quicksand

ừ mấy chục năm trước, chính phim ảnh là người vẽ nên những bức tranh sai lệch về vật lý, những “urban legends”, huyền thoại về quick-sand, cát non, bùn lầy, người ta bị sa vào và chết chìm trong đó, rồi trở thành một kiểu huyền thoại như “Lưu Sa hà” như trong Tây du ký: “Lông ngỗng không nổi được, Hoa lau cũng phải chìm…” 🙂 Đương nhiên cũng có một phần sự thật: những môi trường như vậy được gọi là “non-Newtonian fluid”, những chất lỏng không tuân theo các quy luật Newton, độ nhớt (viscosity) của nó không phải là hằng số, mà thay đổi tuỳ theo ngoại lực tác động, nên càng vùng vẫy, càng đạp mạnh thì càng lún sâu, đó là điều có thật! Nhưng có một sự thật khác nữa là cơ thể con người, do nhẹ hơn nhiều nên chỉ lún đến một độ nhất định, không thể chìm hoàn toàn trong đó!

Và chết không phải do chìm, mà do bị mắc kẹt, rồi thuỷ triều dâng, hay do nhiễm lạnh .v.v. Đi chèo thuyền nhiều, có nhiều lúc tôi phải lội bùn, sình lầy ven sông, biển, nhiều nơi mịn còn hơn cả bột mì, lún sâu tới quá thắt lưng, gần ngang ngực, nhưng nếu trên người mặc áo phao, hay có một cái mái chèo, tấm ván để làm chỗ bám víu thì hoàn toàn yên tâm, đương nhiên cũng phải có chút kinh nghiệm xử lý tình huống! Cũng là dịp tốt để trãi nghiệm sự điềm tĩnh, thản nhiên của bản thân! 🙂 Tất cả đều quay về lý giải bằng định luật Archimede, khối lượng riêng của cơ thể người xấp xỉ 1kg / lít, còn khối lượng riêng của bùn, lầy, cát, đầm lầy… khoảng 2kg / lít. Nên không cách nào cơ thể con người có thể chìm trong đó được, chỉ bị mắc kẹt mà thôi, trừ khi là trong một loại môi trường “nhân tạo” nhẹ hơn 1kg / lít!

Thuỷ triều ở Việt Nam tuy chỉ ở mức trung bình (giao động tối đa chỉ trong khoảng 4 ~ 5 m) không biến động lớn đến 9 ~ 10 m hoặc hơn nữa như một số vùng trên thế giới, nhưng tuỳ địa hình, địa mạo, cộng với với thời điểm, thời tiết cụ thể mà mức biến thiên của mực nước có thể khá nhanh, có thể dâng cao thêm 1 m trong chưa đầy 30 phút, điều này tôi đã nhiều lần chứng kiến, trãi nghiệm trực tiếp! Nên nếu không có sự hiểu biết về con nước, mùa trăng, thuỷ triều tại địa phương cụ thể… sẽ dẫn tới không phản ứng kịp, nhất là khi có nhiều trẻ nhỏ! Haiza, đến tận giờ vẫn nghĩ: Việt Nam là cái giống cực kỳ lười vận động, hiểu biết tình huống và kỹ năng thực tế là con số không đúng nghĩa, lại thiếu chuẩn bị dự phòng nên mấy cái chết thương tâm như thế này cứ lặp lại mãi từ năm này sang năm khác! 🙁