Có 50 quân dân, và 2 quân quan, mỗi quan tương đương 10 dân. Người chơi có quyền chọn di chuyển theo hướng bất kỳ, những game Mancala khác chỉ được di chuyển theo một chiều nhất định.
Ăn quân ở ô kế tiếp trong lượt đi chứ không phải ở ô đối diện của đối phương. Khi đến lượt mình mà không còn quân để đi thì phải bỏ 5 quân đã ăn được vào 5 ô của mình để tiếp tục chơi. Trường hợp không có đủ 5 quân thì phải vay của đối phương và trả lại khi trò chơi kết thúc.
Trò chơi dân gian Việt Nam Ô ăn quan thuộc họ Mancala, có nguồn gốc châu Phi và có hàng chục biến thể khác nhau trên thế giới. Khi nhỏ, tôi có chơi trò này vài lần, gọi theo tên địa phương là Ô làng chứ không phải Ô ăn quan. Hôm nay thử nhìn cái game này dưới góc độ tin học xem sao! Ô ăn quan có một số luật khác với những game Mancala khác.
Những luật bên, nhất là luật thêm & mượn quân làm Ô ăn quan phức tạp hơn nhiều so với những biến thể Mancala khác. Viết một chương trình cho máy tính chơi Ô ăn quan không phải là quá dễ dàng, dùng những heuristic đơn giản (hill-climbing, min-max, hay brute-force đến một độ sâu nhất định…) không đủ bảo đảm máy tính sẽ thắng trong nhiều trường hợp.
Trên internet, tôi không tìm được game Ô ăn quan nào theo đúng luật Việt Nam. Một số là những biến thể gần giống Ô ăn quan, một số tác giả claim là đã viết Ô ăn quan nhưng không cung cấp được link download. Có vẻ như game này không dể như khi vừa mới nghĩ đến! Bạn nào có ý kiến về chiến thuật chơi game này xin được trao đổi để cùng phát triển một trò chơi hoàn chỉnh.
Bên đây là screenshot của một Java applet tôi vừa viết trong vài tiếng đồng hồ, cho phép 2 người chơi với nhau (máy tính chỉ kiểm luật, chưa phải là một chương trình cho máy tính chơi thực sự). Những hiệu ứng đồ họa: di chuyển quân, ăn quân nhìn rất giống thật, graphics được vẽ bằng Photoshop: những viên sỏi và bàn chơi được vẽ bằng phấn trên mặt sân xi-măng… gợi lại những kỷ niệm thủa nhỏ.