hoa cúc xanh

Hoa cúc xanh, có hay là không có?
Trong đầm lầy tuổi nhỏ của anh xưa.
Một dòng sông lặng lẽ chảy về xa,
Thung lũng vắng sương bay đầy cửa sổ.
Hoa cúc xanh, có hay là không có?
Tháng năm nào ấp ủ thuở ngây thơ.
Có hay không thung lũng của ngày xưa,
Anh đã ở và em thường tới đó,
Châu chấu xanh, chuồn chuồn kim thắm đỏ.

ình chụp trong chuyến xuyên Việt năm 2016, tại phố Cáo, Đồng Văn, Hà Giang, ngày Tết, những đứa trẻ chơi một trò giống như “bịt mắt bắt dê” trên một thửa ruộng bậc thang. Anh đã nghĩ chắc là hoa đã có…

bắc hành – 2016, phần 23

hững người dân tộc sống lâu với người Kinh, họ nói tiếng Việt rất thuần thục, với một sắc thái hơi gay gắt, chua ngoa thường thấy của phương ngữ miền Bắc (điều họ học được). Nhưng khi chuyển sang nói tiếng mẹ đẻ, ta thấy ở họ những thái độ khác hẳn. Người Thái thường nói chuyện rất nhẹ nhàng, tinh tế, người Mông thì bộc trực và hơi thô hơn một tẹo.

Âu cũng là ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, hơn thế nữa, đa ngôn ngữ tức là đa văn hoá. Cũng là một điều dễ hiểu khi tôi nói tiếng Việt, tôi là một con người khác, khi nói tiếng Anh, tôi là một con người khác, và khi nói tiếng Pháp, tôi là một con người khác nữa. Giống như khi chụp ảnh, cùng một phong cảnh, nhưng mỗi ngôn ngữ là một ống kính (lens) khác nhau.

Thực ra từ rất rất lâu rồi, tôi đã nhận ra, tiếng Việt có nhiều “điểm yếu” trong cấu trúc, dẫn đến những lỗi tư duy rất ngây ngô, phổ biến trong cộng đồng Việt. Đó là một trong nhiều yếu tố đẩy xã hội Việt tới tình trạng như ngày hôm nay. Nhưng nhận ra điều đó không phải dể, vì để khởi đầu, chúng ta cần 1, 2 ngôn ngữ khác, để đối chiếu so sánh và nhận ra sự khác biệt.

Khác biệt không phải trong cách hành văn, mà trong cách suy nghĩ. Nhưng điều đó là khó, với một thế hệ trẻ như ngày nay, viết chính tả còn sai một cách sơ đẳng, sai có hệ thống, và không hề có một ý thức nào về việc phải sửa sai. Bắt họ nhận ra sự khác biệt trong cách suy nghĩ giữa các cộng đồng ngôn ngữ, văn hoá khác nhau có lẽ là một việc không tưởng!



bắc hành – 2015, phần 8

Hình dung một chiếc thắt lưng xanh, một chiếc khăn màu trắng trăng,
Một chiếc vòng sáng long lanh, với nụ cười nàng quá xinh.

Nụ cười sơn cước - Tô Hải - Hà Thanh 

Chặng 8: Đồng Văn, Phó Bảng, phố Cáo, Sủng Là và các vùng lân cận

Sài gòn ⇔ Hà nội 2015
Sơn Tây 2015
Yên Bái 2015
Lào Cai 2015
Hà Giang 2015
Đồng Văn 2015
Mèo Vạc 2015

ăm nay cao nguyên đá Đồng Văn khác nhiều so với những gì tôi thấy năm ngoái. Ngoại trừ thị trấn Đồng Văn, hồ trữ nước còn đầy, ở các xã khác, những hồ treo chứa nước hầu như cạn trơ đáy, hạn hán đang đến rất gần. Không khó để thấy ở một số xã xa thị trấn một chút, cảnh những người dân địa phương gùi từng can 50 lít nước trên lưng, đi nhiều cây số để chở nước về nhà trên các vách đá cheo leo. Giá trung bình cho một can nước như vậy là 50 ngàn, vị chi cứ 1 ngàn 1 lít.



Sức chịu đựng của con người ở đây thật phi thường, tôi dám cá có mấy người dân thành phố có thể làm được như thế! Nhưng đập vào con mắt của du khách, hoa cải vẫn nở vàng ươm trên nương, hoa tam giác mạch vẫn khoe mầu quyến rũ, mùa màng có vẻ như còn tươi tốt hơn những gì tôi chứng kiến năm ngoái. Người dân cõng từng gùi củ cải trắng tinh vào chợ. Và đặc biệt, hoa đào mận đồng loạt nở những màu hồng, trắng phơn phớt khắp bản làng, như chưa bao giờ nhiều và đều như thế!



Cao nguyên Đồng Văn đang bước vào thời điểm chín muồi của xuân sắc! Những gì khiến Đồng Văn cuốn hút du khách đến vậy!? Một cao nguyên đá vôi với muôn vẻ địa hình, địa mạo, độc đáo và duy nhất. Những nhóm dân tộc ít người đầy mầu sắc, muôn màu muôn vẻ không trùng lặp. Nhưng trên hết vẫn là hơi thở sinh sôi mãnh liệt của cuộc sống, như hoa đào, mận vẫn nở, như mía, ngô, khoai vẫn đâm chồi đây đó trên vùng đất chỉ toàn sỏi đá một màu xám xịt, khô cằn và lạnh buốt.