bắc hành – 2015, phần 10

Đường về miền xuôi, biết bao đò bao quán mới,
Đường dài mà vui, hỡi người bạn đường nặng vai.

Người về miền xuôi, Trường ca Con đường cái quan - Phạm Duy 

Chặng 10: Hà Giang ❯ Việt Quang ❯ Tuyên Quang ❯ Đoan Hùng ❯ Phú Thọ ❯ Vĩnh Yên ❯ Hà Nội ❯ Phủ Lý ❯ Ninh Bình ❯ Tam Điệp ❯ Hà Trung ❯ Vĩnh Lộc ❯ Cẩm Thuỷ ❯ Ngọc Lặc ❯ Lam Sơn ❯ Yên Cát ❯ Nghĩa Đàn

Sài gòn ⇔ Hà nội 2015
Sơn Tây 2015
Yên Bái 2015
Lào Cai 2015
Hà Giang 2015
Đồng Văn 2015
Mèo Vạc 2015

ẫn còn muốn rong ruổi thêm nữa trên các nẻo đường biên giới phía Bắc, nhưng chắc phải để dành cho những chuyến sau. Bắt đầu hành trình ngược trở lại, từ Hà Giang qua Tuyên Quang xuống Hà Nội để về lại Sài Gòn. Từ miền núi qua trung du, xuôi theo dòng sông Lô qua Bình Ca, Đoan Hùng, Việt Trì… rồi về với đồng bằng. Tuyên Quang là miền đất có rất nhiều địa danh lịch sử, danh lam thắng cảnh, nhưng đã có kế hoạch cho Tuyên Quang trong một chuyến đi khác.

Quá Ninh Bình, vào địa phận Bỉm Sơn, Thanh Hoá, nhận thấy QL1 mùa này đường quá xấu và đông đúc, quyết định rẽ nhánh về Nam bằng đường Hồ Chí Minh, nhân tiện ghé qua thăm thành nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc, một biểu tượng của những ước vọng, dự tính non trẻ, dở dang, không thành của Việt tộc… Đường HCM khúc này rất tốt, rộng, thẳng, độ dốc vừa phải, vắng người và xe, lại ít gió bụi, tốc độ lúc nào cũng có thể giữ trên 60 kmph, chỉ hơi vòng vo hơn một chút so với QL1.

Cả một vùng trung du, miền núi phía tây khu 3 (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh) không như tôi nghĩ ban đầu, phong cảnh xanh mướt, đất đỏ bazan màu mỡ, hoạt động nông nghiệp quy cũ, làng quê có vẻ trù phú. Đôi chỗ, người nông dân đã liên kết xoá ranh giới đất đai từng nhà để trồng trọt và sản xuất trên quy mô lớn hơn, nương rẫy dài nối tiếp nhau… Phong cảnh tuy không thể đặc sắc như vùng Tây Bắc, nhưng cũng có nét thú vị riêng. Thật là: đi một ngày đàng học một sàng khôn vậy!