiếp tục viết vào, cứ như thế, xoay tiếp 90 độ, 180, 270 độ. Nếu kích thước miếng bìa là 16×16 thì khoá mã hoá có chiều dài xấp xỉ 16×16/4=64 bit, hơi yếu theo quan điểm của Computer Science hiện đại. Haiza, nghĩ lại, tất cả những gì tôi học khi nhỏ… đều mang 1 cái não trạng, tư duy thời chiến! 😞
Dù các thông tin chưa giải mật, nhưng có bằng chứng để nghĩ rằng, quân đội VN trong chiến tranh, vì thiếu các phương tiện điện tử tính toán tinh vi, hiện đại, đã sử dụng phương pháp mã hoá “đơn giản, căn bản nhất”: OTP – one time pad. Như chúng ta biết, phương pháp mã hóa dùng khóa ngẫu nhiên có chiều dài bằng văn bản – OTP đã được Vladimir Kotelnikov (LX – 1941) và Claude Shannon (Mỹ – 1945), độc lập với nhau, chứng minh toán học là an toàn tuyệt đối, không thể giải mã!
kerosene stove
Những năm đầu 8x vẫn còn là bếp củi, giữa 80 bắt đầu xài bếp dầu, sang 90 mới có bếp ga, một thời người ta gọi là “chất đốt”. Bếp dầu nó có cái mùi đặc trưng, ngửi biết ngay, hàng ngày cứ đầu giờ trưa, cuối giờ chiều là lại ngửi thấy cái mùi ấy, riết nó thành cái “phản xạ có điều kiện”.
Vingt ans après – 20 năm sau. một lần lang thang trên đường phố Sài Gòn, lại tình cờ ngửi thấy cái mùi bếp dầu nhà ai đó, thế là cái “phản xạ có điều kiện” kia nó tự động kích hoạt: cảm giác đói !!! Cái cảm giác đói bụng “kinh niên” của 20 năm trước, cứ mỗi lần ngửi thấy cái mùi bếp dầu ấy! 🙂
gs đặng đình áng
Tôi có số được gặp nhiều nhân vật hàn lâm tầm cỡ, nhưng không học hỏi được gì nhiều, bản tính ngu muội, cứng đầu, lại thêm tuổi trẻ nông cạn… nên thôi, đành vậy! 😞 Thầy của tôi, dù chỉ học với ông khoảng một năm ĐH. Nhiều người biết thầy Đặng Đình Áng là một trong những GS Toán hàng đầu VN, ông còn là chú ruột của nghệ sĩ piano Đặng Thái Sơn, cả một gia đình, một dòng họ tài hoa! RIP! 😥
internet memes
Ngày càng thấy hơi là lạ khi trên MXH, giới trẻ xài meme một cách tràn lan, vô tội vạ. Nhưng suy nghĩ kỹ, thấy nó đánh vào một nhu cầu căn bản của con người. Một bức ảnh nhỏ, đi kèm dòng “caption” hay “text” ngắn thể hiện ý kiến, quan điểm, bình luận hay thái độ. Nó đánh vào “tâm thức” muốn làm “phóng viên” của những cư dân mạng, muốn được có “quan điểm, ý kiến” một cách nhanh chóng.
Chuyện ảnh và ghi chú chẳng có gì mới. Từ hơn 50 năm trước, đã có chuyện cùng một bức ảnh nhưng có 2 tựa đề khác nhau, phía Mỹ ghi: lính Mỹ bảo vệ người dân dưới làn đạn VC
, phía Mặt trận giải phóng thì ghi: quân Mỹ dùng thường dân làm lá chắn đạn sống
😀 Thế rồi nó phát triển thành nhiều dạng, người ta làm ra cả “thư viện” các meme khác nhau để “người dùng” khi cần cứ lựa một cái có sẵn để mà “có ý kiến”.
Dùng mì ăn liền nhiều quá chắc chắn không có lợi cho sức khoẻ, huống hồ nhiều sự việc căn nguyên sâu xa, không phải trong một câu mà nói hết được. Xét lại mình, cũng có xài meme chứ không phải là không, nhưng xài một cách hạn chế, có chọn lọc. Meme luôn tự mình nghĩ ra, không đi copy của người khác, meme là do tự mình viết lên, chứ không xài đồ có sẵn. Đầu năm, làm một cái meme chúc mừng năm mới! 😀
王涯 – 送春词
日日人空老
年年春更歸
相歡有尊酒
不用惜花飛
the fcking forty
copyscope
Nhân sự kiện nhật-thực trưa nay, lúc 12h, post chút thông tin về kính-thiên-văn để các ông bố có thể tự làm cho con chơi. Mười mấy năm trước, tui có tự chế cái kính-thiên-văn, gọi là “copyscope” vì vật-kính (objective lens, bộ phận quan trọng nhất) làm từ thấu-kính của máy photocopy. Lê la mấy buổi ở đường Trần Hưng Đạo (đối diện trụ sở bộ CA) khu ngày xưa bán/sửa máy photo. Máy photo về nguyên-lý chính là cái máy ảnh, thấu-kính của nó rất tốt, lúc đó bán rẻ như cho 50~100K/cái.
Thị-kính (eyepiece) khó hơn chút, lục tung các nhà sách, các nơi bán dụng cụ HS, nhất là các cửa hàng y tế… để tìm mua loại một bộ 2, 3 cái có tiêu cự phù hợp. Thân kính (body) chỉ là những ống nhựa PVC lồng vào nhau. Advanced hơn có thể mua một cái webcam, lột phần vỏ, lấy cái “sensor” rồi gắn vào copyscope ở khoảng cách phù hợp, connect máy tính qua cổng USB, như thế có thể quan sát rất tiện lợi, to và rõ trên màn hình. Google với từ khoá “copyscope” sẽ thấy rất nhiều hướng dẫn chế tạo…
Một cái kính-thiên-văn đơn-giản theo kiểu Galileo, “xịn” hơn phần lớn các loại kính phổ-thông bán trên thị-trường, trong nhà sách. Tiếc là hồi đó, kỹ-năng cơ-khí của mình có hạn, nên phần chỉnh 2 ống PVC chạy tới lui để thay đổi tiêu-cự ko được tốt lắm. Nếu tay nghề tốt, hoàn toàn có thể làm ra một cái kính-thiên-văn đủ xịn để quan sát Mặt trăng và các hành-tinh khác trong Thái-Dương-hệ. Còn khi ko dùng làm kính-thiên-văn thì vẫn có thể dùng làm “siêu viễn-vọng-kính”, độ phóng đại khoảng 12~24x!
Dĩ nhiên nên đọc một chút về lý thuyết kính-thiên-văn, các thể loại Newtonian, Galilean, Keplerian, etc… ôn lại kiến thức vật lý cấp 2 một chút về cách tính tiêu-cự của các loại thấu-kính… để có thể chế tạo một cái copyscope hoạt động tốt! Quan trọng ko kém là phần cơ-khí, tinh chỉnh tiêu-cự, hoặc advanced hơn nữa, cơ chế “giá” kính (mounting) làm sao để có thể chỉnh kính dõi theo (follow) liên tục một thiên thể (celestial body) suốt thời gian dài dọc theo “mặt phẳng hoàng đạo” của nó… 😀
chảy đi sông ơi – 1
ăn mày dĩ vãng
Café Tùng Đà Lạt, nơi chốn ưa thích, trở đi trở lại mấy chục lần, quán mở nhạc Pháp rất hay, rất hợp “goût” của “moi”! Có 1 thời sống bằng kỷ niệm, rồi lại có lúc… “sổ toẹt” kỷ niệm! Kiểu như ông thầy nhìn chàng học sinh ngơ ngác: “Je vous donne un zero! – Không điểm, về chỗ!”
Bạn bè, dĩ nhiên, không khỏi cảm thấy có chút bất mãn. Nhưng đâu ai “ăn mày dĩ vãng” mãi được, cuộc sống cứ phải tiến về phía trước, chẳng ai dừng lại cả… De mes dix premières années, Il ne reste plus rien… rien… Tous les oiseaux de ma rivière, Nous chantaient la liberté…