Có hôm ngồi nói chuyện với một người về Phạm Duy (PD), huyên thuyên đủ điều, hỏi: thế anh thích nghe những bản nào của PD
, đáp: uh, thì Cây đàn bỏ quên
, hỏi tiếp: rồi còn gì nữa?
, ú ớ không trả lời được ⇐ Loại 1: chỉ lặp lại như con vẹt một số điều mà người khác mớm cho nói chứ chưa thật sự tìm hiểu bao giờ, đây là loại thô thiển nhất. Dưới đây tôi sẽ chỉ ra thêm một vài cách nữa, để phân biệt loại thực với loại “giả cầy”. Một hôm khác: tôi thích nhạc của Văn Cao, với một số người nữa như Vinh Sử, Chế Linh
, đứng dậy bỏ về không một lời giải thích! ⇐ Loại 2: không phân biệt được nhạc hay với loại nhảm nhí, tầm phào, cũng chỉ là nghe tán láo ở đâu đó, trường hợp này cũng không có gì phải bàn cãi !
Loại 3, hỏi: anh cảm thấy thế nào về bài ABC của nhạc sĩ XYZ?
, trả lời: uh, thì lời ca thế này thế kia!
, cũng đứng dậy đi về không cần giải thích! Nó thế này nhé, giả sử một cô gái cực kỳ xinh đẹp đang đi đến, hỏi anh thấy cô gái thế nào, thì anh lại khen cái áo cô ấy mặc đẹp, anh không thấy được gì khác bên dưới cái áo sao!? 😬 Loại 4: tôi thích dân ca của PD, kiểu như: Nước non ngàn dặm ra đi, Phố buồn…
Tôi cười thầm trong bụng, PD ông rất khéo, bày ra một vài bài nhạc thuộc loại “easy listening”, cố tình gây cho anh cái ảo tưởng sai lầm, để cho anh được thoả mãn: ah, ta đã biết rồi, PD là như thế!
Tốt hơn nên như thế, chứ có trình bày các khía cạnh tinh tế trong âm nhạc của ông thì anh cũng đâu có hiểu!
Loại 5: tôi thích Trần Văn Khê, nhất là 6 câu vọng cổ Nam bộ
, hỏi: thế anh thích cái gì ở dân ca Bắc bộ?
, đáp: tôi không quan tâm!
⇐ không có một sự thông hiểu truyền thống thực sự nào mà lại bo bo thủ cựu, không dám chấp nhận sự khác biệt, nhất là ở ngay cùng trong một nước. Loại 6: tôi mê dân ca Việt Nam
, hỏi: thế anh còn thích dân ca nước láng giềng nào khác?
đáp: tôi không biết!
⇐ không có một sự hiểu biết truyền thống đích thực nào mà không dám học hỏi cái mới, chỉ lặp lại những điều sáo rỗng như con vẹt. Và đã thấy có muôn ngàn loại khác, tất thảy đều không cần đến 3 giây để nhận ra! Đôi điều về “thị dân” và “thị dân ca”, có ai thấy chúng ta có quá nhiều loại “giả cầy” không nhỉ!? 😀