maiana

ệ thống AIS (nhận diện “đối phương” tự động) cho tàu thuyền MAIANA, mã nguồn mở GPLV3, chọn giấy phép này là để khó bị các công ty thương mại thâu tóm và biến thành close-source! Nhỏ gọn, cái ống trong hình đường kính cỡ 1 inch, dài dưới 10 inch, điện tiêu thụ cỡ 2W (0.1666 amp với hệ thống 12V)… hoàn toàn phù hợp để lắp trên 1 chiếc xuồng kayak!

Trong một con người luôn luôn có một vài cái mâu thuẫn, em là em vẫn thích một chiếc thuyền mà bước lên chỉ cần nói: “Hey, boat (not Hey Siri), prepare to sail !” … nhưng đó thực ra chỉ là một mặt nhỏ của vấn đề thôi! Mặt lớn hơn, quan trọng hơn rất nhiều là làm sao đi ra ngoài kia, nhúng nước cho nó ướt từ đầu đến cuối, theo cách đơn giản nhất, đáng tin cậy nhất!

alcohol stove, 2

iết là mọi người sẽ cười nhưng đây chính là cái bếp đi cùng em qua đại dịch! 😃 Không nên xem thường cái món “đồ chơi” này, nhỏ bằng chén uống trà, làm bằng đồng nguyên chất, hiệu Trangia, dùng cồn y tế, cồn thì không thiếu, trong xưởng mộc luôn có cả chục lít, hết thì ra tiệm thuốc tây đầu ngõ mua! Trangia nó tự hào, thiết kế đơn giản vậy mà nhiều người đã thử copy… nhưng chưa ai hoàn toàn thành công!

Không cần phải đợi giao hàng và cồng kềnh, nguy hiểm như gas, không bẩn và phức tạp như bếp xăng dầu, nhỏ nhẹ và đơn giản, cấu tạo không có gì để mà hỏng hóc! Từ nhỏ đã thích bếp cồn (alcohol stove) vì nó nóng mà lại sạch, ngày xưa trong nhà, mỗi sáng đều pha cà – phê bằng cái đèn cồn phòng thí nghiệm mẹ đem từ bệnh viện về! Về cái gọi là “chất đốt”, hiện tại mới là xăng E5, nhưng sẽ tiến tới E95 rất nhanh thôi!

gpsmapp 66

ó nghĩ thế nào thì cũng không qua được Garmin. Con GPSMap66 này có 1 tính năng đặc biệt là “Expedition mode”, mỗi lần sạc chạy liên tục được khoảng 16 tiếng, khi bật chế độ Expedition, máy sẽ đi vào 1 dạng ngủ đông – hibernation, chỉ ghi nhận toạ độ GPS 30 phút 1 lần, như thế kéo dài thời gian sử dụng lên đến 200+ giờ, đủ cho 1 tuần ~ 10 ngày không phải sạc. Khi đang “ngủ”, bấm nút nguồn, máy sẽ mất vài giây để activate trở lại!

Không ghi nhận liên tục vị trí GPS có hơi “không được đẹp”, nhất là với những ai muốn “khoe” GPS track log, nhưng 1 khi đã “chơi thật” thì chuyện đó không quan trọng nữa! 🙂 Trên con 66 này cũng đã có “thuê bao inReach”, 1 dạng tin nhắn 2 chiều qua vệ tinh (Iridium), người dùng thuê theo tháng, có thể gởi tin nhắn qua / lại với 1 số máy bất kỳ, giá thuê bao không mắc, khi không có nhu cầu nữa có thể dừng dịch vụ, rất cần thiết khi phải gởi tín hiệu SOS!


giao mùa

uối cùng cũng chọn được 1 cây ưng ý, dùng chung pin 2A với các thiết bị khác, độ sáng 400 lumen, 2 mức sáng trắng + 1 chế độ sáng đỏ nhấp nháy làm đèn hiệu… Chính thức giao mùa, giao mùa phương Nam không quyến rũ rõ ràng như phương Bắc, nhưng cũng đủ để làm người ta cảm nhận được sự đổi thay đang dần xâm lấn… 🙂 Giao mùa, cái cảm nhận thiên khí tuần hoàn ấy làm người ta hiểu rằng nhân sinh hữu hạn, muốn làm gì thì hãy làm đi, quang âm lần lữa không chờ đợi ai…

Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi…

gopro remote

ái remote chết, thật ra đã “ngáp ngáp” từ lâu, mở ra thấy cục pin phồng lên, đem đi 2, 3 tiệm đều không có pin thay. Hết cách bèn chạy ra Nhật Tảo, ghé chỗ người quen nhờ kiếm cục pin, về nhà tự hàn mạch. Hàng này từ lâu không còn SX, chỉ người trong nghề mới kiếm được loại tương đương, cục pin gốc (công nghệ của gần 10 năm trước) dung lượng 50mAh, cục mới kích thước xêm xêm, dung lượng 500mAh, hơn 10 lần.

Khi bạn dần dần ghét đồ điện từ, nghĩa là bắt đầu… già! 😞 Thử tưởng tượng 30, 40 năm nữa, chúng ta hỏi đám trẻ: thế cái máy này… bao nhiêu “bit”, chúng nó sẽ cười cho thối mũi, vì lúc đó không còn ai biết “bit” là gì, toàn bộ đã được tính bằng “qubit” !!! 😅😅

boat automation

iếp tục nâng cấp, chỉnh lý, có vẻ như dần đi về phương pháp đúng, gắn thêm 2 cái mạch BMS – battery management system… Điện tử tàu thuyền có những tiến bộ khác xa trước kia: AIS, Radar solid state, Sonar, etc… tất cả kết nối mạng quy về 1 máy tính trung tâm xài Raspberries.

“Home Automation” là xưa rồi, giờ là “Boat automation”, vấn đề là “Home” nằm ở đâu thôi, nhưng ở đâu thì cũng không phải kiểu tào lao Đen Vâu! 🙂 Haiza, “đăng sơn viễn vọng”… sợ là không có thời gian để học biết hết… 🙁

hàn

ự phát hiện dùng sai tiếng Anh, hàn chì khi nối dây không phải gọi là “weld” mà là “solder”, vì chỉ có chì nóng chảy chứ dây thì không, trong tiếng Anh thì “weld”, “solder”, “braze” là 3 từ có nghĩa khác nhau, tiếng Việt đều chỉ có 1 chữ “hàn”… Haiza, bởi mới nói những vấn nạn của XH Việt ngày nay có nguyên nhân phần lớn bắt đầu từ ngôn ngữ và tư duy!

Thiếu phương tiện tư duy dẫn đến lười suy nghĩ, hoặc suy nghĩ kiểu “hàm hồ”, rồi nghĩ ai cũng giống mình, rồi thêm bước nữa là cứ nhất quyết bắt người khác cũng phải giống mình! Riết rồi mất luôn khả năng tự phản tỉnh, tự nhìn nhận khác biệt, cộng thêm tác hại của MXH, ai nói gì cũng nghe, ai xúi gì cũng làm, mãi ngây ngô như thủa hồng hoang… 😢

compass

acebook nhắc ngày này năm trước, lọ mọ đi hàn mấy con LED vào trong cái la-bàn. Giờ có nhiều loại la-bàn xài siêu-nam-châm (super magnet, rare earth magnet, neodymium magnets) nên chuyện ảnh hưởng từ tính bởi môi trường hầu như không có, bảo đảm chính xác, an toàn, nhưng tìm hoài thị trường nội địa không có, chẳng lẽ lại phải đặt Amazon ship về!? 😞

Nhân nhắc chuyện “các ngành công nghiệp hỗ trợ”, haiza, đụng đâu là hàng TQ đó, từ con ốc vít, cho đến 1001 thứ linh tinh khác. Các vị quan chức vẫn còn ngồi bàn chuyện con gà và quả trứng. Quan điểm cá nhân: “dân sinh” phải tốt thì mới phát triển được SX hàng hoá! Mà “dân sinh” tốt là do “dân khí”, mà “dân khí” như hiện tại đúng là suy đồi đến mức tệ hại, mạt vận! 😞

reed switch

ái đèn pin thợ lặn (chắc là hàng Tàu) hư công-tắc, tháo ra thì mới biết nó là loại công-tắc non-contact, không tiếp xúc, chính là loại công-tắc từ – reed switch lắp trên chiếc kayak của tôi, có 3 cục nam châm nhỏ tương ứng với 2 vị trí mở (on) và 1 vị trí tắt (off). Như thế này thì sửa không khó khăn gì!

18650

ừa nâng cấp hệ thống điện trên xuồng xong, đem ra phơi nắng kiểm tra tấm pin năng lượng mặt trời, giữa trưa, đồng hồ đo nhảy vùn vụt, chứng tỏ hệ thống hoạt động tốt, mà cũng cho thấy bức xạ mặt trời mấy ngày hôm nay thật kinh khủng! Trong hình: 2 block pin 18650, tổng dung lượng 20mAh, mỗi block gồm 3 viên mắc nối tiếp, hiệu điện thế danh định (nominated) 11.1V, tối đa: 12.6V. 18650 là loại pin tốt nhưng khó tính, nếu để sụt áp xuống dưới 1.7V thì pin chết, vất đi không cứu được.

Sau một thời gian xài pin lithium-ion 18650, tôi thêm vào 1 mạch đo điện thế, nếu áp xuống dưới 9V thì lắp tấm năng lượng mặt trời vào để sạc pin, nếu xuống dưới 6, 7V thì nên ngắt toàn hệ thống nếu không muốn hư pin (có 1 cái master-switch, công tắc tổng). Thêm nhiều cải tiến nho nhỏ khác, hệ thống có 3 ngõ ra: 2 ngõ 5V USB, 1 ngõ 12V DC, nên từ đây sạc được hầu hết các thiết bị điện tử: iPhone, máy ảnh, Garmin, bộ đàm, etc… Thay con relay xịn hơn để chạy máy bơm nước (bilge pump)! 😀