máy chèo thuyền

áy chèo thuyền… mô tả chút về cái paddling machine, trước hết, nó không phải là “rowing machine”, mặc dù tiếng Việt đều gọi là “máy chèo thuyền”. Thứ hai nữa, tuy gọi là “ergometer” nhưng không như đồ chuyên dụng, có màn hình hiển thị số Watt, Calories, Kilometers, cái này không có. Dự định là sẽ gắn một cái đồng hồ đo tốc độ xe đạp (đồng hồ đo tốc xe đạp thực chất là chỉ cái máy đếm, sử dụng 1 công-tắc từ – reed switch và 1 cục nam châm để đếm số vòng quay bánh xe, bánh quay 1 vòng thì cục nam châm đi qua, đóng mạch công-tắc 1 lần). Dùng cái đồng hồ xe đạp này không đưa ra được 1 thông tin chính xác nào, ngoại trừ cung cấp 1 độ đo tương đối để bạn biết được đang chèo nhanh hay chậm.

Đưa một ví dụ, giả sự bạn hít đất được 25 cái, giờ muốn tăng lên thành 50 cái nhưng mà tập (hít đất) hoài nó vẫn không lên. Vấn đề ở chỗ cơ thể con người là một hệ thống liên hoàn, cái này phụ thuộc, níu kéo cái kia. Nên tập thêm 5, 7 động tác khác, một thời gian thử lại sẽ hít đất được nhiều hơn. Như tôi tập chèo mãi không lên, bèn phải “cross-training”, tập qua xe đạp để cải thiện hơi thở và tuần hoàn. Thứ đến nữa là sức mạnh và sức bền, giữa 2 hình thức “strength” và “cardio”, không thể bỏ qua cái nào được, một cái tăng sức mạnh của cơ, một cái tăng độ bền của cơ. Trừ khi bạn chuyên hẳn về body – building thì không kể, chứ mọi vận động bình thường của con người đều cần tập luyện kết hợp xen kẻ giữa hai hình thức trên.

Như đã nói, tôi muốn chèo tốt, nhưng chỉ tập chèo không thôi thì không cải thiện sức chèo được, nên phải kết hợp thêm nhiều hình thức vận động khác (cross training), từ tạ, gym, xe đạp, etc… Sau đó, rồi đi một đường vòng lớn, quay trở lại chỗ ban đầu, thuật ngữ gọi là “conditioning”, tức là muốn chèo tốt thì… ta lại tập chèo! 😃 Nhưng nhiều khi công việc bận rộn, hoặc thời tiết không thuận lợi, không phải lúc nào cũng xuống nước được, thế nên nghĩ ra cái “máy chèo khô” này! Máy giả lập khá tốt lực cản đặc trưng của động tác chèo thuyền, có thể chỉnh được sức nặng (resitsance), một số người còn làm 2 cái chân máy hình tròn để máy hơi lắc lắc giống cảm giác chèo trên nước (riêng tôi thì thấy không thật cần thiết nên bỏ qua)!

Về kỹ thuật làm máy này không có gì khó, hai con lăn hai bên được gắn bạc đạn một chiều, cái bánh đà ở giữa chỉ quay một chiều về phía trước, tay trái và tay phải lần lượt thay phiên nhau kéo hệ thống dây làm bánh đà quay. Hệ thống ròng rọc và lò xo giúp cảm giác chèo gần giống với thực tế hơn. Cái bánh đà sử dụng cơ chế ma sát để tăng giảm lực cản, thay đổi sức nặng của mái chèo! Tuy cấu tạo máy đơn giản, dể chế tạo, nhưng cần một số thời gian để cân chỉnh, gia giảm (tăng giảm khối lượng bánh đà, tăng giảm ma sát, tăng giảm độ căng của lò xo) làm sao cho cảm giác chèo được gần với thực tế nhất! Dự tính trong tương lai: thay hệ thống lực cản ma sát (nhanh hư, không được êm) bằng lực cản nam châm!

reed switch

ái đèn pin thợ lặn (chắc là hàng Tàu) hư công-tắc, tháo ra thì mới biết nó là loại công-tắc non-contact, không tiếp xúc, chính là loại công-tắc từ – reed switch lắp trên chiếc kayak của tôi, có 3 cục nam châm nhỏ tương ứng với 2 vị trí mở (on) và 1 vị trí tắt (off). Như thế này thì sửa không khó khăn gì!

walrus pull

gày xửa ngày xưa, khi kayak hãy còn là 1 công cụ “săn bắt hái lượm” ở đảo Greenland. Nói kayak xuất phát từ Greenland chắc không hoàn toàn đúng, nhưng để đơn giản hoá vấn đề, tạm thời chấp nhận như thế. Ngày xưa, những người đàn ông “da đỏ” dùng kayak đi săn hải cẩu (seal), hải mã (walrus). Đây là những loài động vật lớn, nặng từ 1 vài tạ cho đến 1 vài… tấn. Họ ngồi trên xuồng, phóng lao vào những con vật khổng lồ ấy, chúng sẽ không chết ngay đâu, và sẽ kéo mũi lao cùng chiếc xuồng đi cho đến khi kiệt sức, không cần phải nói, đó là 1 cuộc chiến sinh tồn thật sự.

Những “kayaker” sẽ xoay ngang chiếc xuồng lại, tìm cách dìm xuồng xuống nước để làm tăng sức cản, làm con vật mau kiệt sức. Đôi khi, những con vật sẽ kéo chiếc xuồng lật, xoay, lòng vòng như chiếc lá… trong khi người chèo vẫn phải ngồi vững trong xuồng. Ngày nay, người ta không còn săn hải cẩu, hải mã nữa, 5 người đàn ông khoẻ mạnh đứng trên bờ, dùng 1 sợi dây để “giả lập” lực kéo của con hải mã, thử thách người chèo làm sao vẫn giữ vững được trên xuồng. Haiza, xem ra kỹ năng của kayaker hiện đại chẳng là cái gì so với ngày xưa, xem video dưới đây sẽ rõ.

surreal

hèo thuyền trong mưa bão, đó là cảm giác siêu thực – surreal nhất mà bạn có thể cảm nhận. Đã trãi qua 1 số sóng gió, sóng 1.2 ~ 1.6m bạc trắng đầu, nhưng không lưu lại được bức ảnh nào, lúc đó chẳng còn tâm trí (hồn vía) đâu nữa mà chụp ảnh.

Đôi khi xung quanh mình là một màu đen kịt, trời đất tối sầm, sóng gió quay cuồng, lúc nào cũng phải chèo chống đối phó. Nhưng đâu đó đằng kia, le lói một vầng sáng cuối đường chân trời, tự nhủ: cố gắng chèo thêm 1, 2 tiếng nữa sẽ đến được “miền tươi sáng”.

Đôi khi cả không gian tối âm u như bị cái vung lớn chụp lên đầu, nhưng ngay xung quanh chỗ bạn đứng, một quầng sáng tương phản rõ ràng đến từng chi tiết, cảm giác như đứng dưới limelight – ánh đèn sân khấu! 🙂 Một cái sân khấu do mình tự biên, tự diễn, tự thưởng thức!

Chú thích: limelight là loại đèn khí oxy – hydro, ngọn lửa đốt 1 cục Canxi – oxít (CaO), khiến nó nóng lên và phát ra ánh sáng chói lọi, xưa thường dùng làm đèn sân khấu (lime: canxi, vôi, limestone: đá vôi), giờ không ai xài nữa, nhưng thuật ngữ thì vẫn còn sử dụng.

youtuber

ừa đẩy cái thuyền xuống sông cái thằng nhóc chừng 9, 10 tuổi chạy ra: ah, chú là du-tu-bơ phải ko, chú đúng là du-tu-bơ rồi! Mình hỏi lại: du-tu-bơ (youtuber) là cái gì hả con!? 🙂 Trẻ con vô tri, không biết gì, chẳng qua là người lớn dạy cho chúng nó như thế! Haiza, đến người lớn còn không biết, lấy cái gì mà dạy con nít!? Sự yêu nhiên nhiên, thích vận động thì không hiểu và không có, suốt ngày chỉ hóng hớt 3 cái ai-đồ, ai-điếc trên nét… ☹️



water lock

ống ngăn triều, chống ngập Phú Xuân, 1 trong 8 cống lớn của thành phố, đã lắp xong cánh cửa, dự kiến cuối năm đi vào hoạt động, cũng kiểu dự án… “bắt cóc bỏ dĩa”. Nói tới nói lui, bản chất vấn đề vẫn chỉ là: thay vì đắp lên cho cao (thành nền đất bán lấy tiền) thì việc đúng đắn cần phải làm là: khơi ao hồ, lấy chỗ trữ nước dự phòng khi mưa to, lũ lụt, triều dâng! ☹️



great sailor

rên sông SG, nhiều con tàu có tên nghe rất “buồn cười”: Great Sailor, Neptune, Polaris, Northern Star, Alize, etc… những cái tên nghe là biết chỉ mới tiếp cận “vỡ lòng” với văn hoá hàng hải! 🙂 Cũng trong thời gian còn đang “học bơi” đó, TQ đã vét hết sạch cá khắp cả Thái Bình Dương… 😞



hull design

ại nói về hull-design, hình đầu tiên phía dưới, bên trái là tàu Kiểm ngư, đáy chữ V sâu, bên phải là tàu Cảnh sát biển, đáy tương đối bằng, 2 chiếc tương đương về lượng giãn nước (khoảng 400 tấn). Do công năng mà hình thành nên thiết kế, những chiếc KN chịu sóng gió tốt, tải trọng hữu ích tốt, khả năng đi biển dài ngày (endurance) đến 2 tháng, nhưng tốc độ chậm. Những chiếc CSB đáy hơi bằng, tốc độ cao, chuyên truy bắt, rượt đuổi, nhưng tải trọng hữu ích thấp, chịu sóng gió kém hơn, endurance tối đa cỡ 2, 3 tuần…



sông dài

òng em như quán bán hàng, Dừng chân cho khách qua đàng mà thôi. Lòng anh như mảng bè trôi, Chỉ về một bến chỉ xuôi một chiều. Lòng anh như biển sóng cồn, Chứa muôn con nước nghìn con sông dài. Lòng em như thể lá khoai, Đổ bao nhiêu nước ra ngoài bấy nhiêu! 😀 😀