Aivazovsky

hững người di cư đầu tiên tới Úc là các tội phạm, những người cần phải “tạm thời cách ly khỏi xã hội”. Những người di cư đầu tiên đến Mỹ là các thành phần Tân giáo, Thanh giáo, Tin Lành, Lutheran, etc… vì những mâu thuẫn tôn giáo khốc liệt, kinh hoàng ở châu Âu mà phải ra đi tìm đường sống, và thành phần di cư vì các lý do kinh tế cũng không ít! Châu Âu của “kỷ nguyên Ánh sáng” không “sáng” như chúng ta nghĩ mà trái lại: chiến tranh, dịch bệnh, đói kém, không thiếu thứ gì! Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha… tất cả những nước châu Âu đều tìm cách đẩy mâu thuẫn nội tại sang một thế giới khác, sang Tân thế giới hoặc các quốc gia thuộc địa khắp Á, Phi, Mỹ La-tinh… Và ngày nay chủ nghĩa “thực dân kiểu mới” không phải đã kết thúc, mà chỉ tiếp diễn với rất nhiều những hình thức khác mà thôi!

Nga là một quốc gia lục địa, mãi đến Peter-the-great, họ mới thực sự biết đến biển! Nên mâu thuẫn nội tại của họ không đẩy đi đâu được, mà bùng phát ngay chính trong nội bộ! Vì không thể “chạy trốn”, nên mâu thuẫn xã hội “hiện nguyên hình” theo những cách chân thực, khốc liệt nhất! Nên mỗi nền văn hoá “tốt” hay “xấu” theo cách riêng của nó, bảo rằng một bên là “dân chủ, tốt đẹp”, bên kia “đàn áp, xấu xa” e rằng nói một phía! Một bên chuyên “xuất khẩu cách mạng”, một bên chuyên “xuất khẩu dân chủ” thảy đều là tìm cách đẩy – offload những vấn đề nội tại sang nơi khác mà thôi! Tôi chẳng tin gì vào cả 2 thứ vừa kể, kể cả đám gọi là “dân chủ” cũng chỉ thấy toàn “cuội”! 🙂 Vấn đề suy cho cùng ở ngay trước mắt, rất dễ thấy, các giá trị con người: trung thực, liêm chính chứ không phải quan điểm chính trị!

Nhưng giá trị con người, nói dễ nhưng không hề dễ, đấu đá bao nhiêu năm vẫn chưa thấy tốt hơn được bao nhiêu! Trong ngắn hạn, chuyện thay đổi tâm hồn con người, thay đổi văn hoá vẫn là chuyện vô cùng nan giải! Trong lúc chờ con người thay đổi ấy, mà tôi e là còn lâu lắm, không biết còn bao nhiều trăm, ngàn năm nữa… trong lúc chờ đợi điều đó thì có một lối thoát tạm thời, khả dĩ có thể làm cuộc sống dễ thở hơn một tí, dù chỉ là một tí thôi, và đây cũng là một bài học mà lịch sử đã dạy cho chúng ta, đó là… đi ra biển cả 😃, như đã phân tích phía trên (về các quốc gia đi ra biển và “tìm ra” Tân thế giới, thiết lập nên những vùng đất thuộc địa mới). Ảnh: bức tranh “Làn sóng thứ 9” của Ivan Aivazovsky, một trong những hoạ sĩ cổ điển hàng đầu của nước Nga, chuyên vẽ tranh về đề tài biển cả và hàng hải!