mộc

ồ Mộ La có thể xem như là một trong những giảng viên thanh nhạc đầu tiên của Việt Nam, ngoài việc được nhiều người biết tới hơn như là con gái của chí sĩ Hồ Ngọc Lãm. Thương Huyền và Tân Nhân là hai giọng ca đặc trưng cho dân nhạc VN xưa cũ còn sót lại. Đặc biệt thích giọng ca Trương Tân Nhân, hình bên, và liên hệ của bà với con người “phía bên kia chiến tuyến”, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ.

Biết ơn chị Võ Thị Sáu - Nguyễn Đức Toàn - Hồ Mộ La 
Người đi đâu - Quan họ Bắc Ninh - Thương Huyền 
Trăng sáng đôi miền - An Chung - Thương Huyền 
Câu hò bên bờ Hiền Lương - Hoàng Hiệp - Tân Nhân 
Xa khơi - Nguyễn Tài Tuệ - Tân Nhân 
Bình Trị Thiên khói lửa - Nguyễn Văn Thương - Quốc Hương 
Tình ca - Hoàng Việt - Quốc Hương 

Bạn nghĩ bạn đã nghe đủ những “làn điệu dân ca” phổ biến? Hãy nghe lại hai phần trình bày của Tân Nhân bên dưới đây! Quốc Hương thì đã quá nổi tiếng, đã sống trong lòng biết bao nhiêu thế hệ rồi, chỉ rất thích cái phát âm mộc đặc trưng không lẫn đi đâu được của vùng đất Kim Sơn, Phát Diệm, nam Ninh Bình của ông.

ns hải phượng

ghệ sĩ Hải Phượng, đệ tử chân truyền của nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảogiáo sư Trần Văn Khê, người được gọi bằng cái biệt danh: đệ nhất cầm thủ. Những album Tiếng Xưa, Bến Xuân rất đáng nghe. Tiếng sáo trúc của Khánh Tường cũng thật đặc biệt. Chỉ bực một nổi bộ gõ toàn là âm thanh điện tử, nghe thật vô hồn. Tiếng đàn bầu với những luyến láy mơ hồ, li ti thật sự là tôi chưa nghe ở ai khác ngoài nghệ sĩ Hải Phượng!

Hoài cảm (Cung Tiến) 
Đêm đông (Nguyễn Văn Thương) 
Hòn vọng phu (Lê Thương) 
Nắng chiều (Lê Trọng Nguyễn)