sapa – 1

ết 2014, đón Giao Thừa ở Sapa, khách sạn ngay trung tâm thị trấn, chủ là ông lính biên phòng về hưu, nói theo ngôn ngữ bây giờ phải là một kiểu “serial killer”, TQ treo giải thưởng lớn để lấy đầu ông ta, mười mấy mạng lính TQ, toàn dùng “hàng nguội”. Sau chiến tranh được “thưởng” mảnh đất ngay trung tâm thị trấn, bây giờ xây khách sạn.

12h đêm, ai đó lén đốt pháo râm ran giữa chợ, xe công an, quân đội rú còi inh ỏi chạy đi kiểm tra. Lão chủ khách sạn phóc lên ngay sân thượng, nghe ngóng bốn bề. Ký ức đau thương hằn vào tâm lý người dân một cái phản xạ “sinh tồn”, cứ nghe pháo nổ lại sợ TQ lợi dụng dịp giao thừa, vì không thể phân biệt được đâu tiếng pháo, đâu tiếng súng!.

đọc vị

ảnh quan tuyệt đẹp trên đèo Ô-quý-hồ, Sapa. Lần đó chạy xe máy qua, từ bên phía Lai Châu còn kêu mía đá giải khát, qua bên kia đỉnh đèo phía Lào Cai là đã phải mặc áo ấm, đốt lửa sưởi, mưa đá bằng to bằng cỡ hạt gạo quất rát cả mặt! Cái đám “lều báo” cứ mở miệng là “phịch thủ” ấy dám cá chẳng bao giờ rời mắt khỏi màn hình laptop mà nhìn xem, cảm nhận thế giới thiên nhiên như thế nào, vì còn mãi quay cuồng trong mớ suy nghĩ GATO lặt vặt, còn mãi tìm cách “đọc vị” người khác! 😀

cầu hang tôm, 2

hiều năm trước khi đi qua đây (cầu Hang Tôm, Mường Lay, Lai Châu) nghe người dân địa phương nói đây là cây cầu khó xây nhất VN. Lúc đó không hiểu vì sao như thế, cây cầu không lớn, cũng không thấy có gì đặc biệt. Hai năm sau ghé qua lần nữa thì hiểu ra, khi nước rút xuống, lộ ra mấy trụ cầu cao gấp 3 lần trong ảnh. Nhiều sự việc nó deep – rooted, gốc rễ sâu xa, nếu không biết thì sẽ không hiểu được sao nó lại khó như thế… ☹️

tầm ẩn giả

賈島 – 尋隱者不遇

松下問童子
言師採藥去
只在此山中
雲深不知處

ài thơ đơn giản, 4 câu 20 chữ, nhưng thâm sâu vô cùng. Chân lý nằm trong lòng ta, nhưng vì “mây che” nên không tự thấy được đó thôi!

Tùng hạ vấn đồng tử,
Ngôn sư thái dược khứ.
Chỉ tại thử sơn trung,
Vân thâm bất tri xứ.
Dưới thông hỏi chú tiểu đồng,
Rằng: thầy hái thuốc nên không có nhà.
Núi này quanh quất không xa,
Nhưng mây che, biết đâu là chốn đi?

gia miêu ngoại trang

ia Miêu ngoại trang, Hà Trung, Thanh Hoá (Gia Miêu quý hương, Tống Sơn quý huyện), đất “thang mộc”, đất “phát tích” của Nguyễn Phúc tộc… Một vài bức ảnh nhỏ không thể nói lên hết nét đẹp của miền đất này, một dải thung lũng nằm thoai thoải giữa hai dãy núi, cảnh quan rất quyến rũ. Nơi đây ngày xưa còn có cả một phiên bản thu nhỏ của kinh thành Huế (khu lăng miếu Triệu Tường), rất tiếc là đã bị phá tan hoang trong những cuộc đấu tố mang tính “ý thức hệ” sau 1954!

vạn an phái

武京萬安派

ấy lần chạy xe máy xuyên Việt qua đây, đều cố tình dừng lại xem diễn võ, mà vẫn không có duyên được gặp! Di sản các đời vua, chúa để lại không phải chỉ là các đền đài, lăng tẩm, thơ ca, bia ký, các món ăn, áo quần, gấm vóc… Nó còn là Võ kinh Vạn an phái, môn phái chuyên huấn luyện các “ngự lâm quân” ngày xưa, chuyên trị “trường quyền”: chủ về bài bản chân phương, đòn thế dài rộng, động tác cương mãnh…

lời kỹ nữ

Em sợ lắm, giá băng tràn mọi nẻo,
Trời đầy trăng, lạnh lẽo buốt xương da.
Người giai nhân: bến đợi dưới cây già;

Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt.

ình chụp trong chuyến xuyên Việt năm 2017, bên bờ vịnh Bái Tử Long, suốt một giải từ tp. Hạ Long cho đến tp. Móng Cái, ngoài than đen ra, đâu đâu cũng một thứ ánh sáng bàng bạc huyền ảo như thế!

đầy thuyền hận

Rồi đây sóng gió ngang sông,
Đầy thuyền hận, chị lo không tới bờ.
Miếu thiêng vụng kén người thờ…

ình chụp trong chuyến xuyên Việt năm 2017, bên bờ sông Lam. Một vùng hạ lưu cảnh quan đẹp mắt, chế độ “nhật triều” rất rõ, nên tập quán ngư nghiệp của người dân có nhiều khác biệt so với “miền trong”.

tháp bằng an

háp Bằng An, Vĩnh Điện, Điện Bàn, Quảng Nam… bạn nhìn nó giống cái gì thì nó… chính là đại diện cho cái đó! 😀 Nhớ lại 2 mùa hè năm 1 và năm 2 đại học, cứ 3 tháng hè về quê là lại rong ruổi trên khắp các nẻo đường hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, chiếc xe máy 50cc cũ kỹ, đi cho bằng hết các nơi, các chốn. Phương tiện và kiến thức có hạn, tuổi 17, 18 chưa hiểu biết nhiều, điều kiện kinh tế eo hẹp…

“Ông bô bà bô” chỉ duyệt cho “quota” chừng đó lít xăng… Chưa bao giờ hết ngạc nhiên về chính người VN mình, trên một dải đất bề ngang có 50 km, mà có quá nhiều điều người ta ko biết hay quá dể lãng quên. Như địa đạo A Xoò 7km trong lòng núi huyện Tây Giang người dân địa phương “phát hiện” ra gần đây, ko ai biết / nhớ nó là cái gì, cho đến khi cụ Đồng Sỹ Nguyên xác nhận là binh trạm 143 của đường Trường Sơn cũ.

thanh điệu

ói chuyện… chính tả, lần này từ góc nhìn của một kẻ tập tễnh làm nhà ngôn ngữ học 😁. Xưa giờ, dù thi thoảng vẫn viết sai chính tả (thường là do vô ý hay do đánh máy quá nhanh), tôi vẫn chủ trương mọi người viết đúng một thứ chính tả chung! Đó là lẽ hiển nhiên, vì mình viết là cho số đông người khác đọc và xã hội phát triển thì mọi điều cần phải được chuẩn hoá! Nên sai thì thi thoảng vẫn sai, nhưng chuẩn thì vẫn cứ phải chuẩn. Thế nhưng vẫn có những suy nghĩ khác, khác với số đông thường nghĩ. Những suy nghĩ bất chợt đến khi trò chuyện với những thiếu nữ Mông ở Đồng Văn và Mèo Vạc, những người đã đi học và nói tiếng Phổ thông còn xịn hơn, còn dể nghe và hay hơn cả tôi, ít nhất là về mặt phát âm!

Hồi trước nghĩ rằng tiếng Việt có 6 thanh sắc (hoặc 5 thanh tuỳ vùng) đã là nhiều lắm rồi, nhưng đến khi lên cao nguyên Đồng Văn, nghe người Mông nói mới biết tiếng Mông ở Việt Nam có đến 7 thanh, tiếng Mông một số vùng ở Trung Quốc có đến… 8 thanh. Thật khó hình dung một ngôn ngữ lại có nhiều thanh điệu như vậy, líu lo còn hơn cả chim hót! 😁 Tiếng Hoa cổ (cổ ở đây là nói thời Đường), lấy âm địa phương Trường An làm chuẩn, theo ghi nhận của “Thiết vận”, có 6 thanh. Thiết vận (phiên thiết) là gì thì người học chữ Hán mới biết, nhưng nôm na là một phương pháp ghi âm của người xưa, xuất hiện từ thời Tuỳ, Hán, thậm chí có thể còn sớm hơn. 6 thanh của tiếng Hán cổ đó, miễn cưỡng có thể “ánh xạ” vào 6 thanh của tiếng Việt.

Tiếng Mông 8 thanh, tiếng Việt 6 thanh, tiếng Hoa hiện đại chỉ còn 4 thanh… Nói điều này sẽ có người phản đối, nhưng một nền văn minh càng khép kín, càng lạc hậu thì ngôn ngữ càng có nhiều thanh sắc! 😁 Đó là vì càng hiện đại, càng có nhu cầu giao tiếp đến lượng lớn thính giả, thì ngôn ngữ càng phải bỏ bớt những “khu biệt” địa phương, vùng miền, dần dần bỏ bớt số thanh điệu. Tại thời điểm lưu truyền vào Việt Nam, Thiết vận đã ghi nhận những phát âm không còn tồn tại, vì nó là một hệ thống ký âm đã có từ trước đó rất lâu. Có nghĩa là tiếng Hoa thời Đường đã khác thời Hán rất nhiều, nhiều “ký âm” chỉ còn tồn tại trong sách vở chứ không còn trên thực tế! Điều tương tự cũng đúng cho tiếng Việt và hệ thống ký âm “Quốc ngữ”.

Hệ thống ký âm Quốc ngữ, từ khi hình thành, lấy “chuẩn” là một địa phương đâu đó ở vùng Quảng Bình, khá nhiều ký âm cổ cũng đã không còn tồn tại ngay tại gốc Quảng Bình, ví dụ như: “các” & “cát”, “ngan” và “ngang”… theo như quan sát hiện tại hầu như đã đồng nhất. Các địa phương càng cổ, càng bảo thủ (điển hình là một dải khu 4, từ Thanh Hoá, Nghệ An đến Huế) thì sự “khu biệt” càng lớn. Tiếng Hoa hiện đại đã phát triển đến một mức mà rất nhiều ký âm không thể phân biệt được, không những “mam” và “man” đọc như nhau, mà “man” và “nan” cũng đọc như nhau, nghĩa là “m” và “n” đọc như nhau, dù đứng đầu hay cuối con chữ. Suy nghĩ lan man… nhận thấy rằng sự tiến hoá của tự nhiên, nó khác xa những điều người ta thường nghĩ!

Nghe có vẻ ngược đời, nhưng tôi nghĩ, không nhất thiết phải chấp nhất quá triệt để vào hệ thống ký âm “Quốc ngữ”, vì nguyên thuỷ, nó đã không phải là một hệ thống ký âm phổ quát (mà thực sự thì làm gì có một thứ tiếng Việt phổ quát!?), và quan trọng nhất là xu hướng tiến hoá của ngôn ngữ thường không bảo lưu những khác biệt quá “tinh vi, nhỏ nhặt”. Viết đúng chính tả vẫn là việc cần phải làm, nhưng bên cạnh đó, sự phát triển của “chuẩn hoá”, cái suy nghĩ băn khoăn cho rằng tự nhiên là “deterministic” hay “non – deterministic”, là “tất định” hay “bất định”, vẫn luôn còn đó (tức là Einstein sẽ vẫn luôn đối nghịch với Heisenberg). Dù gì đi nữa, ngôn ngữ vẫn sẽ phát triển theo hướng âm luật dần đơn giản hoá, dần thống nhất!