các sa miên

Cỏ xanh như khói bến xuân tươi,
Lại có mưa xuân nước vỗ trời.
Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách,
Con thuyền gối bãi suốt ngày chơi.

阮廌
寨頭春渡

渡頭春草綠如煙
春雨添來水拍天
野徑荒涼行客少
孤舟鎮日擱沙眠

ình chụp trong chuyến xuyên Việt năm 2017, gần Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Những mẫu thuyền thon dài truyền thống vẫn được ngư dân ưa chuộng sử dụng, bên cạnh những mẫu thuyền to bè hiện đại!

nhớ không vừa

王安石
示長安君

少年離別意非輕
老去相逢亦愴情
草草杯盤共笑語
昏昏燈火話平生
自憐湖海三年隔
又作塵沙萬里行
欲問後期何日是
寄書應見雁南征

ình chụp trong chuyến xuyên Việt năm 2016, đi ngang qua trường cấp 2 cũ – Trưng Vương – Thánh Tâm – Đà Nẵng, những năm tháng học ở đây, bao nhiêu kỷ niệm xưa cũ ngỡ đã quên bỗng ùa về…

Thiếu niên ly biệt ức phi khinh,
Lão khứ tương phùng diệc sảng tình.
Thảo thảo bôi bàn cung tiếu ngữ,
Hôn hôn đăng hỏa thoại bình sinh…

Biệt ly tuổi trẻ nhớ không vừa!
Gặp gỡ tình già đã não chưa?
Mâm chén sơ sài ngồi đối mặt,
Ngọn đèn leo lét chuyện ngày xưa…

kon tiki

Biên giới ư, tôi chưa thấy nó bao giờ,
chỉ nghe nói rằng nó có tồn tại trong
tâm trí của một số người…

hía bên kia quảng trường, một tấm bảng chữ Hoa đề: 民天藥房 – Dân Thiên dược phòng, à thì ra là một tiệm thuốc bắc, cả dãy phố này, có đến 3, 4 tiệm như thế. Rồi chợt nhớ lại cái không gian này, một vài tiệm đề: “hiệu buôn X”, “hiệu buôn Y” (không dùng chữ “cửa hàng” hay “shop” như bây giờ). Một vài tiệm may, hiệu thuốc tây, một tiệm đóng giày, một tiệm sửa đồng hồ với những chiếc đồng hồ quả lắc vàng choé tinh xảo, phức tạp, lồng trong những chuông thuỷ tinh lóng lánh, sang trọng, thật là những “kỳ quan cơ giới” cuốn hút sự tò mò của một cậu bé đang lớn…

Tôi đang hồi tưởng lại 1 thành phố Đà Nẵng nhỏ xíu của gần 30 năm về trước, dans la chaleur immobile, la ville blanche – thành phố trắng toát trong cái nóng bất động. Học sinh ríu rít tan trường ra về, bên hông nhà hát lớn, bức phù điêu làm từ những mảnh gốm ghép rườm rà, xấu xí, có 1 sân banh mini, các chàng trai trẻ cởi áo trắng mãi miết đá bóng. Cách chỉ vài chục mét có một thư viện cộng đồng nhỏ, đến tận bây giờ vẫn chưa biết là do ai lập ra. Có 1 thằng ôn con đang chăm chỉ đọc sách, thư viện bé xíu chỉ có độ 1, 2 trăm đầu sách, trong đó có cuốn dưới đây.

down to earth

rở lại không gian một thành phố hãy còn là tỉnh lẻ, hơn 1/4 thế kỷ trở về trước, một Đà Nẵng nhỏ bé, nghèo nàn và lạc hậu. Hàng sáng cứ khoảng 4h là nhiều người dân lại đạp xe 10, 15 km đi tắm biển, bơi lội chán chê đến hơn 6, 7h mới về, chậm rãi ăn sáng rồi thong thả đi làm. Thành phố thời bao cấp, cũng chẳng có mấy công việc, tội gì phải vội!? Thế nên dân chúng giữ được thói quen tập thể dục đúng giờ rất lành mạnh! Một vài người đi bơi, mùa hè cũng như mùa đông, biển êm cũng như khi dông bão, dù trời lạnh cóng, họ vẫn bơi đều đặn hàng chục km mỗi sáng!

Một lối sống cực kỳ “xa xỉ” so với cuộc sống ở Sài Gòn thời bây giờ: mở mắt ra là kẹt đường đầy xe, khói, bụi, chen lấn, dẫm đạp, chửi bới nhau, thời gian ăn sáng chưa chắc có, nói gì đến việc đi bơi 1, 2 tiếng mỗi sáng? Đúng là thói quen “xa xỉ”, đúng là đồ “dở hơi biết bơi”, chỉ có dân “thượng lưu” mới có điều kiện như thế! Tôi vẫn thường luôn nhớ về những tháng ngày xa xưa ấy, những gì rất cơ bản, rất sơ đẳng, tạm gọi là “down – to – earth”, sống gần mặt đất! Những thói quen có ích cho sức khoẻ thể chất và tinh thần, nó tạo ra những con người rất tough – rất cứng!

alma mater mea

ơn Trà, chỉ là 1 bán đảo nhỏ nhỏ, đường vòng quanh chưa đầy 60 km. Những năm cấp 2, bọn tôi thường rong chơi ở đây: leo núi, băng rừng, cắm trại, tắm biển… Khi đó chưa có đường nhựa như giờ, chỉ là đường mòn rộng chừng 0.5m làm năm 1979 để đưa pháo cối ra đặt ngoài đó (đề phòng Trung Quốc đổ bộ đường biển). Đến giờ, tôi lờ mờ hiểu ra rằng, đã có những người dành cả đời để bảo vệ một đám xanh nhỏ nhoi như thế, và cũng sẽ có những kẻ tìm cách phá hoại bằng mọi giá.

Sitting in the sandpit, life is a short trip… It’s so hard to get old without a cause. Youth’s like diamonds in the sun, and diamonds are forever…

Tạm dịch: (từ lúc còn) ngồi trong “hố cát”, (đến giờ) cuộc đời chỉ như một chuyến rong chơi ngắn. Thật khó để già đi mà không cho ta một lý do nào. Tuổi trẻ long lanh như viên kim cương trong ánh nắng, mà kim cương là mãi mãi… Hố cát (sandpit) là cái ô chứa cát ở vườn trẻ, làm để cho trẻ nghịch phá, đào bới. Dễ có mấy chục năm, hôm nay mới trở lại cái “hố cát” của tuổi thơ tôi, nguyên một vùng bán đảo Sơn Trà tuyệt đẹp, cái “hố cát” của một thời nghịch phá, vẫy vùng, mơ mộng.

bắc hành – 2017, phần 18

ừ Hà Tĩnh trở đi đến bắc đèo Hải Vân, một đợt gió mùa đông bắc nữa lại tràn về. Nhiệt độ chỉ tầm 17 ~ 18 độ, nhưng cảm giác rét buốt rất khó chịu. Nói thêm về kiểu khí hậu lạnh ẩm của vùng này, nước khi bám vào người sẽ mượn thân nhiệt để bay hơi, nếu có gió thì việc bay hơi càng mạnh, điều đó khiến cơ thể mất năng lượng nhanh chóng, lập tức “báo động”… run bần bật. Thế nên đôi khi thời tiết chỉ rét cỡ 17 ~ 18 độ, nhưng cảm giác như là 10 ~ 12 độ, ngay cả khách Tây cũng phải xuýt xoa.

Thực ra, thời tiết đã ấm hơn một chút so với chuyến đi ra, nhưng cũng vẫn rất khó chịu. Sau khi ghé thăm biển Thiên Cầm xong, liền chạy nhanh qua cho hết vùng khu 4 này: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Những địa danh thành phố, thị xã, thị trấn lướt qua vùn vụt: tx. Ba Đồn, tt. Hoàn Lão, tp. Đồng Hới, tt. Quán Hàu, truông nhà Hồ, tt. Hồ Xá, tt. Gio Linh, tp. Đông Hà, tt. Ái Tử, tx. Quảng Trị, tt. Hải Lăng, tt. Phong Điền, tx. Hương Trà, tp. Huế, tx. Hương Thuỷ, tt. Phú Vang, tt. Phú Lộc, tt. Lăng Cô…

Qua đèo Hải Vân vào đến địa phận Đà Nẵng, trời vẫn hơi lạnh nhưng đã dễ chịu hẳn. Đã rất nhiều lần đi ngang qua Đà Nẵng trong các chuyến xuyên Việt trước, nhưng chưa ghé lại bao giờ. Nay thử ghé qua xem thử diện mạo thành phố đã thay đổi như thế nào sau chừng ấy năm, từ con đường ven biển Vũng Thùng đến làng chài Thuận Phước, đường Bạch Đằng dọc sông Hàn, cầu Thuận Phước qua Sơn Trà… 20 năm… thành phố bây giờ mới có được một gương mặt khang trang nhìn hướng ra biển lớn.

Nó không còn là một thành phố khép kín, hướng mặt ra sông như thời xa xưa nữa, vùng cửa sông Hàn ven Thuận Phước và Tiên Sa, những âu thuyền được quy hoạch rõ ràng, tàu thuyền đánh cá của ngư dân đậu thành hàng lớp ngay ngắn, đường sá cũng thật rộng rãi, tinh tươm. Không thể dằn lòng chạy xe một vòng quanh Sơn Trà, trên con đường hơn 30 km vòng quanh bán đảo, nay đã là đường trải nhựa rộng và đẹp. Khi tôi còn nhỏ, vòng quanh đảo chỉ có một con đường mòn nhỏ.

Đường làm từ năm 1979 (do sợ Trung Quốc đổ bộ đường biển nên làm con đường đất để kéo pháo ra đặt ở đó), về sau không dùng nữa nên cây cỏ mọc che lấp hết, nhiều đoạn thậm chí không còn vết tích. Con đường ra đó qua bãi Bụt, bãi Trẹ, bãi Nồm, bãi Bắc… phải băng qua nhiều quãng rừng, leo qua nhiều ghềnh đá. Giờ đã thành một khu bảo tồn thiên nhiên được quy hoạch, chăm sóc cẩn thận. Đây chính là “thiên đường tuổi thơ” của tôi, một thời rong chơi, nghịch ngợm, vẫy vùng, mơ mộng… 😀

bắc hành – 2016, phần 46

Chặng 46: Huế ❯ cửa Thuận An ❯ QL 49B ❯ cửa Tư Hiền ❯ đèo Hải Vân ❯ Đà Nẵng ❯ Hội An

Bắc hành 2016 p1
Mai Châu, Mộc Châu 2016
Điện Biên 2016
Lai Châu 2016
Hà Giang 2016
Cao Bằng 2016
Lạng Sơn 2016
Bắc Ninh 2016
Ninh Bình 2016
Bắc hành 2016 p2

ừ đây trở đi là những vùng đất đã quá quen thuộc, nhưng vẫn luôn có gì đó mới mẻ nếu chịu khó để tâm tìm tòi, quan sát. Dừng chân ghé thăm một xưởng đóng tàu ở gần cửa Thuận An, một con tàu đánh cá lớn đang được đóng, ván gỗ kiền kiền 5.5 phân. Sau một vài câu nói chuyện với ông chủ xưởng: rứa chú là người gốc Vinh Mỹ à!?, đúng là tài thiệt!

Thiếu tiểu ly gia lão đại hồi, hương âm vô cải mấn mao thôi!, đã bao nhiêu chục năm mà người ta vẫn nhận ra giọng nói. Câu chuyện tiếp diễn một hồi nữa, ông chủ xưởng hỏi: rứa trong làng chú họ chi!?, đáp: dạ, họ Trần, ổng phán: cái dòng nớ hắn thông minh ghê lắm!. Biết là những câu xã giao nhưng vẫn không khỏi mỉm cười trong bụng 😀.

Mà xã giao ở cái miền quê ni hắn dông dài, vòng vo, đưa đón kinh khủng lắm, nói tiếp vài câu rồi kiếm cớ từ biệt lên đường. Nhìn sơ qua về cách đóng những con tàu đánh cá theo cách cổ truyền, chủ yếu vẫn phải dựa nhiều vào sức bền vật liệu (kiền kiền là một loại gỗ nặng, chịu nước rất tốt), chứ chưa đạt được đến mức xây dựng nên độ bền cấu trúc!

Quê choa một dải, từ cửa Thuận An đến cửa Tư Hiền, phá Tam Giang, đầm Thuỷ Tú, đầm Lập An, đầm Cầu Hai, từ núi Bạch Mã đến vịnh Chân Mây, cảnh quan đến thật là quyến rũ lòng người. Lặng đứng bên bờ cửa Tư Hiền, những chiếc thuyền nan bé tí một người chèo, và cái động tác mạnh mẽ, tự tin, an nhiên của họ giữa muôn trùng sóng to gió lớn cửa sông!



bắc hành – 2015, phần 1

Khi tình tơ chít khăn tang, Ai gào ai giữa đêm trăng?
Cho từng lớp sóng kêu than, Ôi, Nha Trang ngày về,
Ngồi đây tôi lắng nghe, Đê mê lòng tôi khóc.

Nha Trang ngày về - Phạm Duy - Lệ Thu 

Chặng 1: Sài Gòn ❯ Nha Trang ❯ Đà Nẵng ❯ Hà Tĩnh ❯ Hà Nội

Sài gòn ⇔ Hà nội 2015
Sơn Tây 2015
Yên Bái 2015
Lào Cai 2015
Hà Giang 2015
Đồng Văn 2015
Mèo Vạc 2015

ứ nghĩ chạy xe máy từ SG đi HN không có gì khó khăn, hoá ra không phải thế. Đường xấu kinh khủng, QL1 đang thi công mở rộng trên suốt tuyến, nhiều đoạn dài không có nhựa, chỉ toàn sỏi đá. Qua sông Côn (Bình Định), nhác thấy một cánh buồm bé tí xa tít tận chân trời, vội dừng xe, zoom máy ảnh hết cỡ chỉ bắt được một khung hình không rõ nét lắm (ảnh thứ 6). Ở đâu đó ngoài kia, vẫn có người nghêu ngao vui thú yên hà với chiếc thuyền câu, cánh buồm và sông nước!



Ảnh thứ 3: tinh mắt có thể nhìn thấy một chiếc thúng chai đang chơi vơi trên muôn trùng sóng. Quá đèo Hải Vân, đường tốt hơn một tí, nhưng bắt đầu trở lạnh, cái lạnh cộng với mưa dầm tê buốt, nhất là khi nước đã thấm ướt hết cả giày, găng tay, và cái gió ở tốc độ 60 ~ 70 kmph, cứ như thế từ sáng sớm đến tối mịt. Thật đúng là: Hơi gió lạnh, người rầu mặt dạn, Dòng nước sâu, ngựa nản chân bon, chỉ biết: Cứ theo đường lớn mà đi, ngày đi đêm nghỉ, đói ăn khát uống… 😀



Qua Lệ Thuỷ, Quảng Bình, bánh xe bị thủng 1 lỗ, may đã có chuẩn bị dụng cụ bơm vá nên tự làm lấy, 30 phút lại lên đường. Chẳng mấy chốc (4 ngày, mỗi ngày trung bình 13, 14 tiếng) đã đến được HN, thời tiết không quá rét, tầm 12 ~ 14 độ, nhưng ẩm, mù sương và buốt. Chui vào khách sạn và chăn ấm rồi, vẫn còn nghĩ đến cảnh: Màn sương trướng tuyết xông pha, Nghĩ thêm lạnh lẽo kẻ ra cõi ngoài… Trên đường đi không chụp nhiều ảnh lắm, vì mục tiêu chủ yếu sẽ là ở miền Bắc.



BXP museum


La montagne, la mer et les bateaux là, toute ma jeunesse…

have been loving BXP’s paintings for long but didn’t know that there is a private museum for his life & work right here in HCM city. Address: 357/2 Nguyễn Trọng Tuyển, Tân Bình district. It’s wonderful to come and adore the master pieces in closed – quarter. Then when I came across one of his painting, I recognized it immediately ! Yes, he painted my place!

You may not remember it, in images, the charming blue mountain ridge, the white flowers that were once everywhere on the hills. But you know, by your ears, the rhythm of waves, the murmur of winds will forever remain remembered in your once childish mind… Here, the painter observed the Sơn Trà mountain from Mỹ Khê beach, he did the painting sometime between July, 08th and August, 30th, 1981 in Đà Nẵng. I attach a picture of the mountain here… for one who’d remembered, you’ll recognize the painting immediately! Things change, people changes, there’s no sail boats anymore… but shape of the mountain and my memory remains untouched with time…

My little art work (done with Photoshop), which shows a very typical ethnical facial properties!