ưới một góc độ nào đó, ông Trạch tài năng hơn anh của mình là ông Trần Văn Khê nhiều 🙂 (mấy anh em nhà này toàn đặt tên theo bộ “thuỷ”). Và tôi rất thích cách hoạt kê, tài tử của ổng…
Xang xang xang xê hò xự xang, xê líu, xề xang líu líu hò hò hò…
Tag: Lê Thương
bắc hành – 2015, phần 14
Đường chiều mịt mùng, cát bay tỏa bước ngựa phi đường trường.
Đường về nước chập chùng xa, nhiều đồi núi cheo leo.
Chặng 14: Buôn Ma Thuột ❯ Đăk Mil ❯ Đức An ❯ Gia Nghĩa ❯ Kiến Đức ❯ Bù Đăng ❯ Đồng Xoài ❯ Thủ Dầu Một ❯ Sài Gòn
Sài gòn ⇔ Hà nội 2015
Sơn Tây 2015
Yên Bái 2015
Lào Cai 2015
Hà Giang 2015
Đồng Văn 2015
Mèo Vạc 2015
hặng cuối của hành trình, phong cảnh, con người càng lúc trông càng quen thuộc. Càng vào nam, thời tiết càng thêm nóng bức, cộng với cái gió bụi mù trời của những đoạn đường đang xây, nên không còn hứng thú nhởn nhơ chụp ảnh nhiều nữa, chỉ tập trung hoàn tất cho xong phần cuối của chuyến hành trình xuyên Việt kéo dài đúng 1 tháng, 30 ngày rong ruổi trên lưng ngựa (sắt) này. Post thêm ở đây một số hình ảnh vùng của Tây Bắc, những chặng chính của chuyến đi.
Hoàn tất Bắc hành tạp lục
này, công – tơ – mét chiếc xe nhảy thêm hơn 6000 km: khoảng 1700 km từ SG đi HN theo QL1, tầm 2300 km lang thang ở các tỉnh phía Bắc, và chừng 2000 km ngược trở lại theo đường HCM. Trái với suy nghĩ ban đầu, thực sự những chuyến đi dài thế này cũng không có gì là khó khăn hay mệt mỏi (nhưng cũng nên có sự chuẩn bị tốt hơn cho những tình huống dọc đường). Biết bao nhiêu chuyện Sở kiến hành
trên những quãng đường đất Việt đã đi qua.
Nhìn lại những địa danh xe đã lăn bánh qua: Suối Giàng, Nghĩa Lộ, Khau Phạ, Mù Cang Chải, Than Uyên, Ô Quý Hồ, Sa Pa, Y Tý, Bát Xát, Mường Khương, Si Ma Cai, Xín Mần, Hoàng Su Phì, Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, Mã Pí Lèng… và trên con đường HCM xuyên Việt: Vĩnh Lộc, Cẩm Thuỷ, Nghĩa Đàn, Tân Lập, Vũ Quang, Khe Gát, đèo Đá Đẽo, Phong Nha, Đăk Rông, đèo Pêke, A Roàng, đèo Lò Xo, Ngọc Linh… những chặng đường khó khăn, nhưng cũng là đẹp nhất Việt Nam!
trường ca hòn vọng phu – 3
ừa kiếm được một cái đĩa nhựa cũng khá độc, loại đĩa 45 vòng be bé mỗi mặt chỉ “lưu” được khoảng 2 bài, hai mặt đĩa vừa chứa đủ ba khúc của trường ca Hòn vọng Phu của nhạc sĩ Lê Thương, tác phẩm được nhắc đi nhắc lại biết bao nhiêu lần trên blog này. Đĩa sản xuất năm 1962, do Duy Khánh ca, Hoàng Oanh ngâm thơ, ban nhạc gồm có: Lữ Liên, Vĩnh Phan, Tô Kiều Ngân… (đàn cò, tranh, sáo…) Đặc biệt đoạn 3: Người chinh phu về là lời nguyên của tác giả (không phải là ca từ phổ biến hiện nay).
Ghi âm trên đây được thu lại từ chiếc turntable bằng máy tính, có qua xử lý lọc nhiễu chút xíu. Âm thanh vẫn hết sức rõ ràng sống động, dù đôi chỗ “nhảy đĩa” không tránh khỏi do đĩa đã quá cũ. Post ở đây để lưu lại một bản thu âm khá sớm và hiếm: trường ca Hòn vọng phu do chính tác giả Lê Thương soạn hoà âm và điều khiển dàn nhạc!
⓵⏎ Cổ bề thanh động Tràng Thành nguyệt, Phong hỏa ảnh chiếu Cam Tuyền vân. ~ Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt, Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây. (Chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Côn)
trường ca hòn vọng phu – 2
ản nhạc thuộc top những bài thường nghe trên iPod của tôi thời gian gần đây, là một bài rất cũ nhưng mang một trình bày rất mới, một bài mang âm điệu dân ca “bình dị, thân thuộc” nhưng là trường ca mang tính sử thi kỳ vĩ nhất của Tân nhạc. Cách đây đã khá nhiều năm, tôi từng mơ ước được nghe trường ca Hòn Vọng Phu trình diễn, phát triển, biến tấu… bởi một dàn nhạc lớn thật lớn, vì tầm vóc bản nhạc không phải ở mức một “khúc hát ru con” bình thường.
Nhạc trưởng Lê Văn Khoa đã soạn lại Trường ca Hòn Vọng Phu cho dàn nhạc và đồng ca dựa trên căn bản hòa âm ban đầu của tác giả Lê Thương, nhiều đoạn nghe rất thấm! Là một chiếc bình mới đẹp cho món rượu cũ, một loại rượu lâu năm, càng lúc càng hiếm và có giá. Nếu như âm nhạc đương đại có nhiều yếu tố mới, kỹ thuật hiện đại, hòa âm tốt, thu âm hoàn hảo bao nhiêu thì về tính tự tin trong sáng tác càng kém tiền nhân bấy nhiêu!
Hòn vọng phu 1: Đoàn người ra đi
Hòn vọng phu 2: Ai xuôi vạn lý
Hòn vọng phu 3: Người chinh phu về
ns hải phượng
ghệ sĩ Hải Phượng, đệ tử chân truyền của nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo và giáo sư Trần Văn Khê, người được gọi bằng cái biệt danh: đệ nhất cầm thủ. Những album Tiếng Xưa, Bến Xuân rất đáng nghe. Tiếng sáo trúc của Khánh Tường cũng thật đặc biệt. Chỉ bực một nổi bộ gõ toàn là âm thanh điện tử, nghe thật vô hồn. Tiếng đàn bầu với những luyến láy mơ hồ, li ti thật sự là tôi chưa nghe ở ai khác ngoài nghệ sĩ Hải Phượng!
trường ca Hòn vọng phu – 1
Đồng-đăng có phố Kỳ-lừa,
Có nàng Tô-thị họ vừa nung vôi.
(nhại ca dao)

Núi đá vôi “Hòn vọng phu” – Đồng-đăng, Kỳ-lừa, giống hệt một thiếu phụ ôm con đứng chờ chồng về. Ảnh lấy từ trang web phamduy.com
ừ lâu đã nhắc đến Trường ca Hòn vọng phu của nhạc sĩ Lê Thương nhưng chưa post bản nhạc này một cách đầy đủ bao giờ. Đây là trường ca đầu tiên, báo hiệu bước trưởng thành của Tân nhạc. Bản nhạc được chia thành 3 phần. Phần 1: ngày ra đi:
lệnh vua hành quân trống kêu dồn, quan với quân lên đường, đoàn ngựa xe cuối cùng, vừa ruổi theo lối sông…
Phần 2: tâm tình người vợ ôm con chờ chồng về: trời đổ mưa trong tiết tháng ba, suốt năm nước nguồn tuôn đổ xuống Bà, hình hài người bế con nước chảy chan hòa…
Phần 3: ngày người chinh phu trở về: chờ người con, chờ vợ đón, bao ước mong nét xưa hãy còn…
Ba bài ca Hòn vọng phu là một ẩn dụ về những tâm tình biệt ly, đoàn tụ, về công cuộc Nam tiến của dân tộc Việt từ ngàn xưa cho đến tận bây giờ.
Công cuộc Nam tiến ấy bắt đầu với việc gã Huyền Trần công chúa cho Chế Mân để đổi lấy châu Ô, châu Rí, với việc chúa Nguyễn vào Nam và gầy dựng nên đất Quảng-nam, rồi Sài-gòn, Gia-định, Đồng-nai, Hà-tiên… là những cuộc chiến tranh để thống nhất đất nước… Và cho đến tận bây giờ, công cuộc Nam tiến ấy vẫn chưa kết thúc, lớp lớp người miền Bắc, miền Trung chúng ta vẫn đổ vào Nam, sinh sống, lập nghiệp, gầy dựng nên kinh tế phía Nam giàu mạnh.
Hòn vọng phu là trường ca đầu tiên tóm tắt nên tâm sự, nỗi niềm của lớp lớp bao người dân Việt, đã khái quát cả một chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, một bài trường ca của xiết bao u hoài xen lẫn tự hào: tâm sự của người vợ ôm con chờ chồng đi mở mang bờ cõi đã bao năm chưa thấy về, và tâm sự của người chinh phu ra đi, bên thì nợ nước chưa đền, bên thì nợ tình thâm chưa trả.