When We Were Young

ầu phim là cảnh 2 nữ sinh nắm tóc, đánh nhau long trời lở đất, lăn từ trên cầu thang xuống (phút 7:00), thanh xuân quả thật có nhiều chuyện để nhớ! 😃 Cũng đánh nhau mẻ đầu sứt trán, mà tại sao phim của người ta vẫn mang tính giáo dục rất cao!? Vì ngoài phản ánh thực tế, vẫn truyền tải rất nhiều giá trị khác! Không như phim VN, ngoài mấy cái bắt chước thô thiển, nhìn lại thấy một khoảng trống rỗng trong tâm hồn!

Phim đầy tính hình mẫu, sử dụng khá nhiều cổ văn, thành ngữ, Đường thi, Tống từ. Cũng bởi khối lượng văn học cổ đồ sộ như vậy, để học được 2, 3 ngàn chữ phổ thông mất rất nhiều năm, tốn khá nhiều “công phu”, thế nên thói “đĩ miệng”, những kiểu suy nghĩ và phát ngôn tuỳ tiện tự nhiên, tự dưng mà biến mất! Ai cũng “biết” muốn phát triển lâu dài cần nền tảng văn hoá, nhưng ai cũng loay hoay éo biết “văn hoá” là cái gì, bắt đầu từ đâu!? 😢

Vì nhà không có TV và cũng không có thói quen xem TV, nên lâu lâu, lại cứ phải xem vài bộ để cập nhật tình hình! Xem phim phụ đề này có nhiều cái hay, có thể sử dụng cùng lúc 3 ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Hoa, lâu lâu xem thêm tiếng Anh để xem họ dịch (diễn đạt, chuyển ngữ) như thế nào! Tiếng Hoa quả nhiên là một thứ tương đối “kỳ cục”, rút cuộc trở thành một không gian văn hoá riêng biệt mà người ngoài khó hiểu hết được!

Một kiểu chữ viết rất khó khăn và bất tiện! Không thật phù hợp để diễn đạt những vấn đề kỹ thuật chính xác, nhưng lại mang công năng giao tiếp xã hội vô cùng đa dạng và phong phú! Suy cho cùng, văn hoá không dừng lại ở tầng đầu tiên là ngôn từ (textual), nó đi xa hơn thế rất nhiều! Nên bảo ngôn ngữ chỉ là cái vỏ của tư duy là như thế! Bao giờ các “con ranh” VN mới hết loay hoay ở tầng ngôn từ thô thiển mà hiểu sang những tầng cao hơn!