bắc hành – 2017, phần 6

ây là lần thứ 3 trở lại vùng hạ lưu sông Lam, một dải từ cửa Hội đến cửa Lò (sông Cấm), huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Có những điều khó diễn tả nên lời, nhưng nhìn bến cảng, nơi neo đậu thuyền, cách tổ chức đường sá đi lại, có một cái gì đó rộng rãi, ngay ngắn, sạch sẽ… thể hiện cá tính có tổ chức của người dân nơi đây. Vùng cửa Hội, tàu bè neo đậu ven sông hay trong những kênh rạch một cách ngay hàng thẳng lối, không dầy đặc lộn xộn như phần nhiều các cảng cá khác của Việt Nam.

Rồi lại chạy dọc ven biển đến Bãi Lữ, cửa Lạch Vạn, thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Rồi lại lang thang vùng cửa Lạch Quèn, làng muối Quỳnh Long, vùng cửa Còn, nay là thị xã Hoàng Mai, Nghệ An. Rồi theo quốc lộ 36 thăm cảng nước sâu Nghi Sơn, tới đây là đã bước sang địa phận huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá. Bỏ qua một đoạn từ Sầm Sơn, thành phố Thanh Hoá (đã thăm thú kỹ trong chuyến xuyên Việt năm ngoái) theo quốc lộ 10 đi về hướng thị trấn Phát Diệm, Ninh Bình.

Từ Phát Diệm, qua đò Mười và đò Cau, hai chuyến phà nằm rất gần nhau băng qua sông Đáy và sông Ninh Cơ là đã vào địa phận tỉnh Nam Định. Trong chuyến xuyên Việt năm trước, đã tham quan kỹ vùng Phát Diệm, và cũng đã để ý phần nào đến hệ thông sông ngòi, kênh rạch, cống ngăn mặn và tưới tiêu thuỷ lợi nơi đây. Nhưng càng đi sâu vào vùng duyên hải của các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình… mới cảm nhận được hết tầm vóc và quy mô của các công trình thuỷ lợi này!

So với miền Nam, thì sông ngòi kênh rạch vùng này không thể bì được về độ lớn và độ phức tạp. Nhưng so về các công trình tạo tác của con người: đê, kè, đập, cầu, cống, ngòi… bao nhiêu thế hệ đã dày công xây dựng, thì nơi đây quả thật đáng kinh ngạc. Những công trình thuỷ lợi lớn như thế này thể hiện một đời sống cộng đồng lâu đời, có quy hoạch và tổ chức nghiêm chỉnh, có sự phân công lao động chi tiết, có những luật lệ, quy ước rõ ràng về đời sống, về tổ chức làng trên xóm dưới.

Thêm nhiều điều đáng suy nghĩ về cuộc sống của đồng bằng Bắc bộ xưa, những lề luật, khuôn khổ của nó, những mâu thuẫn giữa duyên hải và nội địa, giữa trung ương và địa phương, giữa nhu cầu duy trì ổn định cộng đồng và nhu cầu sáng tạo, phát triển những cái mới. Vùng duyên hải Bắc bộ này cũng có nhiều làng Công giáo lâu đời, nhà thờ mới cũ mọc lên san sát… Hành trình tiếp tục đi ven biển, về hướng nhà thờ đổ Nam Định, thị trấn Quất Lâm và vườn quốc gia Xuân Thuỷ.

bắc hành – 2016, phần 41

Chặng 41: Phát Diệm ❯ Nga Sơn ❯ Hậu Lộc ❯ tp. Thanh Hoá ❯ Quảng Xương ❯ Sầm Sơn

Bắc hành 2016 p1
Mai Châu, Mộc Châu 2016
Điện Biên 2016
Lai Châu 2016
Hà Giang 2016
Cao Bằng 2016
Lạng Sơn 2016
Bắc Ninh 2016
Ninh Bình 2016
Bắc hành 2016 p2

uốc lộ 10 chạy từ Kim Sơn đi Nga Sơn đi qua đền thờ Mai An Tiêm, nằm bên cạnh một vòng cung núi đá vôi rất đẹp. Lộ 10 nhập vào quốc lộ 1A một đoạn chưa xa thì đến đền thờ Bà Triệu, huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá. Con đường xuôi Nam lần này sẽ sát biển nhất có thể, một phần để quan sát, tìm hiểu phục vụ cho những dự tính xa xôi hơn trong tương lai…

Phổ biến ở những vùng biển Thanh Hoá này là những chiếc thuyền đi biển nhỏ, đan bằng nan tre, xảm dầu rái, hay những chiếc mảng lớn hơn một chút, đóng bằng luồng, một loại tre dài. Tôi đến tận nơi để xem cách họ đóng, sửa chữa thuyền bè… kỹ thuật chế tác gỗ rất thô sơ, vụng về, sử dụng những phương pháp chẳng tiến bộ hơn… thời kỳ đồ đá là mấy.

Các cây luồng được buộc lại với nhau bằng những sợi cước nhựa, kẹp vào giữa là nhiều lớp mút (xốp). Quan sát từ thiết kế con thuyền cho đến kỹ thuật đóng tàu… những phương tiện này chẳng thể nào đi biển xa một cách nghiêm chỉnh, an toàn được. Thật đáng buồn khi thấy từ trăm năm trước đến trăm năm sau, về cơ bản, vẫn chưa có điều gì là thay đổi!

Ngay các trung tâm nghề cá phát triển như Đà Nẵng, Vũng Tàu… những con tàu lớn đóng với ván đáy dày 20 cm, vẫn không bền hơn được một con tàu tương tự của Thái Lan với ván đáy dày 5 cm. Phải nói thẳng ra rằng người Việt không muốn thay đổi và không chịu thay đổi, chứ còn về kỹ thuật, những điều này chẳng có gì là khó khăn hay phức tạp cả! 😢



bắc hành – 2016, phần 40

ỏ ra một ngày suốt từ sáng đến chiều để quan sát các điêu khắc đá và gỗ ở nhà thờ chính toà Phát Diệm. Được xây dựng bởi cha Phêrô Trần Lục (ảnh 3), một người tuy được thụ phong linh mục nhưng chưa bao giờ theo học ở một chủng viện nào khác ở ngoài Việt Nam, và cũng không phải là có kiến thức chuyên biệt về kiến trúc hay mỹ thuật phương Tây.

Nhưng như còn lại đến ngày hôm nay, nhà thờ chính toà Phát Diệm có thể được xem như một sự phát triển độc đáo và riêng biệt của kiến trúc cổ truyền Việt Nam… theo đường lối Công giáo. Trong lịch sử từ xa xưa, tôn giáo đã luôn luôn là động lực lớn để đoàn kết, tập hợp nhiều con người, xây dựng nên những công trình kiến trúc, điêu khắc lớn lao, kỳ vĩ.

Nhưng lịch sử Công giáo ở vùng đất Phát Diệm, Ninh Bình này là một quá trình phức tạp, tôn giáo cũng chỉ là một trong những yếu tố gây nên cách biệt, mâu thuẫn, lồng ghép trong những mâu thuẫn cục bộ địa phương, mối quan hệ giữa địa phương với chính quyền, và sâu rộng hơn, là sự cọ xát giữa các nền văn minh khác nhau (clash of civilizations).

Con đường xuôi Nam tiếp tục đi gần hơn về phía biển, Nga Sơn, Hậu Lộc, Quảng Xương, Thanh Hoá… nghe trong hơi gió đã thoáng mùi muối mặn, và những ngữ âm địa phương đã dần xoắn lại, bớt mềm mại hơn, có lẽ vì… muối 😀. Ðâu trúc mai sân đình, đâu dáng ai ưa nhìn, động lòng tôi câu hát người xinh… – Mái đình làng biển – Nguyễn Cường.



bắc hành – 2016, phần 39

ố cục khuôn viên gồm một hồ nước lớn phía trước, phương đình (đồng thời là lầu chuông, gác trống), nhà thờ chính và 4 nhà thờ nhỏ hơn nằm hai bên, cùng với một nhà thờ nhỏ xây toàn bộ bằng đá. Nhà thờ chính có 48 cột gỗ lim cao đến 11 m (chỉ sau điện Thái Hoà), rất cao so với kỹ thuật xây dựng đương thời, tạo nên một không gian giáo đường cực rộng.

Đến Phát Diệm là để xem mỹ thuật của điêu khắc đá, thật sự là tinh vi và tuyệt đẹp. Các tượng thiên sứ được Việt hoá, phảng phất nét người Việt trên khuôn mặt. Nhưng điêu khắc gỗ nội thất mới thực sự là đỉnh điểm tài hoa và đẹp đẽ ở ngôi giáo đường này. Có thể nói không đâu khác ở Việt Nam mà điêu khắc gỗ đạt đến mức phức tạp, tinh vi, kỳ tài như thế!

Thật tiếc là không phải gian thờ nào cũng mở cửa cho du khách vào thưởng lãm, nên tôi cũng chỉ chiêm ngưỡng được phần nào các điêu khắc gỗ. Một số nơi, thời gian, chiến tranh đã tàn phá rất nhiều trang trí mỹ thuật. Và Phát Diệm đang chịu sự huỷ hoại dần dần theo thời gian do xây dựng trên nền đất yếu, các công trình dần bị nghiêng, xô lệch.

Chính giữa phương đình có xây một bệ tam cấp đá rất lớn, tương truyền là để dành cho quan lại địa phương (quan nhà Nguyễn) ngồi giám sát mỗi khi giáo dân hành lễ. Phải đến và xem, thì mới hiểu được, một thời, đạo pháp và dân tộc đã được hội nhập, biến hoá và dung hoà, đã đạt tới những trình độ nghệ thuật mà có lẽ thời bây giờ không thể bằng được!



bắc hành – 2016, phần 38

ột di tích rất quan trọng muốn viếng thăm trong chuyến Bắc hành năm ngoái nhưng chưa làm được, đó là nhà thờ chính toà Phát Diệm, Kim Sơn, Ninh Bình. Đường về vùng đất khai hoang lấn biển đi qua khu nhà tưởng niệm cụ Nguyễn Công Trứ, người có công lớn trong việc di dân khai hoang lập nên hai huyện mới: Kim Sơn và Tiền Hải (núi vàng & biển bạc).

Và cũng là người đặt nên cái tên Phát Diệm (Diễm) (1829). Cũng không phải ngẫu nhiên mà đương thời, một vùng đất vừa mới thành lập chưa lâu trở thành một trong những chiếc nôi của Công giáo Việt Nam, với nhà thờ chính toà Phát Diệm có thể xem như là nhà thờ đẹp nhất Việt Nam. Được khởi công xây dựng năm 1875 và cơ bản hoàn tất năm 1898.

Tuy là nhà thờ Công giáo, nhưng nhà thờ chính toà Phát Diệm chỉ hơi phảng phất nét kiến trúc Tây phương, hầu hết các yếu tố cấu thành đều mang đậm dấu ấn kiến trúc đình chùa Việt Nam. Phương đình (cổng chính) có bức hoành chữ Hán đề: Thánh cung bảo toà, mái cong lợp ngói như mái chùa, kiến trúc cột kèo cũng là đặc trưng của đình, đền Việt Nam.

Ngay cả tiếng chuông cũng nghe trầm ấm, gần giống với tiếng chuông chùa. Các chủ đề điêu khắc trong chùa phổ biến có: long, lân, quy, phụng, tùng, trúc, cúc, mai… thậm chí tượng Đức Mẹ ôm Chúa hài đồng cũng mặc áo dài với khăn đóng. Có rất nhiều yếu tố kiến trúc, điêu khắc được Việt hoá triệt để, nhiều người đã nhận xét nó giống một ngôi chùa hơn là nhà thờ.