trường hận ca, 1

Rất lâu về trước, đọc Trường hận ca – Bạch Cư Dị, đến đoạn: Quy lai trì uyển giai y cựu, Thái Dịch phù dung Vị Ương liễu. Phù dung như diện liễu như mi, Đối thử như hà bất lệ thùy… 歸來池苑皆依舊,太液芙蓉未央柳。芙蓉如面柳如眉,對此如何不淚垂。 để ý thấy: “cựu” và “liễu” không được hợp vận cho lắm, còn nếu đọc là “kiệu”, theo cùng một cách như rượu – riệu…

Thì lại rất đúng vần, hợp với “liễu”, từ đó có thể suy ra, ngay từ thời Đường, âm của nó đã là “kiệu”, “riệu”, còn “cựu” và “rượu” có lẽ là âm còn xưa hơn nữa. Đương nhiên, vấn đề ngữ âm không thể chỉ suy luận đơn giản như vậy, nhưng cũng có lý do để tin rằng lối đọc “kiệu, riệu….” không phải là một loại giọng địa phương của VN, mà chính là ảnh hưởng từ TQ!