bắc hành – 2015, phần 11

Nằm mơ, mơ thấy trăm họ tốt tươi,
Mơ thấy bên lề cuộc đời,
Áo dài đùa trong tiếng cười.

Quê nghèo - Phạm Duy - Thái Thanh 

Chặng 11: Nghĩa Đàn ❯ Thái Hoà ❯ Tân Kỳ ❯ Khai Sơn ❯ Thanh Thuỷ ❯ Phố Châu ❯ Vũ Quang ❯ Phúc Đồng ❯ Hương Khê ❯ Tân Ấp ❯ Khe Ve ❯ Minh Hoá ❯ đèo Đá Đẽo ❯ Phong Nha ❯ Khe Gát ❯ Đông Sơn ❯ Bến Quan ❯ Cam Lộ

Sài gòn ⇔ Hà nội 2015
Sơn Tây 2015
Yên Bái 2015
Lào Cai 2015
Hà Giang 2015
Đồng Văn 2015
Mèo Vạc 2015

uôi theo đường HCM, từ Hà Tĩnh, ngã ba Đồng Lộc, Tân Ấp, vượt đèo Đá Đẽo, đến Phong Nha, Quảng Bình. Trời đã về chiều nên không đi trên nhánh Tây của đường HCM, một đoạn 250 km không có lấy một cụm dân cư hay cây xăng nào, đi theo nhánh Đông, về đến Cam Lộ, Quảng Trị lúc 10h tối do mải mê chụp ảnh dọc đường. Đoạn đi qua vườn quốc gia Vũ Quang, khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha, Kẻ Bàng, nhiều nơi vẫn còn là rừng nguyên sinh trông rất hấp dẫn.

Nhiều đoạn đi sát với đường biên giới Việt – Lào, đây đó thấy có kiểu nhà rất cao, chỉ 1 trệt nhưng cao bằng 2 tầng so với nhà nơi khác, là kiểu nhà tránh cái nóng của gió Lào. Suốt đoạn đường khu 3, khu 4 đi qua, rừng núi toàn một màu xanh tốt. Tuy phần nhiều là rừng tái sinh, nhưng làm tôi đặt câu hỏi không lẽ công việc trồng rừng lại được thực hiện tốt đến vậy? Ít nhất thì dọc toàn tuyến đường HCM đoạn này, hầu như không thấy đồi núi trọc, sông suối một màu xanh biêng biếc.

Nếu để ý kỹ, sẽ thấy nhiều yếu tố văn hoá bản địa đan xen với nhau, và dần dần chuyển biến từ vùng này sang vùng khác, trong một đoạn rất ngắn và hẹp, từ Quảng Bình, Quảng Trị vào đến Thừa Thiên Huế, bề ngang có nơi chỉ khoảng hơn 40 km, mà có đến 3 tuyến quốc lộ dọc chính: đường 1A, đường HCM nhánh Đông & nhánh Tây. Những tộc người Cơtu, Pacô, Vân Kiều nhỏ bé, trông nghèo khổ, nhếch nhác, những mái nhà sàn & nhà mồ bé xíu nằm rải rác dọc đường đi…