lát gạch

ỏi mấy người làm phu đập đá: làm sao để đập vỡ một tảng đá lớn, họ sẽ trả lời: chọn mặt có diện tích lớn nhất đập vào, sẽ nhanh vỡ hơn. Gạch con sâu dĩ nhiên không cứng như đá, nhưng lát gạch khó vỡ hơn lát đá, tại sao!? Mấy viên đá kích thước 40×40, 50×50, 60×60 hay thậm chí còn lớn hơn… xe cán lên một thời gian là vỡ ngay, do bề mặt đá rộng mà mỏng, gạch nhỏ & dày thì không vỡ. Hơn nữa, nhiều viên gạch nhỏ xếp lại với nhau cho phép xê dịch một khoảng nhất định, vì có thể xê dịch nên không vỡ! Hiểu theo một nghĩa nào đó, kích thước “nhỏ” chính là đã chủ động “vỡ” từ trước! Haiza, các bác quan chức khi nhỏ lười tập thể dục, ít lao động chân tay, nên những nguyên tắc vật lý căn bản mãi mà vẫn không thông! 🙂

Nên cho về nông thôn đi lao động cải tạo vài năm! Rồi các bác chủ trương làm đường sắt cao tốc, nên theo em đi chèo thuyền một thời gian, sẽ “ngộ” ra được ý nghĩa của công thức E=mc^2 của Einstein, năng lượng tỷ lệ với bình phương vận tốc. Muốn tăng tốc độ tàu từ 70 lên 350 kmh, tăng vận tốc 5 lần thì năng lượng tiêu tốn sẽ tăng gấp 5^2=25 lần, tất cả nhân thêm cho khối lượng ‘m’ hàng ngàn tấn, chưa kể các khoản chi phí khác, làm sao cạnh tranh lại với hàng không? Dĩ nhiên sẽ có người hỏi, tại sao cũng tàu cao tốc mà TQ lại làm được, haiza, đừng so bì, không thể so được đâu, nước nó diện tích lớn, thị trường đông, tự chủ công nghệ, vô số dịch vụ đi kèm, giải quyết bài toán có lãi cần một giải pháp tổng thể lớn bao trùm từ trên xuống…