đồn cao

hân chuyện các công trình xây dựng ở Mã Pí Lèng, Đồng Văn, Mèo Vạc… gần đây. Giống như kiểu bạn đi về miền quê gặp được một cô sơn nữ rất đẹp, xao xuyến vô cùng. Ít lâu thì được tin cô ấy lấy chồng, trong lòng không khỏi bất bình: vô lý, không thể như thế, thằng chồng gớm chết.v.v. hoặc cực đoan hơn: không được, cô ấy là của tôi! Haiza, gái lớn người ta phải lấy chồng chứ!

Còn thằng chồng ấy như thế nào, có “tảo hôn” không, có hợp với pháp luật, với thuần phong mỹ tục không… lại là chuyện khác! Năm 2016 trèo lên cái Đồn Cao ở ngay trung tâm trị trấn Đồng Văn này, ngồi ngắm hoàng hôn! Đúng là rất cao, đường bê-tông nhỏ, dốc, xe máy không lên được, leo bộ muốn rạc cẳng. Ai lên rồi mới thấy, làm cái thang máy đứng từ chợ Đồng Văn thẳng lên đỉnh núi cũng là hợp lý!

nợ tầm dương

Nếu anh còn trẻ như năm cũ,
Quyết đón em về sống với anh.
Những khi chiều vàng phơ phất đến,

Anh đàn em hát níu xuân xanh.

ình chụp trong chuyến xuyên Việt năm 2016 tại thị trấn Đồng Văn, đây là lần thứ 3 trở lại Hà Giang. Là ngày Tết, những cô gái người Mông, Dao, Dáy… đều xúng xính trong những bộ quần áo đẹp nhất.

hoa cúc xanh

Hoa cúc xanh, có hay là không có?
Trong đầm lầy tuổi nhỏ của anh xưa.
Một dòng sông lặng lẽ chảy về xa,
Thung lũng vắng sương bay đầy cửa sổ.
Hoa cúc xanh, có hay là không có?
Tháng năm nào ấp ủ thuở ngây thơ.
Có hay không thung lũng của ngày xưa,
Anh đã ở và em thường tới đó,
Châu chấu xanh, chuồn chuồn kim thắm đỏ.

ình chụp trong chuyến xuyên Việt năm 2016, tại phố Cáo, Đồng Văn, Hà Giang, ngày Tết, những đứa trẻ chơi một trò giống như “bịt mắt bắt dê” trên một thửa ruộng bậc thang. Anh đã nghĩ chắc là hoa đã có…

mã pí lèng

Có ai hiểu nỗi hờn ghê gớm,
Trong mắt người trông với núi sương.
Núi hỡi từ đây băng xuống đó,
Chừng bao nhiêu dặm mấy đêm trường!?

ình chụp trong chuyến xuyên Việt năm 2015, trên đỉnh đèo Mã Pí Lèng, Mèo Vạc, Hà Giang. Mang tên “con đường Hạnh Phúc”, hàng trăm người đã chết khi làm đường qua những khu đồi núi thế này!

tử mãn chi

Hương thơm, tìm đã muộn rồi,
Chẳng nên buồn bã oán thời xuân qua.
Gió lay, hồng rụng hết hoa,
Chỉ còn lá biếc cùng là quả thôi!

杜牧
嘆花

自是尋春去校遲
不須惆悵怨芳時
狂風落盡深紅色
綠葉成陰子滿枝

ình chụp trong chuyến xuyên Việt lần đầu tiên năm 2014, và cũng là lần đầu tiên đến với Đồng Văn, Hà Giang. Và những năm tiếp sau đó, còn trở đi trở lại đây 4 lần nữa, một vùng đất quyến rũ, đầy mầu sắc!

tiếng đàn môi sau bờ rào đá

ho những ai say mê cảnh quan, con người vùng đất Đồng Văn, Mèo Vạc, Hà Giang, những ai đã ghé qua Quản Bạ, Sủng Là, Phố Cáo… đã xem phim Chuyện của Pao, những ai yêu thích con người và văn hoá Mông… Trước khi tới Hà Giang, tôi thường đọc những chuyện về trai gái Mông tỏ tình với nhau, họ dùng đàn môi để nói chuyện, ví dụ như:

Khi người con trai gặp người con gái, họ rút cây đàn môi ra nói chuyện, sau khi nói chuyện, nếu thấy người con trai dễ thương, cô gái rút cây đàn môi trả lời lại rồi hẹn nhau ở một nơi nào đó ở trong làng.

Và gặp nhau, cô gái sẽ nhẹ nhàng rung tiếng đàn môi: Anh là ai? Anh ở đâu đến? Em chưa biết tên, em không nói chuyện…

Đọc những lời mô tả có vẻ rất văn chương ấy, tôi đã nghĩ rằng tác giả chỉ thi vị hoá, nói quá lên về cách giao tiếp, đơn giản là trai gái chỉ thổi sáo, đánh đàn cho nhau nghe, thế thôi! Nhưng đã đến Hà Giang 3 lần, đã gặp và nói chuyện với nhiều người Mông, tôi chợt có suy nghĩ: hay đúng là họ có thể nói chuyện, truyền tải thông tin bằng tiếng đàn thật!?

Xem clip dưới đây, tác giả dùng đàn môi để “nói tiếng Anh”, bạn sẽ hiểu làm sao có thể dùng đàn môi để nói chuyện. Xét đến việc tiếng Mông là một ngôn ngữ có đến 8 hoặc 7 thanh điệu (tuỳ vùng), lời nói nghe còn du dương hơn cả tiếng Việt, không monotone như tiếng Anh. Hãy tưởng tượng trong đêm thanh vắng, những lời tự tình ấy vang đi khắp núi rừng.

Kỹ thuật lồng ghép tiếng nói trong âm nhạc này cũng đã được trình bày bởi TS. Trần Quang Hải, nhưng tiếc là tôi chưa tìm được các tài liệu minh hoạ chính xác. Kỹ thuật này đã được áp dụng ở châu Âu để cho những người có khiếm khuyết về thanh quản có thể “phát âm”, diễn đạt được điều mình muốn nói.

bắc hành – 2016, phần 20

hững cung đường quen thuộc đã qua lại 4, 5 lần, không muốn chụp nhiều ảnh nữa, và có chụp nữa cũng không thể đẹp hơn (kỹ năng “nhiếp ảnh” của tôi có hạn, xin xem thêm về Hà Giang trong các album ảnh trước). Nhưng vẫn muốn đi qua một lần nữa, cho tâm hồn được lẩn khuất ở đâu đó trong những áng mây mù giăng ngang trên những vách đá tai mèo.

Ghé quán quen cũ, ăn một bát cháo ấu tẩu, trước khi tiếp tục hành trình. Một niềm vui nho nhỏ khi mà mình đi đâu, người ta cũng nhận ra, ah, thằng này đã đến đây năm trước! Và các câu chuyện, vì thế, cũng trở nên cởi mở, chân tình, thân mật hơn. Trong suy nghĩ thoáng qua phút chốc, có khi nào, chỉ là giả sử thôi, mình nhận lấy nơi đây làm quê nhà không nhỉ!?

Cao nguyên Đồng Văn, nơi mà người dân một phố núi như Hà Giang vẫn gọi là… vùng cao. Thời tiết không lạnh lắm, thấp nhất cũng chỉ tầm 10 ~ 12 ℃, như vậy chạy xe máy không giày (chỉ mang dép), không găng tay vẫn thoải mái. Xuống dưới 8℃ thì nên mang giày vào, xuống dưới 4℃ thì nên thêm găng tay, còn xuống dưới 0℃ thì… nên nghỉ không đi nữa!

Những cuộc gặp gỡ bất ngờ, thú vị trên đường, những bạn trẻ, rất trẻ, cùng chia xẻ chung một niềm đam mê dịch chuyển, lang bạt đây đó! Những câu chuyện trao đổi, những thông tin, kinh nghiệm về lộ trình phía trước! Chúc các bạn trẻ đi, hãy đi thật nhiều và đi thật xa! And the road becomes my bride…, nghe đâu đó quanh đây, là nhạc của ai thế nhỉ!? 😀



bắc hành – 2016, phần 19

ũng từ Lào Cai đi Hà Giang, nhưng không chọn con đường đi sát biên giới (Mường Khương, Y Tý, Bát Xát, Si Ma Cai, Xín Mần, Hoàng Su Phì…) như năm ngoái nữa. Từ Lào Cai lùi sâu một chút vào trong nội địa, đến Phố Lu, rồi theo quốc lộ 279 đi Phố Ràng, Quang Bình, Việt Quang, tp. Hà Giang. Nếu nhìn trên bản đồ địa hình, tổng thể miền bắc như một cái quạt.

Mà các nhánh núi (và nương theo đó là những con đường) là những cái nan quạt quy tụ về đồng bằng Bắc Bộ. Nên từ thủ đô Hà Nội đi các tỉnh biên giới thì đều dễ dàng, nhưng đi giữa các tỉnh biên giới với nhau lại rất khó khăn, do thiếu đường sá vượt qua các dãy núi cao. Quốc lộ 279 bổ khuyết sự thiếu hụt đó, bắt đầu từ Điện Biên và kết thúc ở tp. Hạ Long.

Trên bản đồ, nhìn như một vòng cung ôm trọn hết cả miền Đông Bắc và Tây Bắc. Và ngay cả cái tên 279 của con đường cũng mang một ý nghĩa quốc phòng đặc biệt, là trực tiếp gợi nhớ về sự kiện tháng 2 năm 1979. Thời tiết quay trở lại mưa phùn và gió bắc, tuy không thực sự lạnh lắm, đoạn đường từ Phố Ràng đi Việt Quang rất xấu, lầy lội, trơn như đổ mỡ.

Từ đây chủ yếu là thế giới của người Tày, những bộ trang phục đen đơn giản, nam cũng như nữ, chỉ có đôi chút màu sắc, hoa văn ở thắt lưng và khăn đội đầu. Tuy vậy, những bộ y phục ngày Tết, lễ của họ cũng thực sự rất đẹp, cùng một kiểu với quần áo thường ngày, nhưng may bằng chất liệu nhung đen sang trọng, trông có phần chải chuốt và cầu kỳ hơn!



bắc hành – 2015, phần 10

Đường về miền xuôi, biết bao đò bao quán mới,
Đường dài mà vui, hỡi người bạn đường nặng vai.

Người về miền xuôi, Trường ca Con đường cái quan - Phạm Duy 

Chặng 10: Hà Giang ❯ Việt Quang ❯ Tuyên Quang ❯ Đoan Hùng ❯ Phú Thọ ❯ Vĩnh Yên ❯ Hà Nội ❯ Phủ Lý ❯ Ninh Bình ❯ Tam Điệp ❯ Hà Trung ❯ Vĩnh Lộc ❯ Cẩm Thuỷ ❯ Ngọc Lặc ❯ Lam Sơn ❯ Yên Cát ❯ Nghĩa Đàn

Sài gòn ⇔ Hà nội 2015
Sơn Tây 2015
Yên Bái 2015
Lào Cai 2015
Hà Giang 2015
Đồng Văn 2015
Mèo Vạc 2015

ẫn còn muốn rong ruổi thêm nữa trên các nẻo đường biên giới phía Bắc, nhưng chắc phải để dành cho những chuyến sau. Bắt đầu hành trình ngược trở lại, từ Hà Giang qua Tuyên Quang xuống Hà Nội để về lại Sài Gòn. Từ miền núi qua trung du, xuôi theo dòng sông Lô qua Bình Ca, Đoan Hùng, Việt Trì… rồi về với đồng bằng. Tuyên Quang là miền đất có rất nhiều địa danh lịch sử, danh lam thắng cảnh, nhưng đã có kế hoạch cho Tuyên Quang trong một chuyến đi khác.



Quá Ninh Bình, vào địa phận Bỉm Sơn, Thanh Hoá, nhận thấy QL1 mùa này đường quá xấu và đông đúc, quyết định rẽ nhánh về Nam bằng đường Hồ Chí Minh, nhân tiện ghé qua thăm thành nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc, một biểu tượng của những ước vọng, dự tính non trẻ, dở dang, không thành của Việt tộc… Đường HCM khúc này rất tốt, rộng, thẳng, độ dốc vừa phải, vắng người và xe, lại ít gió bụi, tốc độ lúc nào cũng có thể giữ trên 60 kmph, chỉ hơi vòng vo hơn một chút so với QL1.



Cả một vùng trung du, miền núi phía tây khu 3 (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh) không như tôi nghĩ ban đầu, phong cảnh xanh mướt, đất đỏ bazan màu mỡ, hoạt động nông nghiệp quy cũ, làng quê có vẻ trù phú. Đôi chỗ, người nông dân đã liên kết xoá ranh giới đất đai từng nhà để trồng trọt và sản xuất trên quy mô lớn hơn, nương rẫy dài nối tiếp nhau… Phong cảnh tuy không thể đặc sắc như vùng Tây Bắc, nhưng cũng có nét thú vị riêng. Thật là: đi một ngày đàng học một sàng khôn vậy!



bắc hành – 2014

Người về miền xuôi, đem theo tình người miền núi,
Nhà sàn lả lơi, đứng bên đường hoang vắng soi.
Đưa chân anh qua đồi, cơm lam đem theo người,
Lên cao anh ôm trời, để dòng suối lẻ loi…

Người về miền xuôi - Phạm Duy 

hi chép linh tinh trên đường thiên lý ra đất Bắc… Ai về Bắc, ta đi với; Thăm lại non sông giống Lạc Hồng… Đôi khi phải hơi điên điên một chút, phải có cái nhìn bóp méo thực tế (reality distortion field) một chút, cười khinh khỉnh vào cái thực trạng xã hội bullshit bây giờ, để tâm quan sát, tìm kiếm… thì mới nhìn ra những điều tốt đẹp xưa cũ, mới nhận ra đâu là cái chất Việt thuần hậu!

HÀ NỘI

Cái logo di sản văn hoá phi vật thể của Unesco có thể được thấy trang hoàng khắp mọi nơi ở Hà Nội, cái hình tròn có lỗ vuông ở giữa, nhìn giống đồng tiền xu cổ, hình như phản ánh đúng thực tế Hà Nội bây giờ: vật giá ngày càng đắt và con người ngày càng rẻ!

BÁI ĐÍNH

Quy mô rất hoành tráng (dù điều đó chẳng có gì khó với kỹ thuật xây dựng hiện đại), nhưng đường lối kiến trúc đúng chất Việt, từ lầu chuông gác trống cho đến đường nét các mái, kèo, xà, cột… không tạp nham, lai căn, vớ vẩn kiểu Đại Nam, Suối Tiên…

TRÀNG AN

Sơn thuỷ hữu tình, thật là nơi quyến rũ lòng người! Nước suối trong vắt, cá chép vàng choé lượn lờ dưới đáy rêu, các loài thuỷ cầm tự nhiên: cốc, vịt… bơi lội tự do! Sẽ có một ngày ta mang chiếc xuồng ra đây chèo đi chơi bằng hết các ngõ ngách sông ngòi và hang động!

SAPA

Ở Hà Nội, người ta bắt chuyện với mình bằng tiếng Anh, còn ở đây, người ta nhận ra ngay người Việt. Xứ sở của lạnh giá và sương mù, phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp! Con người ta sống giản đơn, và cũng học đòi những thói xấu hiện đại… theo cách đơn giản!

Vốn không sợ độ cao, nhưng thỉnh thoảng vẫn cảm thấy ngợp trước núi đồi trùng điệp nơi đây. Sapa mùa này, phải thật kiên nhẫn mới chụp được một khung hình đẹp, ánh mặt trời rạng rỡ chỉ hiện ra vào một vài thời khắc hiếm hoi trong ngày, khi màn sương mù lạnh giá tạm vơi bớt.

Đa số chúng ta (kể cả tôi) tới đây với mong muốn có được những khung hình đẹp, nhưng phải chăng đó là tất cả mục đích của hành trình? Suy rộng ra, cái câu hỏi: chúng ta tới đây để làm gì? ấy, nếu ai đó còn có trong đầu một câu trả lời, tức là còn… chưa trả lời được vậy! 😀

Những cung đường Tây Bắc không dành cho người yếu tim, chỉ một giây lơ là mãi ngắm nhìn cảnh quang xinh đẹp là đã có thể lạc tay lái xuống vực. Khác với thời tiết 3°C mấy ngày đầu lên đây, những ngày sau ấm hơn và có nắng, hôm nào máy ảnh cũng hết sạch pin rồi mới trở về!

LAI CHÂU

Đèo Ô Quý Hồ, dài và hiểm trở, cắt ngang qua dãy Hoàng Liên Sơn, đổ từ độ cao 2000 m xuống 1000 m, đúng nghĩa là dốc thăm thẳm. Một bên là đỉnh Phan Xi Păng, bên kia là huyện Tam Đường, Lai Châu. Bên này đèo thời tiết ấm và khô, bên kia, phía Sapa, lạnh và ẩm.

Cả một vùng Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ, t.p Lai Châu tương đối ít núi cao, khí hậu ấm hơn, đất đai cũng rộng rãi hơn, con người cũng có phần cởi mở, thân thiện hơn. Hôm nay cũng là ngày Tết của họ. Tiếc là đã đến Sìn Hồ mà không đủ thời gian để đến Pú Đao…

BẮC HÀ

Đi chợ phiên Bắc Hà đầu năm (cách Sapa hơn 100km), tình cờ ghé qua đây, ngồi bên ngã ba sông Hồng và sông Nậm Thi, cầu Cốc Lếu, bên kia sông là Hà Khẩu, Trung Quốc. Và cũng thật tình cờ, mùa này tháng 2, chính xác là ngày 17 tháng 2, đúng 35 năm trước

Phiên chợ đầu năm chưa đông, nhưng đã rực rỡ sắc mầu, riêng người Mông đã có 5 sắc khác nhau (đen, hoa, xanh…), người Dao có đến 23 nhóm nhỏ (đỏ, đen, xanh, trắng…), lại còn Thái, Tày, Nùng, Dự, Giáy… Học cách phân biệt các sắc mầu cơ bản cũng đã hết cả một buổi.

Khá nhiều địa danh vùng Đông Bắc, Tây Bắc Việt Nam có nguồn gốc từ tiếng Hoa, chính xác hơn là phát âm theo tiếng Quan Thoại giọng vùng Vân Nam, Trung Quốc. Ghi lại ở đây một số từ phổ biến:

tả, , đại, lớn: Tả Van; séo, , tiểu, nhỏ: Séo Tung Hồ; lao, , lão, già, cũ: Lao Chải; sìn, , tân, trẻ, mới: Sìn Hồ; phìn, , bình, bằng: Tả Phìn; thàng, , đường, ao, đê: Lùng Thàng; chải, , trại, trang trại: Mù Cang Chải; cai, , nhai, ngã tư: Si Ma Cai; hồ, , hà, sông: Ô Quý Hồ; chéng, , giang, sông: Sín Chéng; cấu, , câu, suối: Cán Cấu; san, , sơn, núi: Phìn San; sàng, , thượng, bên trên: Sàng Chải; sả, , hạ, bên dưới: Sả Séng; tung, , trung, ở giữa: Tung Chải; tra, , gia, nhà: Má Tra; sa, , sa, cát: Sa Pa; sử, , thạch, đá: Mù Sử; lủ, , lộ, đường: Ma Lủ; ma, , mã, ngựa: Ma Sa Phìn; lùng, , long, rồng: Lùng Phìn; giàng, , dương, con dê: Giàng Phìn; nàn, , nam – phía nam: Nàn Sán

HÀ GIANG

Đã Hà () lại còn Giang (), nơi đây có rất nhiều suối, sông nhỏ chảy dọc theo thung lũng, bản làng cũng nương theo đó hình thành. Những ngôi nhà sàn của người Tày dài thậm thượt, ruộng nương xanh tốt. Hà Giang là vùng đất mà tôi thích nhất trong số những vùng đã đi qua!

Cao nguyên đá Đồng Văn, như bị lạc vào một ma trận, một sa mạc đá. Đá mọi nơi, nhìn hoa cả mắt, thi thoảng mới thấy chút xíu đất có thể trồng trọt. Gió lạnh căm căm thổi suốt ngày đêm, một cái lạnh khô khốc, các làng xã đều xây hồ treo lớn chứa nước phòng khi hạn hán.

Cuộc sống nơi đây cực kỳ khắc nghiệt, thế nhưng khác hẳn với cái nhếch nhác vùng Sapa, cư dân nơi đây có vẻ chỉnh tề, quy củ, kỷ luật, từ y phục cho đến sinh hoạt, sản xuất, vui chơi. Cảm thấy được nghị lực và sức sống vươn lên từ vùng sa mạc đá này!

Tp. Hà Giang, Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, về lại Hà Giang, một vòng 300 km. Làm 2 vòng như thế theo 2 chiều ngược nhau để không bỏ sót điều gì… nhất là Mã Pí Lèng hùng vĩ nhất VN, con đèo mà nhiếp ảnh nghiệp dư như tôi không thể nào lột tả hết được.

Không quên ghé qua Sủng Là, nơi quay phim Chuyện của Pao. Bây giờ đúng vào mùa hoa tam giác mạch tim tím và hoa cải vàng ươm nở rộ trên cao nguyên hun hút gió. Đến để biết rằng một không gian như thế, những con người như thế… là điều hoàn toàn có thật!

Kể chuyện đi ăn cháo ấu tẩu tại Hà Giang. Ấu tàu là loại củ kịch độc, dùng làm thức ăn phải qua chế biến kỹ càng. Bữa đầu tiên, bát cháo có mỗi lát ấu tẩu bằng cái móng tay. Ngồi nói chuyện trên trời dưới đất với vợ chồng chủ quán, phong thái người Bắc xưa, chẳng có gì giống Bắc bây giờ, đã thấy là một chuyện lạ (nghĩ bụng là dạng Kinh già hoá Thổ, người xuôi lên mạn ngược lập nghiệp lâu đời, giữ nguyên giọng nói, phong cách xưa cũ). Đến bữa thứ hai, ngoài vài lát ấu tẩu, còn được thêm cái móng heo, thêm một chút lạ. Đến bữa thứ ba, thấy chuyện lạ nhất: được một tô toàn ấu tẩu, ăn đến phát ngán! 😀