into the primitive

Bìa cuốn sách, NXB Lao Động, 1983.

Nhưng không phải bao giờ gã cũng đi một mình. Khi đêm đông dài kéo về và lũ sói bám theo mồi thịt xuống những thung lũng thấp, người ta có thể nhìn thấy gã chạy dẫn đầu bầy dưới ánh trăng nhợt nhạt hơn trong ánh bắc cực quang mờ ảo, nhảy những bước dài phi thường vượt các bạn cùng bầy, từ cổ họng to lớn của gã phát ra âm thanh vang dội khi gã hát lên một bài ca của thế giới hoang sơ, bài ca của bầy sói.

ấy điều về hai cuốn sách rất phổ biến và quen thuộc với nhiều người Call of the wildWhite fang của Jack London. Tôi đọc bản dịch Tiếng gọi nơi hoang dã của Nguyễn Công ÁiVũ Tuấn Phương lúc nào tôi cũng không nhớ rõ lắm, chắc là trong những năm học cấp 2. Tôi còn nhớ sách được in trên giấy đen, mỏng và xấu, chữ in lem nhem, dấu con chữ hằn từ mặt này sang bên mặt kia trang giấy.

Tuy không thể nào chịu được cách phiên âm phổ biến của Hà Nội lúc đấy: Giắc Lăn Đơn, Bấc, Piugít Xao, Milơ… nhưng phải thừa nhận đây là bản dịch tiếng Việt hay nhất cho đến bây giờ, hay hơn hẳn những bản dịch mới sau này. Lớn lên, tôi mới tìm đọc lại nguyên văn tiếng Anh của tác phẩm, và ngay những chương đầu tiên, Into the primitive, The law of club and fang, tác phẩm đã đem lại cho tôi nhiều cảm nhận mới. Bản dịch tiếng Việt rất trau chuốt, bài thơ mở đầu cũng được chuyển thể sang tiếng Việt, sát về nội dung, và sát cả về hình thức gieo vần cách (leap – sleep, chain – strain, bước – ước, tù – vu).

Old longings nomadic leap
Chafing at custom’s chain
Again from its brumal sleep
Wakens the ferine strain

Ôi khát vọng xưa đất trời rộng bước
Giận thói thường xích chặt tựa lao tù
Đêm đông lạnh từ giấc nồng mộng ước
Lại bừng sôi huyết thống của hoang vu

Into the primitive không đơn giản là Vào cõi nguyên thủy như trong tiếng Việt. Cái tựa đề chương ám ảnh suy nghĩ của tôi một thời gian dài, vì nó còn được hiểu như: quay lại những điều đơn giản nhất, quay lại những yếu tố cơ bản nhất (think about it like primitive data types in programming). Lẽ tốt xấu trong cuộc sống có nhiều điều để bàn cãi, nhưng nó thật đơn giản như khi bạn gieo một hạt giống thiện, nó sẽ mọc lên một cây thiện, bạn gieo một hạt giống ác sẽ được một cây ác. Không trực tiếp đề cập đến vấn đề thiện ác, nhưng cả hai tác phẩm Tiếng gọi nơi hoang dãNanh trắng nối tiếp nhau, đều hàm chứa những suy tư về vấn đề tội ác và trừng phạt như sẽ nói ở phần sau.

Tiếng gọi nơi hoang dã là câu chuyện của chú chó Buck, vốn sống sung túc ở trang trại thẩm phán Miller, cuộc sống đưa đẩy Buck trở thành chó kéo xe giai đoạn “the gold rush” để rồi nhận ra, dù ở đâu, cũng chỉ có duy nhất một thứ luật: luật của dùi cui và răng nanh. Tiếng gọi của bản năng dần trở lại và cuối cùng Buck đã gia nhập và sống cuộc đời của một con sói hoang dã. Đoạn kết câu chuyện tuyệt hay minh họa cho hình ảnh này:

Tiếp nối và không đơn giản như Tiếng gọi nơi hoang dã, Jack London đã phát triển Nanh trắng, một câu chuyện theo chiều hướng ngược lại. Xuất phát từ một con sói hoang, Nanh trắng tham gia vào cái thế giới tạm gọi là “văn minh” (nhưng không kém phần ác độc) là thế giới loài người, tham gia vào trò chơi đấu chó và những ân oán của con người cho đến ngày Weedon Scott xuất hiện và giải thoát cho nó. Nanh trắng trả thù cho vụ ám sát Scott (giết Jim Hall) và sống phần còn lại của cuộc đời trong trang trại chan hòa ánh nắng của thẩm phán Scott (cũng tại vùng Santa Clara).

Nơi kết thúc câu chuyện này là phần khởi đầu cho câu chuyện kia. Nếu như Tiếng gọi nơi hoang dã mô tả quá trình từ đời sống “văn minh” đến cuộc sống hoang dã, từ cái nhìn của con chó Buck, thì Nanh trắng là sự dịch chuyển từ thiên nhiên hoang dã về lại với thế giới “văn minh” con người. Nhưng lần này, Jack London đã không thể đứng từ vị trí của chính nhân vật, mà buộc lòng phải kể câu chuyện từ vị trí của một người quan sát thứ ba. Nội tâm của Nanh trắng là điều không phải dễ dàng lột tả được trong quá trình “dịch chuyển ngược” như thế.

Không uyên áo, phức tạp như văn học châu Âu, văn học Mỹ giai đoạn đầu, đơn giản và sáng tạo như là chính nó, cũng chuyển tải những vấn đề về đạo đức, nhân quả, thông qua một cách trình bày khó có thể chân thực hơn như chính bản chất của cuộc sống (phải mở ngoặc ở đây: cuộc sống như là các câu chuyện về “chó”).