đọc vị

ảnh quan tuyệt đẹp trên đèo Ô-quý-hồ, Sapa. Lần đó chạy xe máy qua, từ bên phía Lai Châu còn kêu mía đá giải khát, qua bên kia đỉnh đèo phía Lào Cai là đã phải mặc áo ấm, đốt lửa sưởi, mưa đá bằng to bằng cỡ hạt gạo quất rát cả mặt! Cái đám “lều báo” cứ mở miệng là “phịch thủ” ấy dám cá chẳng bao giờ rời mắt khỏi màn hình laptop mà nhìn xem, cảm nhận thế giới thiên nhiên như thế nào, vì còn mãi quay cuồng trong mớ suy nghĩ GATO lặt vặt, còn mãi tìm cách “đọc vị” người khác! 😀

ô quý hồ

Chặng đường ta đã đi qua,
Hiếm hoi mới gặp đoá hoa thắm hồng.
Ngẩng đầu lên, hỏi mênh mông,
Chỉ nghe ngọn gió đằng đông thổi về.

ình chụp trong chuyến xuyên Việt năm 2015, dưới chân đèo Ô Quý Hồ, gần ngã ba Tam Đường, Phong Thổ, Lai Châu. Hai thiếu nữ người dân tộc Mông rực rỡ đến sặc sỡ trong trang phục truyền thống ngày Tết!

Sapa và Sapả

Màn sương trướng tuyết xông pha,
Nghĩ thêm lạnh lẽo kẻ ra cõi ngoài.

ình chụp trong chuyến xuyên Việt năm 2014, Sa Pả là tên một xã của huyện Sa Pa, nằm trên đường về thành phố Lào Cai. Riêng những cái tên này cũng có thể gợi lên khá nhiều suy nghĩ ngôn ngữ học.

bắc hành – 2016, phần 18

hành phố Lai Châu, này là lần thứ 3 qua đây! Cái đẹp của một thành phố được xây mới từ con số không: mọi thứ đều nhìn có vẻ chỉn chu, khang trang, ngăn nắp, quy hoạch rất rõ ràng. Một ngày nắng ấm rất đẹp, bầu trời trong xanh, ở đèo Ô Quý Hồ băng tuyết đã tan và đã thông xe. Đi phượt xe máy như tôi thì thực ra thời tiết băng giá… không hề vui chút nào!

Lai Châu, Điện Biên nằm về phía bắc của Mai Châu, Mộc Châu, Yên Châu, Thuận Châu… nhưng khí hậu lại ấm hơn chút đỉnh, đó là nhờ dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ che chắn bớt một phần gió mùa đông bắc. Đèo Ô Quý Hồ băng ngang qua Hoàng Liên Sơn, bên này đèo thì uống mía đá, bên kia đèo thì đốt lửa sưởi. Lên Sapa không còn dấu tích nào của băng tuyết.

Chỉ có hai bên đường, người dân la liệt chào bán thịt bê, trâu, những gia súc đã chết trong vụ rét mới vừa qua. Sapa đang đổi thay từng ngày, xây dựng bốn bề, người xe nhộn nhịp! Chỉ ghé Sapa độ hơn 1 tiếng đồng hồ, ngồi nói chuyện với những người quen cũ ở đây! Luôn có nhạc Pháp, và cà phê rất ngon, miễn phí dành cho tôi mỗi khi quá bộ Sapa này! 😀

Qua hết Lai Châu, từ Tam Đường, đèo Ô Quý Hồ, thị trấn Sapa về lại thành phố Lào Cai là vùng đất đã quen thuộc, không chụp nhiều ảnh nữa! Như một thói quen, dừng chân Lào Cai, ngồi trầm ngâm bên cầu Cốc Lếu, bên kia sông là Hà Khẩu, Trung Quốc. Đâu đó vẫn nghe loa phát bài hát, hát rằng: rằng anh thương em… hỡi em yêu ở cuối sông Hồng…



bắc hành – 2015, phần 4

Gối đầu trên Lào Cai, Việt Trì,
Em nằm tóc xõa bãi cát dài,
Thả hồn mơ tới Thái Bình qua Sơn Tây.

Tiếng sông Hồng, Trường ca Hội trùng dương - Phạm Đình Chương 

ên đến Sapa một ngày rét đậm, hôm đầu tiên chứng kiến ngay một trận mưa đá, những giọt nước đóng băng bằng cỡ hạt đậu, rơi xuống đất rào rào bắn tung toé như muối hạt. Cũng có ý ở Sapa lâu một chút, hy vọng sẽ có tuyết… Chính giữa trưa mà cả thành phố chìm ngập trong biển sương mù. Những người dân tộc nhóm lửa sưởi bên nhà sàn, còn mình thì cứ tay trần lái xe từ giờ này sang giờ khác, mới biết những tháng ngày chèo thuyền cũng tương đối mang lại chút kết quả!



Người ta vẫn thường hay kháo nhau về những miền gái đẹp như ở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu… Thực ra theo tôi, đó chỉ là một cách nói. Ở đâu đất đai rộng rãi, khí hậu tương đối ấm áp, có thể sản xuất được, đời sống không quá khó khăn, ở đâu sơn thuỷ hữu tình, núi non hùng vĩ, lòng người cũng khoáng đạt, rộng rãi như thiên nhiên vậy. Ở đâu hội đủ cả hai điều kiện vật chất và tinh thần nói trên, thì ở đó con người sẽ đẹp, gọi là miền gái đẹp cũng là đương nhiên, không có gì là lạ!



Năm ngoái đã thăm thú kỹ Sapa và các vùng phụ cận, năm nay chỉ ghé qua để đi lại vùng chân núi Hoàng Liên Sơn, phía bên kia đèo Ô Quý Hồ. Cảnh quan rộng lớn, núi non cao ngút choáng ngợp, thật là nơi mở rộng tầm mắt và lòng người. Cái cảm giác tay lái chênh vênh trên bờ vực thẳm, cảm giác mỗi người chỉ là một hạt cát trong thiên nhiên bao la… Con người ta sinh ra vốn là như vậy, không phải những thứ gian vặt, tẹp nhẹp, tủn mủn của cuộc sống thường ngày trong cái xã hội bây giờ.