bắc hành – 2016, phần 27

ức hình đầu tiên, chụp gần chợ tình Khâu Vai, những chữ Mông (Romanized) viết trên thanh rào chắn đường, và phần chữ Việt chú thích (!?). Từ Mèo Vạc đi Niêm Sơn, hơn 50 km xe hầu như không phải nổ máy, cừ từ từ thả trôi suốt đoạn đường để rời khỏi cao nguyên Đồng Văn. Muốn thăm thú Đồng Văn kỹ càng hơn, nhưng lịch trình không cho phép!

Lúc nào đó, phải trở lại, ở đây một tháng, hoặc nhiều hơn nữa, thì may ra mới có thể hiểu rõ hơn về người Mông, ngôn ngữ và văn hoá của họ. Đến Bảo Lâm, Bảo Lạc là đã sang địa phận tỉnh Cao Bằng. Nhiệt độ đang từ 4 ℃ bổng nhảy lên 12 ℃, cảm thấy ấm áp đến mức nóng bức muốn cởi áo ấm! 😀 Thực ra, mọi cảm giác của con người ta chỉ là… tương đối!

Cao Bằng thật đúng nghĩa tức là… cao nhưng bằng. Địa hình gồm chủ yếu là các núi trung bình và nhỏ, nằm tương đối thưa nhau. Nên giữa các quả núi đó có khá nhiều đất đai bằng phẳng cho canh tác nông nghiệp, và đường sá vì thế cũng rộng rãi, ít đèo dốc, dể đi hơn nhiều. Từ đây, các ngôi nhà trình tường xây bằng đất nện của người Mông cũng ít dần đi.

Thay vào đó là các ngôi nhà sàn lớn bằng gỗ của người Tày. Nếu chỉ nhìn trên trang phục, quần áo hàng ngày, thì người Tày chẳng có mấy nổi bật. Nhưng tiếp xúc với họ nhiều mới thấy họ là một dân tộc hiếu khách và chân thành. Và tâm lý chung của người Kinh sống ở những miền này cũng thường xem người Tày đáng tin cậy hơn những sắc dân khác!