giãn cách, 4

Bổn cũ soạn lại thôi mà, nghe riết nhàm, bao nhiêu “bài” của đám lưu manh, tội phạm internet em thuộc nằm lòng, tung một trái lựu đạn “tin giả” ra giữa cho bà con bu vào, chuyện càng vô lý, càng nhảm nhí càng tốt, như thế mới kích thích người xem! Tự tạo ra một đám đông giả cho nó xôm tụ, dùng 5, 7 tài khoản tung hứng “trái lựu đạn”, xong khoá tài khoản, lặn mắt tăm để không truy vết được! Ở một khía cạnh khác, phân tích lời văn nhé: “gắng với”, “cuối đầu”, sai những lỗi chính tả cơ bản, lời văn nhảm nhí, kiểu cố tình nói linh tinh vô nghĩa, không có một ý tứ nào cho ra hồn!

Đúng là thứ “văn trống rỗng” của đám lưu manh đầu đường xó chợ! Muốn lôi kéo cảm tính của người khác thì ít nhất cũng phải về luyện viết văn cho nó trôi chảy, có ý tứ một chút đi đã! Em đề nghị công an làm nghiên cứu về đề tài này, đám tội phạm trên net, chúng nó có những lỗi viết, hành văn ngu nhất quán. Em ví dụ như đám Bắc 54 Thiên chúa di cư vào Kiên Giang ấy, chuyên chống phá một cách điên cuồng, chúng nó có những lỗi chính tả không lẫn đi đâu được, đọc là lòi đuôi ngay! Rồi những thủ thuật tâm lý chúng nó dùng, đứng từ cách xa cả cây số cũng ngửi ra được!

cooking

Giữa lúc XH như thế này mà post đồ ăn lên khoe trên face là không nên, mà mọi người thừa biết face em hầu như không bao giờ post đồ ăn, nhưng hôm nay phá lệ… Nghĩ kỹ XH nó muôn người muôn mặt, thôi, không phán xét! Chỉ là 1 thằng đực rựa, độc thân, vụng về khi cần cũng lăn vô bếp được, chịu khó xoay xở 1 tí, tất cả được nấu với cái pressurized stove – lò áp suất và bộ đồ nấu ăn dã ngoại! P/S: những hôm phải vận động nhiều là em luôn ăn đủ cả 2 thứ: lúa gạo và lúa mì, chiêu học được từ “Shaolin academy”!

introspection & retrospection

Giãn cách mà, có rất nhiều thời gian để… introspection & retrospection. Nhớ hồi mới tập chèo và đóng xuồng, đám lưu manh, vớ vẩn suốt ngày giới thiệu ảnh sang chảnh: cảnh quan núi và biển, trai xinh gái đẹp chụp hình sexy trên bãi biển, các resort, khu nghỉ dưỡng với thức ăn và dịch vụ sang trọng, etc.. Chúng nó cứ làm nhiễu loạn thông tin lên như thế, không biết để làm gì?! Bởi mới nói, cùng nhìn vào một bức tranh, nhưng mỗi người chỉ nhìn thấy cái anh ta muốn thấy mà thôi! Khi nhìn vào kayaking, người ta thấy điều gì? Đơn giản đầu tiên, chính là… chèo! Vâng, chỉ đơn giản là chèo thôi, chèo từ giờ này sang giờ khác, và khi có thể, từ ngày này sang ngày khác! We are what we do consistently! Đã từng tìm hiểu về full-keel, twin-keel, lifting-keel, rồi junk-rig, gaff-rig, fore-n-aft-rig… nhưng có lẽ sẽ vẫn mãi chỉ là tìm hiểu mà thôi, vì không thể bứt ra khỏi cái “chèo” được! So sánh kayaking với sailing cũng như so chạy marathon với cỡi ngựa vậy, mặc dù đều gắn với nước, nhưng bên trong khác nhau hoàn toàn, khác ở cái cách vật lý tác động lên thể chất và tâm lý người chơi!

Sắp tới sau giãn cách, sẽ tập trung vào các kỹ thuật roll… Thú thật, dù tôi bơi lặn có thể nói là khá giỏi, nhưng phải mất nhiều năm mới vượt qua được nỗi sợ hãi… lật thuyền, đó là một kiểu chướng ngại tâm lý rất lớn! Nên brace và roll là những kỹ thuật cực kỳ quan trọng, nó làm cho mình cảm thấy tự nhiên thoải mái trong bất kỳ tình huống nào, dù có bị sóng đánh cho lên bờ xuống ruộng, đánh lật xoay mòng mòng 3, 4 vòng! Cần phải tập 5, 7 kỹ thuật roll khác nhau, đến mức có thể roll không cần mái chèo, tức là xuồng lật úp thì lật nó lại chỉ với 2 cánh tay! Một số ít “sư phụ” kayaking còn kinh khủng đến mức có thể xoay ngược lại chiếc xuồng với hai tay bị trói, tức thậm chí không cần dùng đến cả tay, họ có khả năng điều khiển cơ thể dẻo đến mức dùng phần thân trên như một cái mái chèo! Nhưng đó là một cảnh giới hoàn toàn khác, là world-class rồi, còn lâu mình mới tới đó, và thực ra không nhất thiết phải đặt mục tiêu tới đó ngay lúc này! Chỉ trong một thế giới bé xíu như xuồng kayak thôi, là đã có không biết bao nhiêu thứ để học, để làm, chỉ trong một công việc tưởng chừng đơn giản là chèo chiếc xuồng!

giãn cách, 3

Haiza, ngày này năm trước, còn tự do tự tại trên sông, nay thì đóng cửa đọc Hàn nho phong vị phú, Nguyễn Công Trứ: Ngày 3 bữa vỗ bụng rau bình bịch, người quân tử ăn chẳng cầu no, Đêm 5 canh an giấc ngáy pho pho, đời thái bình cửa vẫn thường để ngỏ…

giãn cách, 2

Hơn 30 năm trước, ở một làng nghèo ven biển miền Trung cũng y thế! Tờ mờ sáng, bà thím tôi đội cái thúng mang 50 trái ổi ra chợ, chia thành 5 rổ nhỏ, mỗi rổ 10 quả, cố tình phân bố những quả tốt và những quả xấu đều khắp cả 5 rổ. Người mua có quyền chọn một trong 5, mua nguyên chục, không được chọn từng quả riêng lẻ… như thế để bảo đảm rằng dù tốt hay xấu thì vẫn sẽ bán được! Rồi tuỳ từng thời điểm trong năm sẽ điều chỉnh, có khi một chục 8 quả, có khi một chục 12 quả.

Chợ quê có rất nhiều cái “lệ” mà người ngoài sẽ cảm thấy kỳ quặc và khó hiểu, phải sống ở đó một thời gian rồi mới thấy nó “hợp lý”! Ở đây, chúng ta thấy dấu vết của một kiểu văn hoá, một thời kỳ… “tiền công nghiệp”, cả khu chợ gần như không có cái cân nào, tất cả những đơn vị trao đổi đều rất cảm tính! Nhưng chính vì không có cái cân nào nên mới… “cân” được “lương tâm” của người mua kẻ bán! Ở hướng ngược lại, ở một thời đại khác, đâu đâu cũng có cân để… “hợp thức hoá” sự gian lận!

giãn cách, 1

Gần 3 tuần giãn cách đã gột sạch lớp da kayaker, chỉ còn lại lớp da coder, người thì trắng như Delilah, mà tóc tai thì hơn cả Samson, tiếc là đi ra đi vào đá cái cột nhà, chứ không có sức mạnh xô ngã 2 cái cột đền của anh ấy!

3 tuần giãn cách, em thề chỉ giặt đúng 3 cái quần đùi, cân nặng tăng 3kg, người cứ trắng nhẽ ra. Không mấy liên quan nhưng minh hoạ “dân chài” bên dưới có gì đó sai sai, buồm thì lug-rig nhưng có batten như junk-rig!

panem et circenses

Thủ tướng nói rồi, khu cách ly phải có wifi cho người dân giải trí, lúc này mà có thêm 5, 7 vụ livestream đấu tố nữa thì hay biết mấy! “Panem et circenses, bánh mì và giác đấu” mà, người dân cần như thế! Còn em thì cần “boat and rice, gạo và thuyền” thôi, tiếc là lúc này chỉ có “gạo”! Xóm lao động nghèo chỗ em, vì dịch bệnh mà trở nên “ngoan” hẳn, nhà nhà đóng cửa, không còn ai tụ tập nhậu nhẹt, hát hò gì nữa! Nên ai đó có nói, với dân tộc như VN, nghèo đói đôi khi lại là phúc phần! Vì chỉ cần hở ra kiếm được 100 ngàn/ngày là thế nào tối đó cũng túm tụm nhậu nhẹt! Xưa được dạy ăn uống là việc trong nhà, không trưng ra cho người ngoài xem. Nhưng giờ họ có cái nhu cầu chứng minh ta đây “sang chảnh”…

Hay ít nhất là ta đây vẫn “còn sống”, còn có “tiếng nói”, thế nên ăn nhậu hát hò trở thành nét (phi) văn hoá! Dần dà trở thành thói lưu manh, xem đó như cách thể hiện sự tồn tại của mình! Càng thể hiện, càng cho thấy bên trong trống rỗng, ngô nghê và bất ổn! Giới bình dân như thế, giới “có học” cũng chả khác được là bao! Tìm cách che phủ mình với đủ thứ “triết học, lịch sử, văn hoá”, làm một đống hoả mù lên như thế, người không biết cứ tưởng là ghê gớm, người biết thì cười khẩy: đám tào lao giả bộ nhiều chữ, kỳ thực “công phu” không có, chữ nó chưa thấm được vào người! Vì chữ không thấm vào người nên đến lúc bộc lộ ra thì toàn “sh…”! Nên có một thời gian trầm lắng cũng tốt, tự quán chiếu bản thân xem sao!

tán-học

Xuất hiện vô số nhà Tán-học, phân tích quy luật, diễn giải số liệu! Em đi coi phim, chả buồn đọc! Chiến lược đối phó với dịch bệnh vẫn nhất quán từ đầu cho đến hiện tại: truy vết, cách ly, hy sinh kinh tế, mua thời gian để… chờ vaccine! Thế nên các bác Tán-học có nói gì cũng thế thôi!

Ở mặt tích cực, có thể thấy số ca nhiễm vẫn tăng/giảm tuyến tính, chưa có dấu hiệu bùng nổ tổ hợp! Với việc tăng năng lực xét nghiệm lên 1 triệu test/ngày thì cứ việc đắp mương, tát nước để bắt cá thôi! Tất cả những suy nghĩ về “sống chung với lũ” vẫn là “premature” ở thời điểm hiện tại!

koku

Hôm trước thông báo tạm cách ly 3 ngày, phong toả cả một khu vực khá lớn! Sáng nay chính quyền chở xuống, phát đổ đồng cho mỗi đầu người 10kg gạo, ai cũng như nhau, thế là em biết không phải là 3 ngày nữa mà là 3 tuần! 10 kg này là tính cho một anh nông dân ăn tiết kiệm trong 20 ngày đây! Đi nhận gạo về mà cứ thấy ngượng ngượng, vì đồ ăn khô thì em không đến nỗi thiếu, trong khi vẫn có nhiều người xung quanh cần gạo hơn!

Trong ảnh là đồ từ chuyến đi chèo xuồng trước vẫn còn dư lại, thôi em tính rồi, vác cái cần câu ra bờ sông nữa chắc là sẽ đủ! Đến một lúc kinh tế không còn tính bằng đồng (tiền) nữa mà tính bằng koku. Một “koku” hay “thạch” – là đơn vị của Nhật Bản có nguồn gốc từ Trung Quốc (thạch, đấu, thăng, hợp, chước, tài), được định nghĩa là một lượng gạo đủ nuôi một người ăn trong một năm, hiện tại tương đương khoảng 180 lít…

pseudo-science

Mình đã nhiều lần khẳng định, đây là một kiểu pseudo-science – giả khoa học, cầm đuôi con voi rồi bảo đó là cái chổi xề! Tất cả đều dựa trên một giả định rằng, số liệu ca lây nhiễm có phân bố chuẩn – normal distribution, và đường cong có dạng hình chuông, bell – curve. Đúng là nhiều đại lượng thực tế tuân theo phân bố này, nhưng dùng số liệu cục bộ, không đầy đủ để dự đoán đường cong thì đúng là cầm đuôi voi vậy!

Dự báo kiểu như này đúng là kiểu… “bán thuốc an thần”! Nhưng người đưa ra chính sách, quyết định, chuẩn bị cho một kịch bản “dạ trường mộng đa – đêm dài lắm mộng” phía trước mà nghe theo thì chính là… “bán thóc giống”! Cũng như khai báo y tế vậy, cũng là một kiểu hứa hẹn, cam kết, chả có lợi ích gì, chúng ta cần một cái app như Trung Quốc đã làm, chìa điện thoại ra, màu đỏ thì đi về, màu xanh thì đi tiếp, đơn giản và tất định như thế!