streltsy

ost trước đã nói về phái đoàn của Sa-hoàng Peter đi thăm các nước phương Tây, một hành trình mà khởi đầu đã làm chết vài chục người, và khi kết thúc, số người chết sẽ lên đến hàng ngàn! Trước khi để trống ngai vàng và xuất ngoại, điều chưa từng xảy ra ở nước Nga trung cổ, Peter đã sắp xếp cho Lev Naryshkin, cậu ruột của mình làm nhiếp chính, người cai quản nước Nga khi ông vắng mặt. Naryshkin là một dòng họ danh giá ở Nga, có lẽ có gốc gác Tatar xa xưa. Điều thường thấy trong lịch sử Nga là các dòng họ tranh đấu, các bà vợ của Sa-hoàng đấu đá kịch liệt, nhưng hầu như không xảy ra tình trạng “họ ngoại” chiếm quyền như trong lịch sử Trung Quốc, ít ra điều đó chưa bao giờ xảy ra suốt chiều dài lịch sử nhà Romanov. Lev Naryshkin, như người ta hay nói: trung thành như một con chó, điều hành bộ máy cảnh sát mật vụ, là tay trấn áp sắt máu, chính là đóng vai ác, để cho Peter đóng vai… thiện! Nhưng nói Peter đóng vai thiện thì… cũng chẳng ai tin.

Sau khi đi qua nhiều nước châu Âu, Peter phải cắt ngắn chuyến đi, tin từ nhà cho biết, đám Streltsy lại nổi loạn. Streltsy là hình thức quân đội của nước Nga cũ, lực lượng đóng vai trò lớn trong đời sống chính trị lúc bấy giờ! Peter rất ghét Streltsy, khi ông còn nhỏ, họ đã nổi loạn một lần và giết chết một người cậu của ông. Biến cố lúc nhỏ này khiến Peter bị bệnh động kinh, một chứng thỉnh thoảng vẫn tái phát về sau! Bạo loạn bị dẹp từ sớm bởi Lev Naryshkin và các tướng lĩnh trước khi Peter về đến Nga! Nhưng Sa-hoàng vẫn không hài lòng, ông đem vụ án ra xử lại, tự tay mình cầm rìu chặt đầu các nạn nhân, hàng ngàn người bị treo cổ, và tiếp tục truy cứu đến 10 năm về sau! Ngoài nguyên nhân là nỗi sợ hãi từ thời thơ ấu, có một lý do thực tế hơn mà Sa-hoàng nhắm đến trong hành động thanh trừng đẫm máu này: nhân dịp này giải tán toàn bộ lực lượng Streltsy và tổ chức lại quân đội dưới hình thức tuyển mộ nông dân và tiến hành huấn luyện, trang bị hiện đại theo kiểu Tây phương.

yakov dzhugashvili

hương trình phim ảnh Xô-viết… cuối tuần… Yakov, con trai của Stalin không phải là một người có tài năng hay đức tính gì nổi bật, sống dưới cái bóng quá lớn của một người cha chính là một sự bất hạnh! Tuổi thơ Yakov trãi qua nhiều xung đột, có lần tự tử bằng súng nhưng chỉ bị thương, không chết! Biết chuyện, Stalin còn rủa: mịa cái thằng đến ngắm khẩu súng cho ngay cũng không làm được!

Chiến tranh thế giới lần 2 nổ ra, Yakov là đại uý, chỉ huy một đội pháo binh chiến đấu trong vòng vây ở Ukraine! Tình hình Hồng quân lúc này rất bi đát, liên tục thất bại, liên tục phải rút lui! Một đội biệt kích được tung vào chiến trường với nhiệm vụ tìm cho bằng được Yakov, tìm cách cứu anh ta, không để người Đức bắt được. Một chiến dịch mà lịch sử hiện đại giờ đây cho biết là cầm chắc thất bại…

peter the great, tv series

háng 3, 1697, phái đoàn ngoại giao Nga bắt đầu chuyến thăm qua nhiều nước châu Âu, dẫn đầu bởi đại sứ Franz Lefort, trong đoàn có anh đánh xe ngựa mang tên Peter Mikhailov, chính là Sa-hoàng giả danh, nhưng với chiều cao 2.03m của mình, đi đâu người ta cũng biết đó là ai! Lúc này, nước Nga hãy còn lạc hậu lắm, các thế lực bảo thủ, nhất là nhà thờ Chính thống giáo, không muốn Sa-hoàng của mình chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi văn minh phương Tây. Một đoàn đông đảo dẫn đầu bởi các giáo sĩ chặn đường nhà vua, đứng đầy trên một cây cầu bắt ngang sông Moskva, họ thỉnh cầu Peter đừng xuất ngoại.

Việc một Sa-hoàng để trống ngai vàng, đi ra nước ngoài là điều chưa bao giờ xảy ra ở nước Nga trung cổ. Viên chỉ huy ngự lâm quân quay lại hỏi ý kiến và nhận được lệnh cán qua đoàn biểu tình! Hàng trăm con ngựa phi nước đại càn qua cầu, đè chết vài chục người và làm hàng trăm người bị thương khi cố nhảy từ trên cầu xuống sông! Ngồi chung xe với Sa-hoàng, người hầu Menshikov (sau này là Tể tướng) còn kịp ngoái lại để nhìn thấy chính cha ruột của mình, một trong những người dẫn đầu đoàn biểu tình, kịp nhảy xuống sông thoát thân! Nước Nga đã bước ra khỏi đêm dài Trung cổ để văn minh hoá, hiện đại hoá như thế đó!

Đôi khi tôi thật sự ngạc nhiên về văn minh Anglo – Saxon, làm tài liệu, tư liệu giỏi nhất thế giới chính là họ. Chịu khó thu thập hiện vật lịch sử, xây nên các bảo tàng rộng lớn chính là họ! Bỏ công sức đi khắp nơi nơi, nghiên cứu các nền văn hoá, biên soạn ra vô vàn sách vở, phim ảnh cũng là họ! Và xào xáo các tư liệu đó, trình bày nó theo cách có lợi cho mình, dùng chính những thông tin thu thập được để nhào nặn, suy diễn, áp đặt, vẽ nên những hình ảnh khác, theo một cách vừa láo toét vừa khéo léo, tuỳ thời điểm, tuỳ bối cảnh, cố tình chụp mũ, gán nhãn, định danh, “ta đây biết rồi, nó là như thế này thế kia”, cũng lại chính là họ!

PREKRASNOE DALEKO, 2

ôi thường nghe thấy một giọng nói, vọng lại từ tương lai xa xôi. Giọng nói nghiêm túc hỏi tôi: ngày hôm nay anh đã làm được những gì cho tương lai mai sau!? Hỡi tương lai xa xôi tuyệt vời, xin hãy nhẹ nhàng, nhẹ nhàng thôi, xin đừng quá dã man, đừng quá tàn bạo với tôi…

Moscow strikes back

hương trình âm nhạc… cuối năm 🙂 Trích đoạn phim tài liệu “Moscow strikes back”, giải Oscar năm 1942, có lượng lớn khán giả trên toàn thế giới! Một phim rất ấn tượng với những cảnh quay số lượng lớn kỵ binh tấn công trên thảo nguyên, hay những trường đoạn góc rộng, đội quân trang phục mùa đông trượt trên băng tuyết! Về phần nhạc là “Hành khúc những người bảo vệ Mạc-tư-khoa”!

Катюша, 2

hương trình âm nhạc Xô-viết cuối tuần… với tôi, ngày nào cũng là weekend, mà ngày nào cũng là weekday… Bài hát đã trở nên quá quen thuộc, quá phổ thông rồi, nhưng nghe lại nhiều lần vẫn thấy rất ấn tượng, mới đầu không hiểu vì sao, cứ cho là do dàn đồng ca lớn hàng trăm người, nhưng nghe kỹ thì thấy hình như không phải vậy!

Hoá ra là do thủ pháp dùng cello và contrebasse để làm bass, kiểu rất cổ điển thường gặp trong âm nhạc nhà thờ! Đám bolero hiện tại đang có chiêu trò dùng tiếng bass siêu lớn để cho giống nhạc sàn, chủ yếu để tạo ra tiếng ồn mà thôi, quanh đi quẩn lại cũng chừng đó thứ đơn giản và đơn điệu đến mức giống… ngô nghê, thiểu năng! 😢

I vnov’ prodolzhayetsya boy

hương trình ca nhạc cuối tuần tiếp tục… Tôi nghĩ ai trong chúng ta lâu lâu, thỉnh thoảng cũng thích một chút cosplay, chắc chắn là vậy! 😅 Cosplay tức là chúng ta đóng vai, hoá thân thành một nhân vật khác, có thể là viễn tưởng, cũng có thể là viễn tượng!

Có thể là siêu thực, biết đâu đấy có thể là vị lai, tạm thời thoát ra khỏi cái hiện thực đáng ghét này một chút, phải vậy không nhỉ!? Bài ca: Và trận chiến tiếp tục – I vnov’ prodolzhayetsya boy… Ca khúc còn được biết đến dưới một tựa đề khác: Và khi Lenin trẻ lại!

amur waves

hương trình âm nhạc cuối tuần, tiếp tục với những giai điệu đến từ nước Nga, điệu valse rất nổi tiếng: Sóng sông Amur (sông Hắc Long Giang, biên giới giữa Nga và TQ), lần này qua một trình bày bằng tiếng Hoa. Không như trong tiếng Việt, việc đặt lời hơi khó khăn…

Người Trung Quốc cover lại hầu hết những bài ca Xô – viết, gần như không sót bài nào… Văn hoá Nga, đó là cái gì đó phóng khoáng và rộng rãi, mơ mộng và liều lĩnh, dữ dội và tàn bạo, nói như Trump: nước Nga sẽ luôn là người bạn tốt, vì anh ấy có hơn 1500 đầu đạn hạt nhân! 😀

Uletay na kryl’yakh vetra

ến hẹn lại lên, chương trình âm nhạc Nga – Xô cuối tuần… Chỉ là một video clip đẹp với vô số cảnh quan thiên nhiên, công trình nhân tạo ở Nga, trên nền bài hát “Bay đi xa trên đôi cánh gió” – Улетай на крыльях ветра, nhạc phim “Hoàng tử Igor”, 1969.

Không cần xem phim gốc, chỉ cần nghe những dấu vết ngũ cung trong bản nhạc này cũng có thể từ từ lần mò hiểu ra được, có một nửa dòng máu Viking trong cái gọi là người Nga ngày nay, và chữ “Rus” nguyên gốc đơn giản có nghĩa là: “người chèo thuyền”…

vovan & lexus

gày xưa, các ông vua thường có mấy thằng hề đi kèm, không phải chỉ để diễn trò vui, mà còn để làm những chuyện nghiêm túc theo một cách ít chính thống hơn. Nhưng “thằng hề” ngày nay, Vovan & Lexus, làm nhiều trò “chơi khăm” khá là… “siêu”, từ Eton John tới Greta Thunberg, từ Ben Wallace tới John McCain, vô số người là nạn nhân của cặp đôi này, đơn giản chỉ bằng vài thủ đoạn gọi điện mạo danh (thường có sử dụng deepfake) và lừa họ nói ra khá nhiều thông tin thật. Vovan & Lexus nhiều lần bị phương Tây cáo buộc “lừa gạt với ý đồ chính trị”.

Nhìn từ một góc độ khác, Vovan & Lexus chính là cặp đôi “phản diện”, chữ “phản” ở đây chính là giúp con người ta “phản tỉnh, phản biện”, tự nhìn lại bản thân: phải chăng những điều ta biết là thật, để thấy rằng với truyền thông hiện đại, nhất là ở những nơi dân trí kém như VN, cái “biết” của con người ta nó “nhảm nhí và tào lao” như thế nào, để thấy rằng muốn lung lạc cộng đồng dễ như thế nào. Ở một thời đại mà sự giả dối còn bóng bẩy, hào nhoáng hơn sự thật, một nền văn hoá chả có tí tẹo nội hàm nào bên trong sẽ dễ bị lũng đoạn, thao túng như thế nào!