raketa

hường lên net xem clip sửa, tháo, ráp đồng hồ, là chuyện cái đồng hồ, mà lại không phải đồng hồ. Xưa mấy chục năm trước mê con này, hàng Liên Xô hiệu Raketa (rocket, tên lửa), mặt 24h, một ngày kim giờ chỉ quay đúng một vòng, không phải 2 vòng vì mặt nó hiện đủ 24 số, mê mà tìm không có hàng, giờ thì tràn đìa, và rẻ nữa! Nhắc đến đồng hồ, đa số nghĩ ngay đến sự sang trọng, thời trang và khoe của, mà em thì làm gì có tiền để mà “đú trend”, nhưng đồng hồ nó còn nhiều chuyện khác không phải chỉ tiền! Nhắc lại lịch sử, từ chiếc đồng hồ do John Harrison dành hơn 50 năm cuộc đời để chế tạo, tất cả chỉ để giải “bài toán kinh độ”, xác định chính xác vị trí của tàu bè! Người mê cơ khí sẽ quan tâm cơ chế escapement của đồng hồ thế nào, làm sao để bù sai lệch do rung lắc, do nhiệt độ thay đổi.

Cách làm jewel-bearing, dùng những mảnh hồng ngọc, sapphire nhỏ xíu đề làm “bạc đạn” cho bánh răng xoay như thế nào, etc… Xem clip sửa đồng hồ, không nghe tiếng, chỉ xem hình cũng biết đâu là thợ TQ, đâu là thợ VN. Thợ TQ động tác trầm ổn, khoan thai, không thừa, không thiếu. Thợ VN, tuy cũng sửa được, nhưng động tác bộp chộp, nóng vội, thiếu trước thiếu sau, cốt cho xong việc chứ không thể hiện sự kỹ càng, chỉnh chu! Đến thời hiện đại, tuy rằng kiến thức đồng hồ không còn là cái gì cao siêu, nhưng các cường quốc Nga, Nhật, TQ, Ấn… tất cả đều duy trì ít nhất một hiệu đồng hồ cơ khí cho riêng mình, như TQ thì có Thiên Tân Hải Dương, Ấn thì có Titan, đơn giản vì đồng hồ tức là “cơ khí chính xác”, kiến thức và kỹ năng của nó được dùng trong vô số ngành khác, mà đầu tiên là… vũ khí!