proximity fuse

gòi nổ cận đích là thiết bị kích nổ đạn ở khoảng cách định trước (có thể lập trình được), ví dụ như để phá lô-cốt thì tốt nhất là chạm nổ, nếu để chống bộ binh thì nổ trên không 5 ~ 10m để mảnh đạn chụp xuống, tăng bán kính sát thương! Nếu ngược lại thời điểm 1944 ~ 45 thì proximity fuse đúng là phát minh thay đổi lịch sử, nhưng từ đó đến nay đã gần 80 năm rồi, mà đám fan U-cà vẫn kiểu “chết đuối vớ phải bọt”: Mỹ đã viện trợ ngòi nổ cận đích, phen này Nga thua chắc, tư duy thời WW2.

Một ví dụ về ngòi nổ cận đích là ở ngay trên cái điện thoại mọi người đang xài, loại xoàng xoàng thôi, chả cần phải high-end lắm: cứ có cuộc gọi đưa lên tai nghe là màn hình tự động tắt, chạm vào không phản ứng, mà hạ điện thoại xuống là màn hình lại sáng và tương tác được! Đó là do có cảm ứng proximity ở gần loa nghe, đo khoảng cách đến vật cản và tự động ngắt màn hình + touch nếu khoảng cách gần! Có nhiều cách để làm chuyện này nhưng chung quy cũng quay về hiệu ứng Doppler như trên máy bắn tốc độ!