outdoor tablet

ừ gần 10 năm trước đã thích màn hình e-ink của máy đọc sách điện tử, và tôi có đến hai cái Kindle của Amazon. Từ đó đến nay nghĩ rằng e-ink-display sẽ ngày càng trở nên phổ biến, hoá ra là một suy nghĩ sai lầm, số đông chỉ thích cái gì mượt mà, bóng bẩy thôi, không thích cái màn hình 16-mức-xám xấu và chậm như rùa của e-ink!

Trong ảnh là cái máy đọc sách Kobo đã được rooted, gắn chip GPS và cài phần mềm XCSoar, trở thành một cái flight-computer, máy tính dẫn đường dùng trong trên máy bay, dù lượn! Đang có ý định làm cái như thế này, nhưng cho kayak! E-ink có một ưu điểm vô địch là màn hình không phát sáng nên có thể đọc rõ dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp!

E-ink siêu tiết kiệm điện, chỉ hao pin mỗi lần refresh, nên có thể xài nhiều tuần liền, cộng thêm một con chip chậm và hệ điều hành Linux nhỏ gọn! Gắn thêm tấm pin năng lượng mặt trời phía sau lưng nữa, tự sạc cho cục pin là trở thành cái “outdoor tablet”, thích hợp cho các hoạt động ngoài trời! Tuy nhiên vấn đề chống thấm nước sẽ khá đau đầu!

Một cái tablet có pin chỉ sạc một lần là đủ xài nhiều tuần liền, không phải mang pin dự phòng hay thay phải pin hàng ngày như Garmin, có thể hiển thị bản đồ thành phố, bản đồ biển hay bản đồ địa hình, chỉ cần hỗ trợ các tác vụ GPS cơ bản: lưu vết đường đi, tính quãng đường, tốc độ, cao độ, phương hướng la bàn, đo khoảng cách, etc…

Là outdoor-tablet thì không cần đẹp, không cần bóng bẩy, không cần lên net vô mạng xã hội bắng nhắng làm gì, chỉ cần thật bền, chịu được va đập, pin trâu nhiều tuần, chống nước tốt, tính năng GPS và bản đồ thật tốt, và nhiều lắm chỉ cần thêm tính năng email, web cơ bản để vẫn còn giữ chút ít liên lạc với mọi người, với xã hội! 😀