ut glory

áng đọc tin thấy buồn quá, “UT Glory” là người “bạn vong niên” của em từ nhiều năm nay, chèo trên sông lúc nào cũng gặp, gặp lại rất thường hay nói chuyện qua bộ đàm, từ khắp SG ra đến VT! Hoá ra là nó có vai trò như thế! 🙁, đúng ra em phải sớm đặt câu hỏi nó cứ loanh quanh mãi như thế để làm gì, chả thấy chở hàng gì!

Từ những ngày giãn cách, em nấu ăn bằng 2 cái bếp, 1 bếp cồn và 1 bếp xăng (pressurized stove) là đã thấy điều không bình thường, xăng để lại quá nhiều muội than, nhiều 1 cách kinh hoàng! Ôi, VN, đất nước của 1 triệu lẻ 1 trò lưu manh, gian dối! Vụ làm giả xăng dầu này e là tinh vi và quy mô hơn nhiều so với vụ Trịnh Sướng!

VN, đất nước của hơn 13,000 (mười ba ngàn) tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường, đủ cả chả thiếu cái gì! Một đống hỗn tạp, vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân, vừa ăn cướp vừa la làng, vừa là thánh nữ, cũng đồng thời là đĩ điếm, vừa tự tạo nghiệp, vừa tự chịu đựng! Tất cả đều là những “cái tôi” méo mó, quái dị, éo ra hình thù gì!

giãn cách, 30

hơ thì kiểu “cháu lên 3”, nhạc thì kiểu “cháu đi mẫu giáo”, còn hài thì kiểu “cô khen cháu vì cháu không khóc nhè”! Em dùng từ “ngô nghê, trì độn” là vẫn còn rất nhẹ! 😢 Thế nhưng lại rất liều lĩnh, vì đã có những bầu – show chỉ bài cho diễn, cứ như thế khoác lên cái mẽ học thức, nghệ sĩ, cũng thơ ca nhạc hoạ như ai!

giãn cách, 29

ý luận nhị nguyên trắng đen là điểm yếu cố hữu trong cách suy nghĩ của con người, đặc biệt nghiêm trọng với người Việt. Thế nên họ rất dễ mắc vào cách suy nghĩ cứng nhắc, máy móc, những logic hình thức, đặc biệt là cũng chính vì đó nên dễ bị lừa gạt, lợi dụng. Như thế nào là lý luận nhị nguyên, câu chuyện nảy sinh từ tranh luận của tôi với 1 người bạn về cúm mùa (ở đây không nhằm phê phán ai, vì ai cũng có thể mắc vào những lỗi như thế).

Ví dụ 1: gọi là cúm mùa là vì nó trở nặng trong mùa đông, giảm đi trong mùa hè! Nên 1 số người lý luận loanh quanh 1 lúc, câu chuyện nó trở thành: cúm mùa chỉ có trong mùa đông, không có trong mùa hè, vậy nguồn cúm mùa ở đâu ra, chính là “trời giáng ôn dịch” xuống loài người rồi! Chuyện này rất đơn giản, thực ra cúm mùa lây quanh năm, kể cả mùa hè, khác chăng là ở các nước ôn đới, cúm mùa trở nên mạnh hơn vào mùa đông hơn, thế thôi!

Ví dụ 2: nghệ sĩ nuôi khán giả hay khán giả nuôi nghệ sĩ!? Mọi hoạt động kinh tế nó đều là “xoay vòng”, nếu tự cung, tự cấp, tự sản xuất, tự tiêu thụ thì … đâu có gọi là kinh tế! Chính vì bản chất của mọi hoạt động kinh tế đều là “quần vòng” như thế, nên dùng cái chữ “kinh tế quần vòng”, nó gần như là vô nghĩa! Vậy thì ai nuôi ai? Cách đặt vấn đề như thế là đám lưu manh lợi dụng điểm yếu tư duy để kích động dư luận, kích động ghen ghét vụn vặt!

Ví dụ 3: phim ảnh tạo ra tội phạm, hay phim ảnh chỉ phản ánh 1 thực tế nhiều tội phạm!? Hỏi điều này nó cũng giống như hỏi: tại sao giọt nước biển có vị mặn, đâu phải chỉ có 1 giọt nước biển mặn đâu, cả cái biển nó mặn đấy chứ! Thực tế hay phim ảnh, đều là những tấm gương phản chiếu lẫn nhau, phản chiếu qua lại “vô hạn” lần, thực tế nào thì phim ảnh đó và ngược lại, thế thôi, ở đây, đâu là “con gà”, đâu là “quả trứng”, đâu là “nhân”, đâu là “quả”?

Chỉ cần mở 1 trang báo hàng ngày ra, đọc vài cái tựa là phát hiện ra vô số kiểu logic trắng đen nhị nguyên này! Thực tế mọi vận động trong cuộc sống luôn có 1 chiều thời gian, cố tình bỏ quên cái chiều này là biến thành những khái niệm “trắng / đen” chết, xa rời thực tế! Chính vì cái “lỗi tư duy” này của người Việt mà họ rất dễ bị lợi dụng, luôn bị đẩy vào các tranh luận nhảm nhí, bị kích động bởi những thứ như “con gà hay quả trứng có trước”.

Đám lưu manh thì lợi dụng triệt để điều này, bỏ cái chiều thời gian đi, đảo ngược trình tự, biến thành 1 sự việc khác hẳn! Thêm một ví dụ khác gần đây trên báo là “zero-covid hay là sống-chung-với-dịch”, vì nó đã thành cái bệnh tư duy cố hữu rồi, nên vẫn cứ phải vin vào đó! Làm sao để sửa bệnh tư duy nhị nguyên trắng đen? Theo tôi bước đầu tiên là… chơi thể thao nhiều, tập thể dục thật nhiều, cảm nhận dòng chảy của thời gian, của vận động! 😃

ném đá

ậy phải hiểu là “không nên giúp tp.HCM trong việc ném đá đoàn HD”, hay là “đoàn HD đang giúp tp.HCM, không nên ném đá họ”? Tiếng Việt, một thứ hổ lốn, thiếu rõ ràng, chính xác. Con người manh mún, tuỳ tiện, cảm tính, etc… như thế nào, thì sinh ra thứ ngôn ngữ y như thế đó! Mặt khác, rõ ràng là biết ngôn ngữ có điểm yếu, nhưng thằng viết báo nó phải làm sao cho câu văn rõ ràng chứ! Hay thực ra lại “khôn lõi”, cố tình lợi dụng ngôn từ để sách động dư luận!? Rất nhiều vấn nạn của xã hội là bắt đầu từ suy nghĩ, ngôn ngữ mà ra!

Cái này muốn sửa, e là phải mất nhiều thế hệ! Bác nào học nhiều ngôn ngữ, so sánh chéo cấu trúc ngữ pháp của các ngôn ngữ sẽ thấy rõ điều này! Em ủng hộ thay máu, gái VN, trai VN lấy người nước ngoài, cải thiện nòi giống! 😃 Chuyện này, đặt trong tình huống, đương nhiên vẫn có thể phân tích đúng sai được! Nhưng dưới khía cạnh phát triển con người, thì đều là 彼此彼此 – bỉ thử, bỉ thử, như nhau cả mà thôi! Ám ảnh khác biệt nhỏ nhoi, đừng cố phân biệt Bắc Nam, thực ra cũng 1 con người, cũng 1 văn hoá đó, không hề khác nhau tí nào đâu!

chấp ngã

iết tiếp theo post trước, tiếng Việt và não trạng Việt… Biết là nói những chuyện như thế này rất dễ “ăn gạch đá”, nhưng “phản tỉnh” là điều đương nhiên cần phải làm. Dĩ nhiên, không nên có những nhận định quá cực đoan kiểu như: “tiếng Việt là thứ tào lao, Nôm na là cha mách qué”, nhưng vẫn có thể nói một điều dễ nhận thấy rằng, tiếng Việt, với tất cả những ưu và khuyết của nó, quả nhiên, đã góp phần tạo ra một cái “não trạng” như rất rất nhiều (nếu không muốn nói là đa số) người Việt hiện tại:

1.   Egocentric: quá tập trung vào bản thân, cứ suốt ngày “tôi là như thế này, người khác là như thế kia”, đến mức narcissist, tự kỷ!

2.   Preassumption: luôn kiểu ta đây “biết rồi”, luôn tìm cách “đọc vị” người khác, nghĩ rằng biết người khác “trong lòng bàn tay”.

3.   Quick-to-make-judgement: quá vội vàng khi đánh giá 1 người, 1 sự việc, không bao giờ chịu bỏ “công phu” tìm hiểu thấu đáo.

4.   Too-emotional-thinking: có quá nhiều cảm tính trong suy nghĩ, quá dễ bị tác động bởi các câu chuyện “câu nước mắt”.

5.   Self-grasping, chấp ngã: cố sống cố chết bám víu vào cái hiểu biết tào lao của mình, “tôi đúng” mới là điều tiên quyết.

Khởi thuỷ, là do sinh-cảnh như thế, người Việt giỏi biến hoá, ứng phó với hoàn cảnh, mang tính chất của môi trường đấu tranh sinh tồn xa xưa (e là từ thời còn ở nhà sàn). Nhưng khi xã hội phát triển đến mức quy mô, phức tạp thì kiểu tính cách đó không còn thích hợp. Lâu dần sau đó, tác động qua lại giữa những cá tính bắng nhắng, vụn vặt như thế, dần dần dẫn đến một cực đoan khác là tính “lưu manh vặt”, sẵn sàng làm nhiều điều tào lao để tự tôn mình lên và đạp người khác xuống, hay chỉ để thoả mãn một nhu cầu nhất thời!

Cái “chấp ngã” của người Việt đáng sợ đến mức báo động! “Não trạng” như thế tạo ra một xã hội bất ổn về tình thương và lòng tin, không xây dựng được giá trị chung của cộng đồng, và xa hơn là không có khả năng học tập được những điều mới! Lạ lùng thay, cũng chính vì “chấp ngã”, “tôi đúng” như thế nên rất dễ bị lừa gạt, chỉ cần vài câu “cảm tính, bầy đàn” là tin sái cổ, căn bản là vì sâu bên trong, không tự mình tạo ra được “giá trị tự thân”, tự họ chẳng tin vào điều gì, chẳng tin gì nhưng cái tào lao gì cũng tin, là như thế!

animal farm – 3

ã thành nông trại súc vật từ lâu rồi, cái gì cũng tổng hợp, từ thức ăn vật lý cho tới thức ăn tinh thần, nuôi như nuôi heo luôn! 🐖 🐷 🐽 Văn chương, âm nhạc… cuối cùng trở thành một kiểu tổ hợp hoán vị, thuật toán nó xào xáo lên để tạo ra “món mới” ăn hàng ngày!

Suy nghĩ, tư duy trở thành những luồng được dẫn dắt, đúng sai, sự thật không quan trọng, quan trọng là trending hôm nay là nói về chủ đề này, ngày mai sẽ có chủ đề khác cũng rất “hot”! Đám nhân viên chăn nuôi đi tới đi lui, tay cầm sách “Thuật tẩy não” kiểm tra tính bầy đàn của từng cá thể!

Chu trình Pavlov trở nên hoàn hảo, từ phản xạ vật lý của cơ thể hay tư duy riêng biệt của não bộ, hết thảy đều được dự đoán và kiểm soát, nhằm bảo đảm tất cả nằm trong kịch bản! Không phải nói chuyện viễn tưởng đâu, chuyện đã thấy hàng ngày từ hàng chục năm qua!

Khi con người mất đi “phần hồn”, phần “hướng thượng” thì rút cuộc, chỉ còn lại phản xạ vật lý, phần “hướng hạ” như bao loài động vật khác mà thôi! Mất khả năng tự phản tỉnh, con người trở thành cái máy if-then-else-do-while-for chạy theo những chương trình đã được lập sẵn!

tiếng Việt có 8 thanh

âu về trước, 1 đêm khó ngủ, chui vô cái hang thỏ Alice – in – wonderland trên Internet và xem được cái này, 1 người nước ngoài học tiếng Việt với cảm quan nhạy bén đã nhận ra tiếng Việt có 8 thay vì 6 thanh (tones). Điều này có vẻ không được “đúng đắn” cho lắm, vì nhìn từ hệ thống chữ viết Latin thì tiếng Việt chỉ có 6 thanh, nhưng về phân tích ngữ âm học, thanh “sắc” và “nặng” có thể được chia thành 2 thanh con. Hơi khó để nhận ra với người đã quen chữ Quốc ngữ, nhưng với một người “chưa biết gì” do mới học tiếng Việt (hoặc có khi chính là “biết rất nhiều”) thì lại nhìn ra được!

Nếu đọc các tác giả cũ như Dương Quảng Hàm hay Trần Trọng Kim thì sẽ thấy họ dùng cách “phân loại” xa xưa có nguồn gốc Trung Quốc gọi là “Tứ thanh – 四声“. Tứ thanh bao gồm: bình – , thượng – , khứ – , nhập – . Mỗi thanh này lại chia thành 2 thanh con là: phù – & trầm – , tức cao & thấp, nên tổ hợp lại sẽ có 4×2=8 thanh. Điều này… rất đáng ngạc nhiên, đi rất gần với các phân tích ngữ âm học hiện đại! Nếu theo cách giải thích này thì tiếng Việt có 8 hoặc 7 thanh, 7 thanh là do “hỏi” và “ngã” đã nhập làm một. “Tứ thanh” là nền tảng căn bản rất quan trọng của thơ ca Đường, Tống.

Từ “Tứ thanh” phát triển thành hàng trăm niêm luật khác nhau của Đường thi, và hàng ngàn luật của Tống từ. Sang đến thời Nguyên, xã hội có nhiều biến động, các bộ tộc phương Bắc tràn xuống, ngôn ngữ dần mất bớt thanh sắc và còn lại 4 thanh như tiếng Quan thoại ngày nay. Bắt đầu từ đó, người TQ bắt đầu làm thơ… “sai luật”, sai khi đọc theo âm Hán-Việt nhưng vẫn “đúng” khi đọc với giọng Quan thoại! Đó là lý do tại sao người Việt đọc Đường thi, Tống từ thấy hay và dễ tiếp thu, nhưng sang Nguyên khúc thì bắt đầu thấy “lạc vận”, đến Minh, Thanh thì rất dễ nhận ra “âm luật” “sai” rất rõ ràng!

Trở lại vấn đề tiếng Việt có 6 thanh hay là 8 thanh, thực ra 6 hay 8 thanh, với đa số người Việt không quá quan trọng (!?!?). Nhưng cần hiểu rõ, hiểu sâu về hệ thống “âm luật cổ” để có hướng phát triển cho hệ thống ký âm Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ, một hệ thống chữ viết nhân tạo và có phần “hơi vội vàng, tạm bợ, hơi duy ý chí và áp đặt” đã khiến chúng ta có cái ấn tượng sai lạc là tiếng Việt chỉ có 6 (hoặc 5) thanh! Đúng hơn, về mặt ngữ âm học, cần phải nói rõ là tiếng Việt có 8 (hoặc 7) thanh, nhưng hệ thống chữ ký âm Quốc ngữ chỉ sử dụng có 5 ký hiệu để biểu diễn thanh điệu mà thôi!

nhạc kinh

ễ Kinh viết rằng: hàng năm, chư hầu phải triều cống thiên tử, và mỗi 5 năm một lần, thiên tử phải đi tuần thú thiên hạ, chỉ với một mục đích duy nhất là lắng nghe dân ca, dân nhạc các vùng miền, để đoán biết lòng dân, phong vận, văn hoá như thế nào… tiếc rằng trong 6 bộ kinh, Nhạc Kinh đã thất truyền, chỉ còn Ngũ Kinh nên chỉ còn biết như thế!

Lại tương truyền rằng Khổng Tử chu du thiên hạ, qua đến đất Giao Châu, thấy nhà nhà, người người mở loa kẹo kéo, hú hét như bầy khỉ vượn, quá kinh hãi, vất cả đàn, kiếm mà chạy một mạch về Khúc Phụ, than ngắn thở dài mà nói rằng: đạo ta tàn rồi! Từ đó về sau đóng cửa không ra ngoài, chỉ chuyên chú san định kinh sách cho đến khi qua đời! 😢

lỳ như trâu

ói về “gần gũi, thân mật với nước” thì trước tiên phải kể đến bơi, lặn, thứ nữa mới đến các loại ván, xuồng, tàu bè… Nhà xây từ móng, chơi xuồng bè mà bơi lội không giỏi thì đích thị là chuyện tào lao! Có cái kỹ năng backup – dự phòng đó mới có tự tin làm chuyện khác!

Thể hình người VN trời cho không tốt, nên “thể thao thành tích” còn thua kém! Nhưng các môn đòi hỏi lì lợm, bền bỉ thì người Việt chả kém ai! Từ anh lính ôm bản đồ chạy 3 ngày liên tục xuyên rừng trong KC chống Pháp, đến anh đặc công bơi 3 ngày gắn bom vào tàu Mỹ!

Khi nhỏ chính mắt thấy nhiều người bơi hàng chục km trong mưa bão, bản thân không bằng, nhưng cỡ 10km là điều từng làm! Đầu năm nói chuyện âm nhạc, thể thao, người Việt rất có “thiên phú” về khoản “lỳ hơn trâu”, cũng chính là ưu điểm vậy!! 🐃🐃 🐂🐂 🙂🙂

liêm chính

ăn hoá TQ và VN, giống và khác như thế nào? Giống thì nhiều, khác vài điểm quan trọng. Người TQ nói câu nào, chữ nào đều có ngữ nghĩa đầy đủ, và cố gắng làm trọn ngữ nghĩa ấy! Người VN xem câu chữ như trò chơi đánh đố, chơi chữ, hơn thua kiểu lươn lẹo, không thật hiểu thấu đáo nội hàm! Thấy “đối phương” nói câu gì cũng lập tức lên Google, học lóm đâu đó 1 vài câu chữ để có thể khả dĩ lấp liếm, bắt bẻ, bài xích được. Vốn dĩ câu từ lý luận nhị nguyên, thảy đều có 2 mặt, ví như: “người không vì mình thì trời tru đất diệt”, nhưng cũng có câu: “người chỉ vì mình thì cũng trời tru đất diệt”.

Luôn có sự đối lập như thế, khác biệt chỉ ở chỗ nói có thực nghĩa như vậy hay không mà thôi! Nên càng nói năng nhiều chữ, càng đao to búa lớn, cách mạng công nghiệp, 4.0, đi tắt đón đầu các kiểu, là càng xa rời sự thật! Từ bao giờ người ta quên đi mất những điều rất đơn giản nhỉ, ví dụ như: “liêm chính” !!! Nhìn nhận một con người cũng vậy thôi. Tôi quan sát thấy ai nghe 1 câu đơn giản mà không hiểu hay cố tình không muốn hiểu, đến lần thứ 2 là người đó sẽ “lên đường”! Xưa giờ mấy chục năm vẫn y thế, mặc dù biết rằng điều đó làm mình “khó sống”. Từng câu, từng chữ, thảy phải đều có ý nghĩa!