mách qué

ồi đó cứ lang thang quanh quẩn ở mấy tiệm sách cũ quanh khu chợ Bà Chiểu và góc đường Trần Huy Liệu… bắt gặp cuốn thơ Cao Bá Quát bản in chữ viết tay siêu đẹp, chủ quán nhìn mặt kêu giá 500K, mà học sinh làm éo gì có tiền, đành tiếc mãi thôi! Đương nhiên quá trình lớn lên và học hỏi cũng có đọc ít nhiều Thơ mới, thơ VN, nhưng mà sâu từ trong nhận thức, chỉ có “chữ Hán”, chỉ có Đường thi mới là thơ. Còn “Nôm na là cha mách qué”, tiếng Việt vẫn là một ngôn ngữ “mách qué – không đứng đắn”! Một lũ từ ngữ trơn tuột, cưỡng từ đoạt lý, giảo hoạt, nói cho lấy có lấy được, cứ ưa hơn người bằng cách lấp liếm, hoa ngôn xảo ngữ, chứ không thực sự nhắm đến nội dung bên trong!

Học “cổ văn”, cái đầu tiên là phải kiên nhẫn suy nghĩ xem ý tứ nó ra làm sao, không phải nghe có nửa câu đã nhảy vào miệng người ta ngồi: “ah ta biết rồi, nó là như thế này, thế kia!” Bởi đa số người Việt vẫn chỉ biết: “Cầm đao chém nước chảy cuồng, Tiêu sầu nâng chén càng buồn thêm thôi!”, nhưng có ai chịu khó đọc tiếp mấy câu sau: “Trần gian chưa thoã ý người, Sớm mai xoã tóc rong chơi với thuyền”!? Tiếp sau luôn luôn có những cái “ý tại ngôn ngoại”, viện dẫn sự tích, điển cố, làm cho ngữ nghĩa nó thâm trầm, bao quát! Nói thẳng muôn đời vẫn là một kiểu dân tộc tính khó sửa, học một ông “thầy Tàu” nào đó nhưng vì bản chất nó “đoản” nên lúc nào cũng chỉ học được… một nửa câu! 😢

từ nguyên: dạ

ừ nguyên – dạ – – âm Hán Việt: tra. Trước, đọc thấy một số ngôn luận kiểu “kẻ Nam người Bắc” cho rằng kiểu miền Nam “dạ” mới là lịch sự các kiểu! Không buồn tranh luận, chỉ muốn nói chút về từ nguyên, xem phim cổ trang, lịch sử thì TQ thấy rất nhiều, dùng trong trường hợp biểu thị sự xác nhận, khẳng định khi nhận lệnh từ thượng cấp, giống từ “rõ” hiện đang dùng trong quân đội vậy!

Ngôn ngữ, nó là 1 quá trình biến động rất dài, và đôi khi mang tính võ đoán! Ví dụ như trong tiếng Trung hiện đại, chữ tương đương với tiếng Việt “toán học – mathematics” là: 数学 – âm HV: số học, và chữ tương đương với “số học – Arithmetic” thì lại là: 算学 – âm HV: toán học. Tại sao lại có sự “tréo cẳng ngỗng” này?! Có phải là người Trung Quốc hiện đại “ngu” nên mới dùng từ như thế!? 😀

Servant of the people

hật đúng là khó định nghĩa thế nào là bản sắc quốc gia, dân tộc! Ở một nơi mà số lượng người dùng tiếng Nga và tiếng U ngang nhau (cỡ 45%), nhưng có xu hướng nghiêng về tiếng Nga (gần 70% người U nói thành thạo tiếng Nga). Đặc biệt là trong các lĩnh vực văn hoá, âm nhạc, truyền hình, báo chí… thì 70 ~ 80% dùng tiếng Nga. Về nhà có khi còn xài tiếng U đôi chút, chứ ra ngoài bàn chuyện làm ăn, nói chuyện văn hoá, chính trị, bàn các vấn đề hàn lâm, học thuật, thảo luận các đề tài pháp luật, khoa học, kỹ thuật… thì đều phải xài tiếng Nga cả! Thậm chí hai thằng chửi nhau đến hồi căng thẳng cũng phải văng tiếng Nga ra cho nó được “sang chảnh”! 🙂

Tình hình cũng tương tự như vậy ở Belarus, các nội dung nghiêm chỉnh, mang tính hàn lâm, học thuật là đều phải xài tiếng Nga! Khác chăng là người Belarus chấp nhận chuyện đó một cách tự nhiên, còn người U phản kháng một cách “bản năng” mà không hiểu rằng “ngôn ngữ” chính là “tâm hồn”, phản kháng lại chẳng qua là một cách tự mâu thuẫn chính mình, chính là “vấn đề” của bản thân mà không ý thức được, không giải quyết được, nên mới thành ra như thế! Như series truyền hình hài Đầy tớ của nhân dân – Servant of the people, loạt phim truyền hình nổi tiếng đã góp phần đưa Zelenskyy từ tổng thống giả trong phim trở thành tổng thống thật ngoài đời, phim cũng được quay bằng tiếng Nga, rồi mới lồng tiếng U vào sau!

từ nguyên: ảo não

ừ nguyên: ảo não – 懊惱 – âm Hán Việt: áo não, chỉ tâm trạng buồn bực, rầu rĩ. Cuồn cuộn – 混混 – âm HV: cổn cổn, một âm khác là “cút” (không rõ du nhập vào Việt Nam tại thời điểm nào, có nghĩa là: lặn, biến đi). Lao đao, lảo đảo – 潦倒 – âm HV: lạo đảo. Rất nhiều lúc chợt nhận ra, hoá ra chữ Hán, tiếng Hoa thâm nhập vào ngôn ngữ Việt sâu đến như vậy, rất nhiều từ nghĩ chắc chắn là “thuần Việt” nhưng hoá ra là gốc Hán tự.

Chỉ đọc một bài Đăng cao – Đỗ Phủ là đã thấy mấy chữ rồi: Bất tận trường giang cổn cổn lai… Lạo đảo tân đình trọc tửu bôi. Cảm giác tiếng Việt như cái thùng rỗng, chỉ được cái kêu to thôi, chứ nội dung trống hoác, cái gì cũng phải đi vay, mượn! Về mặt ngôn ngữ học, có nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp, những từ đó thâm nhập lúc nào, bằng những cách thức nào? Vì thường văn viết không thể có ảnh hưởng đến văn ngôn nhiều đến như thế!

pali

ề Pali, và các ngôn ngữ khác của kinh Phật như: Sanskrit, chữ Phạn, etc… Sinh thời, đức Phật thuyết giảng bằng tiếng Prakrit, người anh em “bình dân” của Sanskrit. Vốn gốc đều là chung một ngôn ngữ, nhưng Prakrit là phần dễ hơn, bình dân hơn, phổ biến rộng rãi trong đại chúng, trong khi Sanskrit được ngữ pháp hoá chặt chẽ bằng các quy luật và trở thành ngôn ngữ chính xác của “tầng lớp trên”. Tuy vậy nhiều nghiên cứu cho rằng 2 nhánh ngôn ngữ này thông hiểu được với nhau chứ chưa đến mức trở thành các ngôn ngữ riêng biệt như sau này! Đã có lúc, có đệ tử đề nghị đức Phật truyền dạy giáo pháp bằng Sanskrit, nhưng đức Phật kiên quyết phản bác, đơn giản ông ấy muốn nói bằng thứ ngôn ngữ bình dân mà đại chúng có thể nghe và hiểu được! Càng về sau, Sanskrit càng trở nên chuẩn hoá, hàn lâm hoá, được dùng trong các nghi lễ tôn giáo Hinduism, Jainism, và Phật giáo!

Những lời dạy của đức Phật vốn được thể hiện bằng ngôn ngữ Prakrit! Vậy còn Pali là cái gì!? Cái tên Pali nhằm mô tả loại ngôn ngữ được sử dụng trong các kinh văn Theravada – Phật giáo nguyên thuỷ, nhưng cái tên đó chưa từng bao giờ được lịch sử ghi nhận! Người ta biết đến Pali, gọi bằng tên Pali thực chất chỉ qua các kinh văn của Theravada. Pali với Sanskrit có một mối liên hệ tương đối gần, tập từ vựng gần như tương đương, nhưng ngữ pháp Pali đơn giản hơn! Hiểu nôm na, Pali chính là một cái “hoá thạch”! Hoá thạch của một sinh vật cổ thực ra là cục đá mang hình dạng con sinh vật đó, chứ bản thân cục đá đó không phải là sinh vật! Tương tự như vậy, Pali chính là Prakrit thời kỳ đức Phật hoằng pháp, nhưng trong khi Prakrit tiếp tục phát triển, trở thành nhiều ngôn ngữ khác (sinh ngữ), còn Pali dừng lại, bất động với thời gian (tử ngữ), trở thành một ngôn ngữ kinh viện để lưu truyền hậu thế!

vô môn quan

無門關

gôn ngữ, đó là cái vỏ của tư duy, ngày trước nghe nói như thế, nhưng vẫn chưa hiểu lắm! Thật ra, người ta dùng từ rất chính xác, “cái vỏ”, giống như cái vỏ của các loài giáp xác (tôm, cua…) vậy, vừa là hệ thống bảo vệ cơ thể khỏi tác động của môi trường xung quanh, vừa là cái khung cấu trúc để cho cơ thể bên trong được phát triển cứng cáp! Người có suy nghĩ chính chắn, vững vàng không dễ gì bị tác động của môi trường xung quanh, kẻ không có tư duy gì đáng kể thì… ai nói gì cũng nghe, ai xúi gì cũng làm! Tuy tác dụng là vậy, nhưng phát triển đến một mức độ nào đó, cái vỏ này lại trở thành vật cản trở, vì cơ thể có nhu cầu phải trở nên lớn hơn, mà cái vỏ không lớn hơn được, do đó phải trãi qua… rất nhiều chu kỳ lột xác!

Nhiều người học đâu đó vài ngôn từ lảm nhảm, cũng tự tạo nên cái vỏ như thế, họ hài lòng với cái vỏ be bé ấy, rồi đóng khung cứng luôn trong đó! Họ không hiểu “cái vỏ ngôn từ” có hai mặt, phải thay đổi, nếu không sẽ trở thành tù nhân của cái vỏ do chính mình tạo ra! Dĩ nhiên, thay đổi có tính cấu trúc và kế thừa, còn những loại “ốc mượn hồn” thì không cần kể đến! Cứ như thế phát triển từng bước, đến cảnh giới dùng “Vô Ngôn Thông” (thông hiểu không cần… ngôn từ) để bước qua “Vô Môn Quan” (cửa không có… cổng) thì chắc lúc đó về với chư Phật rồi! Hoà thượng Thuỵ Nham Sư Ngạn mỗi ngày tự gọi: “Ông chủ!”, rồi tự trả lời: “Dạ”, lại tiếp: “Tỉnh táo nhé!” – “Dạ” – “Mai kia mốt nọ chớ để người gạt nhé!” – “Dạ, dạ!” 😃

từ nguyên: tự do

ừ nguyên: Tự do – 自由 – Freedom, Liberty. Giải thích theo Hán ngữ thì tức là: “vì nguyên do tự thân”, “tự dàn xếp ổn thoả với các lý do nội tại”, “tự mình điều phối được tâm ý, suy nghĩ, hành động của bản thân”, hay nôm na nghĩa là “tự do mình mà ra”. Từ mang hàm nghĩa con người có được “tự do” khi có thể sống ổn thoả với chính bản thân mình, ngữ nghĩa hướng nội một kiểu rất “duy tâm” nhé! 🙂

Giải nghĩa như thế hình như chẳng có liên hệ gì với “freedom – liberty” của phương Tây, những khái niệm mang hàm ý: con người thoát ra khỏi những ràng buộc của môi trường, của xã hội xung quanh. Một đằng chỉ liên hệ ngoại giới, ngoại thân, một đằng chỉ nội tình nội tại bên trong, nhưng bị cưỡng ép về cùng một nghĩa. Vậy lâu nay, các anh dùng từ “tự do” nhưng có thật sự hiểu nghĩa nó không?

từ nguyên: chủ tịch, chủ xị

hủ tịch, chủ xị (主席), “chủ tịch” là đọc theo âm HV cũ, đọc theo âm Bắc Kinh hiện đại thì sẽ là “chủ xị”, nên “chủ tịch” hay “chủ xị” thì chỉ là một từ, một nghĩa mà thôi. Nhưng du nhập vào VN tại những thời điểm khác nhau…

Nên ý nghĩa ngữ dụng học (pragmatics) hơi khác nhau! “Tịch” là cái chiếu (Nguyễn Du: tịch mạt nhất nhân phát bán hoa – 席末一人髮半華), ngày xưa ở ngoài hội đồng làng, ai ngồi đầu chiếu tức là nhân vật quan trọng nhất vậy!

từ nguyên: cùn & quýt

ùn (, âm Hán Việt: độn): nghĩa là không sắc bén, cùn (dao), nghĩa thứ 2 là chậm chạp, ngu dốt (đần độn, trì độn). Quýt (, âm Hán Việt: quất), trong tiếng Việt, quýt và quất là 2 thứ quả khác nhau, trong tiếng Hoa chỉ có một chữ! Như vậy có hiện tượng một chữ nhưng có 2 cách đọc (âm cổ và âm mới), du nhập vào tiếng Việt tại những thời điểm khác nhau, và dùng để chỉ 2 thứ khác nhau, nhưng trong tiếng Hoa nguyên gốc chỉ có một chữ!

từ nguyên: giá cả

ừ nguyên: giá cả (价格, âm Hán Việt: giá cách). Chữ “cách” (cùng một chữ cách như trong: nhân cách, phẩm cách, tư cách, etc…) nguyên nghĩa là mức, vạch dùng trong các thiết bị đo lường, nên “giá cả” sẽ hiểu như là thang giá, mức giá, bảng giá… Lần nữa, chỉ ghi chú lại ở đây, không giải thích nhiều 🙂 nhưng đặt câu hỏi là: tại sao nhân *cách*, phẩm *cách*, nhưng lại là giá *cả* !?