lý tính thuần tuý

hớ lại thi học kỳ môn học gì quên mất tên, bộ môn Trí tuệ Nhân tạo, khoa Công nghệ Thông tin, ĐH KHTN, quãng năm 2000… Lần đầu tiên thấy đề thi của 1 trường học XHCN lại có 1 câu đầy tính siêu hình học (metaphysics) như thế này: Triết gia Immanuel Kant có câu: Không có bản chất, chỉ có hiện tượng. Anh chị hãy bình luận, phân tích về câu trên và hướng áp dụng vào trong ngữ cảnh môn học Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence).

Nhớ lại chính tôi, những năm 19, 20, suốt ngày đọc Kant và Nietzsche, cực kỳ say mê: Phê bình lý tính thuần tuý (Critique of pure reason). Thậm chí muốn học tiếng Đức để đọc được Kant nguyên bản! Bây giờ gấp đôi tuổi đó, chỉ thích chèo thuyền vượt biển. Đôi khi ta phải biết ơn tất cả những đổi thay, thăng trầm, dù là “thăng” hay “trầm” của cuộc sống! Cũng bởi vì “Trí tuệ nhân tạo” chả thế éo nào mà thắng nổi “Ngu xuẩn tự nhiên” (Natural Stupidity)! 😬

stoic romanticism

o look back a few beautiful moments in my life, well, for me, that’s a kind of Stoic Romanticism – một kiểu chủ nghĩa lãng mạn khắc kỷ: những người theo trường phái khắc kỷ quan tâm về mối quan hệ giữa vũ trụ và sự tự do của con người, họ có niềm tin rằng con người có thể đạt được đến đạo đức bằng cách duy trì ý chí hòa hợp với tự nhiên.

Lưu ý rằng, mấy chục năm về trước, stoicism – chủ nghĩa khắc kỷ, hay ít nhất định nghĩa của nó trong tiếng Việt được hiểu theo một nghĩa khá khác biệt. Quan điểm hiện đại về “stoicism” cho nó một nội hàm mang tính chiết trung, tích cực hơn, đơn giản nhấn mạnh đến tính kỷ luật của hành động, ngày xưa, khắc kỷ mang hàm nghĩa khổ hạnh rõ rệt!

Đoạn 1: cắm trại trên bãi bồi giữa cửa Tiểu và cửa Đại, 2 cửa đầu tiên trong 9 cửa sông Cửu Long, một ngày cực kỳ yên tĩnh, cắm trại, nấu cơm, nằm lắng nghe những tiếng bọt nước li ti vỡ tan, tiếng động rất khẽ khi con nước thuỷ triều len lén dâng cao, tiếng những con cua, con còng thò thụt đầu ra khỏi hang, tiếng mưa rơi tí tách trên mái lều.

Đoạn 2: vượt 2 cửa biển Cổ Chiên và Cung Hầu, bên kia là Trường Long Hoà, Duyên Hải, Trà Vinh, một ngày âm u, mưa dông lớn, sóng trắng xoá và gió lồng lộng cả một dãi bờ biển dài, vài chú chim bồ nông lớn lặn hụp, bắt cá kiếm ăn trong sóng nước. Bác chủ nhà người Khmer hiền từ tốt bụng ngoài dự tính sẵn lòng cho phép tá túc qua đêm.

Đoạn 3: từ cửa Trần Đề, khởi hành từ khoảng 3 giờ sáng, bốn bề là bóng tối, hoàn toàn chèo “mù” dựa vào la bàn và các chi tiết bản đồ đã nhớ trong đầu. Rồi cứ thế sáng dần, cửa sông Mỹ Thạnh dần hiện ra trong ánh bình minh hồng rạng rỡ. Suốt cả chặng đường hướng về Vĩnh Châu chỉ có mỗi chú chuồn chuồn ớt đỏ chói làm bạn đồng hành.

bark canoes and skin boats

ón qùa của một người bạn già Mỹ gởi tặng… cuốn sách hard – copy, hard – cover: The bark canoes and skin boats of North America – Ca-nô bọc vỏ cây và bọc da thú vùng Bắc Mỹ. Cuốn sách chứa đựng rất nhiều thông tin, bản vẽ về những chiếc ca-nô, kayak cổ xưa của thổ dân da đỏ bản địa. Những “nguyên mẫu” trong sách này chính là “tổ tiên” của những thiết kế ca-nô, kayak hiện đại. Thank you so much for the gift! 😀

kayak roll

t is on the list! To quote the upside down text 😬 (to be read when you’re already bottom-up): the same lines which represented the starting position now represent a fish-eye view of the fully capsized position. The phantom lines represent the upright position, or goal. To right himself, the kayaker:

1. Flicks his wrists to swing his knuckles toward his face, thus causing the outboard edge of the paddle to assme a slight planing angle (not show) with the water surface. The remaining steps constitute one continuous movement, to be done as quickly as possible.

2. With his hips and right hand serving as pivot points, he sweeps his forward paddle blade, and his torso, outward in a 90-degree planing arc on the water surface, as shown from position 1 to 3, while pulling down on his left hand and pushing up on his right, thus lifting himself to the surface.

3. Complete the roll by flicking his wrists to flatten the blade angle, then sharply increasing his opposing hand pressures, thus raising himself in a chinning attitude as the paddle blade sinks and is drawn inward. The roll is now completed.

euclidean distance

ường thẳng có phải là đường ngắn nhất giữa hai điểm!? Nhớ lại hành trình chèo 9 ngày qua 9 cửa sông Cửu Long hai năm trước… tôi luôn cố đi thật xa, không được ôm bờ (shore hugging) quá gần. Nhưng nó gần như là một phản xạ vô hình, một tiềm thức về sự an toàn, khi cứ sau 1, 2 giờ chèo lại thấy mình đi gần sát lại bờ. Khi trong con người mình không có đủ sự tự tin, tin vào thể lực, vào khả năng xoay xở của bản thân, tin vào độ an toàn, bền chắc của các thiết bị trên thuyền, thì gần như là một phản xạ tự nhiên không thể khác, cứ chèo một lúc là lại đi gần bờ.

Dù biết rằng “đường thẳng luôn là đường ngắn nhất giữa hai điểm”, băng từ mũi đất này sang mũi đất kia, nhiều khi không thế thấy được bờ, (một phần cũng do địa hình miền Tây rất thấp, chỉ cách bờ 7, 8 km là coi như đã không thấy gì, rất khó dùng địa hình để định vị). Nhưng đường thẳng có phải là ngắn nhất hay không, nó còn phụ thuộc vào “bản lĩnh” của sailor. Không dể gì đi theo một con đường “duy lý”, “duy ý chí”, một con đường của tiên đề số 1 – hệ tiên đề Euclide (2 điểm xác định 1 đường thẳng), một lộ trình do la bàn vạch ra để mà nhắm thẳng tới đích.

stadiametric rangefinding

ác ống nhòm quân sự hay hàng hải chuyên dụng thường có 1 thang đo hiển thị trên khung nhìn, dùng để ước lượng khoảng cách. Mỗi nấc thang đo có đơn vị là mil (mili-radian – 1/1000 radian). Giả sử như biết trước chiều cao của đối tượng đang quan sát (e.g: 1 ngọn núi) là x, thì khoảng cách tới đó: y = x / k * 1000, với k là giá trị đọc được trên thang đo.

Đây chỉ là công thức tính nhẩm gần đúng, vì công thức tính toán chính xác có liên quan một chút đến cosine, nhưng cos của góc rất nhỏ xấp xỉ bằng 1. Ví dụ như, ta biết trước chiều cao của đỉnh núi Thánh Giá – Côn Đảo là 570 m, nếu như trong ống nhòm quan sát thấy núi có độ cao là 20 nấc, thì khoảng cách đến đảo xấp xỉ là: 570 / 20 * 1000 = 28.5 km.

gold plated

ome where on the Cầu Hai lagoon, near Tư Hiền river mouth, Thừa Thiên Huế province, central of Việt Nam. Silhouette of a small bamboo – woven boat paddled by two man in a very scenic, gold – plated sunset.

tại sao kayak? phần 15

hững hành trình dài với kayak có thể là một điều gì đó rất đau đớn và đòi hỏi (painful and demanding). Hầu hết mọi người trong chúng ta đều không có khả năng trở thành một vận động viên chèo thuyền Olympic, nhưng có một khả năng rất khả quan là các vận động viên chèo Olympic chưa chắc đã có thể theo kịp chúng ta trong những cuộc hành trình kéo dài nhiều ngày. Phải chèo thuyền 12 ~ 16 tiếng một ngày (hay thậm chí còn hơn thế) có thể là một cuộc hành xác đau đớn kinh khủng.

Càng kinh khủng hơn nữa nếu phải rơi vào tình huống không thể dừng chèo, vì nếu dừng thì sẽ bị dòng nước hay gió đẩy ngược trở lại, cũng có nghĩa là những nỗ lực trước đó sẽ trở nên vô ích. Nó sẽ trở thành một cuộc đua ai chịu đựng đau đớn giỏi hơn ai, một cuộc đua mà những người bình thường như chúng ta lại có thể thắng được các vận động viên Olympic. Những tay chèo hàng đầu thế giới có thể chèo liên tục 25 ~ 30 tiếng mà chỉ dừng rất ít để ăn uống, và không hề được ngủ!

Sẽ mất khá nhiều thời gian tập luyện để có thể xem những thử thách như thế là việc bình thường. Trong những hành trình dài hơi đầu tiên, tôi đã đem theo vài viên sủi Efferagal codeine làm thuốc giảm đau, nhưng dần dà không còn phải dùng tới chúng nữa. Cũng cần phải nói rõ ràng rằng, đó không phải là một cuộc cạnh tranh, hơn thua với ai cả! Đơn giản chỉ có bạn, con thuyền và biển khơi rộng lớn, chẳng còn ai khác để trách móc, chẳng phải riêng điều đó đã rất tuyệt với sao!?

Và cũng chẳng có ai khác để nhờ vả, giúp đỡ hay nương tựa, cuối cùng, đó chỉ là cuộc chiến với chính bản thân mình, tìm cách vượt qua chính mình. Mỗi người có một sức chịu đựng riêng, một giới hạn riêng, chẳng tranh giành hơn thua với ai cả! Ngày hôm sau tốt hơn ngày hôm trước, có một chút gì đó khác biệt, tiến bộ. Một đôi khi, một số tình huống sẽ giống như là cỡi lên lưng cọp, bạn sẽ chẳng có một backup option hay plan B, hay một câu hỏi dạng what if I fail nào cả!

Những điều đó làm cho “sea – kayaking” khác với những bộ môn thể thao thuyền khác. Không tiện nghi, nhanh chóng như thuyền máy, không thanh lịch, tài khéo như thuyền buồm, không “hồi hộp nhưng ngắn ngủi” như chèo thuyền vượt thác, etc… Chèo kayak đường dài là một điều gì đó rất “đơn giản”, rất “cơ bản”, rất “nguyên thuỷ”… và cũng rất thú vị, cái tiến độ chậm rãi và đau đớn của nó sẽ khiến bạn có thừa đủ thời gian để hoà nhịp trở lại với thế giới sóng nước, với thiên nhiên xung quanh!





tại sao kayak? phần 14

ái định nghĩa ấy dần dà bao gồm cả những kỹ thuật tự cứu hộ (self – rescue techniques) như brace (thuyền nghiêng), roll (thuyền lật) và wet – entry (kỹ thuật leo vào thuyền sau khi đã lật). Cái định nghĩa ấy dần dà bao gồm luôn cả trang thiết bị (ví dụ như thường có 2 mái chèo, 1 dùng chèo trong điều kiện bình thường, và 1 nhỏ hơn, gọi là storm – paddle, dùng để chèo trong dông bão). Như thế, định nghĩa của qajaq là một tập hợp bao gồm thiết kế thuyền, trang thiết bị và kỹ thuật vận hành.

Một bộ 3 đúng như thế, được thiết kế, phát triển và tinh lọc dần dần như một môn thể thao chuyên biệt, vì những trang thiết bị và kỹ thuật đó chỉ có thể áp dụng được đúng với thiết kế thuyền như thế, mà hầu như không thể áp dụng được trên những thiết kế kayak khác. Sự giải thích có thể dài dòng và khó hiểu, nhưng với những ai đã chịu khó chèo kayak đường dài trong một quãng thời gian nhất định đều dần dà sẽ nhận ra rằng, tất cả những yếu tố đó kết hợp lại với nhau, hoàn hảo một cách tự nhiên.

Dường như rằng chúng (3 yếu tố nêu trên: thiết kế, kỹ thuật và trang thiết bị) được “sinh ra là để dành cho nhau”. Thật ra, đó là một quá trình tiến hoá, liên tục phát triển, đúc kết kinh nghiệm trong nhiều thập kỷ của cộng đồng chơi sea – kayak. Điểm khác biệt nằm ở chỗ, họ, những sea – kayaker vốn dĩ đã là những kẻ thích những cuộc “phiêu lưu nhỏ”, kéo dài nhiều ngày (hay nhiều tuần, nhiều tháng), đi qua những dạng hình bờ biển khác nhau, trải qua những biến động thời tiết khác nhau.

Nếm trải bởi chính bản thân họ, thường là không có ai khác, không có lực lượng hỗ trợ hay cứu hộ. Và cái cộng đồng sea – kayaer quốc tế ấy, nó thực sự đông đảo và năng động, họ luôn luôn nghĩ ra những kỹ thuật mới, đi kèm với nó là những trang thiết bị mới. Tại sao vậy!? Đơn giản bởi vì sea – kayak giúp cho những người bình thường, những kẻ chẳng có tài năng hay danh tiếng gì trong xã hội (như tôi) có cơ hội được trở thành một kẻ phiêu lưu, một loại adventure nho nhỏ, vừa sức mình, có kiểm soát.

Dù sao thì những phiêu lưu nho nhỏ ấy cũng tốt hơn ngàn lần, thay vì dành thời gian tán láo và chia sẻ “fake news” trên internet, ít nhất cũng là cơ hội để có thể làm 1 điều gì đó, tuy nhỏ nhoi nhưng có ý nghĩa với bản thân mình. Trong xã hội thông tin tràn ngập như bây giờ, sea – kayak giúp chuyển đổi vai trò của một cá nhân, từ “consumer” (kẻ “tiêu thụ”, “sử dụng” thông tin) trở thành “producer” (người sản xuất, tạo ra thông tin), ít ra cũng là một điều gì đó hữu ích, năng động và lành mạnh.





tại sao kayak? phần 13

ại tiếp tục tản mạn với những suy nghĩ rời rạc, không hệ thống về kayak. Như đã đề cập trong các phần trước, do bản thân khái niệm “kayak” vốn dĩ không phải là chính xác, nhiều người đã đem vào đó rất nhiều loại thuyền khác nhau, nên có một khuynh hướng hiện đại là sử dụng một từ mới: qajaq, một phiên âm khác gốc từ thổ dân Inuit, Eskimo… từ này dùng để chỉ một loại thiết kế riêng biệt, dành riêng để thực hiện những chuyến đi biển nhiều ngày, để phân biệt nó với những loại “kayak” khác.

Một số thiết kế kayak được thiết kế chuyên biệt cho những vùng nước nhiều biến động như các đoạn ghềnh thác trên sông, hay các vùng sóng gần bờ, loại này được gọi là “white – water – kayak” (white water ám chỉ màu của sóng vỡ, sóng bờ – breaking waves), đặc điểm thân thuyền thường ngắn (dưới 12 feet), hơi rộng, được làm bằng vật liệu mềm dẻo để có thể chịu va đập. Một số thiết kế khác gọi là “surfski” với kiểu “open cockpit” – khoang ngồi mở đặc trưng, đây là loại chuyên dùng để surf.

Cả hai loại “white water” ấy đều phải hy sinh tải trọng để có được sự linh hoạt cần thiết trong môi trường biến động. Những chiếc kayak “địa hình” thường chỉ chở được đúng người chèo, không thêm gì khác. Những chiếc surfski phải nhẹ, luôn luôn tiến về phía trước để nước không ngập hoàn toàn vào khoang ngồi mở. Như thế có nghĩa là những kayak thuộc loại “white – water”, mặc dù hết sức phù hợp trong môi trường sóng biến động, lại không phù hợp với những hành trình dài hơi.

Sea – kayak, hay qajaq là loại kết hợp giữa “white water kayak” và “touring kayak”, nghĩa là vẫn có những khả năng nhất định để hoạt động trong môi trường biến động, nhưng cũng có đủ tải trọng để chứa được lương thực, thực phẩm, trang thiết bị, etc… cần thiết cho những hành trình dài. Touring kayak được thiết kế để mang lại tiện nghi cho người chèo không chuyên nghiệp trên những đoạn đường không quá dài. White – water kayak là một loại thể thao giải trí, mạo hiểm ngắn hạn, thường chỉ kéo dài vài giờ.

Còn qajaq (hay tên cũ là sea – kayak) đã dần dần được hình thành trong một định nghĩa tương đối chính xác, là loại thuyền dành cho những cuộc hành trình kéo dài nhiều ngày (thậm chí nhiều tuần, nhiều tháng), thường là đi ven bờ, qua một loạt những loại địa hình địa lý khác nhau, nhưng cũng có khi là những quãng vượt biển kéo dài cả trăm cây số… Cái định nghĩa của qajaq không phải chỉ nằm ở những thân thuyền dài và hẹp, giúp tiết kiệm sức lực khi chèo cắt, trượt qua những con sóng.