đạp chân

hiều ra sông tập kỹ thuật, có một bác già tới làm quen nói chuyện: tôi vừa ở bên bển về (chắc ý nói là Mỹ 😅), bên đó người ta toàn dùng thuyền đạp chân thôi, không ai chèo cả! Mình không muốn tranh cãi nên chỉ ậm ừ, nhưng trong bụng rủa thầm: lại là cái thứ “Việt gian”, thời trẻ chịu khó vận động một chút thì đâu đến nổi những nguyên tắc vật lý căn bản mãi không hiểu!? Chèo chưa chắc là hình thức mạnh hay lợi nhất về lực đẩy thuyền, nhưng chung quy lại, chẳng có gì thay thế được các phương pháp chèo, vừa đơn giản, lại thiên biến vạn hoá! Xuồng đạp chân cũng có ứng dụng nhưng ít khi dùng để đi xa, lại càng không dùng đi vào vùng sóng gió phức tạp, thường chỉ dùng để đi câu loanh quanh. Tại sao vậy!?

Vấn đề nằm ở trọng tâm, đạp mà ghế thấp, chân ngang rất mỏi, không có lực. Muốn đạp mạnh và lâu thì về bố trí phải giống như xe đạp, ghế ngồi cao thẳng lên 80, 90 cm! Khoan, anh nói cái gì vậy, xuồng mà dịch trọng tâm đi 1, 2 cm đã là vấn đề sống / chết rồi, giờ làm cái ghế cao lên thêm 80 cm là sao!? Muốn ghế cao lên vài tấc, phải mở rộng bề ngang chiếc xuồng ra cả mét! Đến đây, toàn bộ lợi thế của đạp chân biến mất, xuồng to rộng như thế, lực đạp lớn không bù lại được! Đó chưa phải là vấn đề chính! Điểm chính là khi đi vào vùng nhiễu loạn, mái chèo không phải chỉ để chèo, mà còn để điều chỉnh, chống chọi với sóng gió, với chỉ một cái mái chèo, ta có thể có được “72 phép thần thông biến hoá” khác nhau! 🙂