cossacks – 3

hìn thấy trong diễu hành 9/5 trên quảng trường Đỏ năm nay là 2 nhóm cossack khác nhau, 1 nhóm xanh (Terek cossack) và 1 nhóm đỏ (Don cossack), nhưng thực ra chỉ là những nhóm đại diện, vì nước Nga có rất nhiều cộng đồng Cossack khác nhau, như Don cossack đang tham gia khá nhiều vào cuộc chiến ở Ukraine, còn các nhóm Cossack khác chỉ gởi… tượng trưng 1, 2 trăm người! Các nhóm Cossack này, ngoài điểm chung là chia sẻ 1 phần văn hoá Nga và tiếng Nga ra, còn lại có nhiều điểm khác biệt, họ đôi khi nói những ngôn ngữ phụ khác nhau, hoặc bao gồm cả những sắc tộc không phải người Nga.

Nên Cossack chính xác là gì thì khó mà định nghĩa cho rõ được, chỉ có thể nói chung chung đó là 1 văn hoá, 1 cách sống! Don Cossack và đám “đầu bò đầu bứu” Chechen là những gì phương Tây đang nhìn thấy, nhưng đúng như Putin nói, Nga thậm chí còn chưa đánh một cách nghiêm chỉnh! Khi nào mà người Nga gởi những đơn vị Siberian Cossack đến thì họ mới thực sự là “nghiêm chỉnh”… 🙂 Sinh tồn trong một không gian siêu khắc nghiệt, những đơn vị Siberian Cossack nổi tiếng, thành danh từ trong WW2 vì sự lì lợm đáng sợ của họ, như được mô tả trong bộ phim “The 321st Siberian”, sư đoàn Siberia số 321!

Katya

iếp tục chương trình âm nhạc Nga – Xô-viết, bài ca: Cô gái cossack mắt đen: và từ độ ấy, mỗi lần phi ngựa trên thảo nguyên, tôi lại thầm nhắc tên em, Katya, Katya, và dù bây giờ đã có người yêu, nhưng Katya, từ sâu thẳm bên trong vẫn không quên được em…

Tính cách Nga, được cái là thật, có gì nói nấy, họ nhìn thực tế như nó là thế, và đôi khi là hài hước một cách chua cay, tàn nhẫn! Đây chính là thứ “nhạc” của dân tộc trên lưng ngựa… trôi chảy, sống động, không như ở cái xứ nhiệt đới nào đó, toàn loại “nhẽo”, chảy nước, thảm hại!

Konarmeyskaya – Hồng kỵ

hương trình âm nhạc cuối tuần, Konarmeyskaya – Hồng kỵ… bài ca đơn giản, nhưng hùng tráng của những người lính kỵ binh! Guồng máy tin giả phương Tây đã và đang kêu gào về sự trỗi dậy của Cossacks, sự loay hoay với khoảng trống ý-thức-hệ trong không gian hậu Xô-viết, về cái băn khoăn xác định danh tính: “tôi là đâu, đây là ai” 😅 ! Chả cần phải ý thức hệ, chính lịch sử, văn hoá, chính sự hiện diện của bản thân, tự nó đã là ý thức hệ!

poltava

ói về lịch sử, “chủ nhân” của vùng Đông-Nam Ukraine ngày nay không phải là người Nga, cũng chẳng phải người Ukraine mà là những người Tatar! Hãn quốc Crimea đương thời chiếm 1 vùng rộng lớn, lớn hơn Crimea ngày nay nhiều, phía Bắc đến Ba Lan, phía Nam đến Thổ, phía Tây bao gồm cả vùng Rostov-on-Don của nước Nga bây giờ, nếu truy phả hệ thì Hãn quốc Crimea quay về người con trai trưởng của Thành Cát Tư Hãn. Nước Nga lúc đó chia thành 2 bộ phận, phần phía bắc là nền nông nghiệp định cư, có năng lực sản xuất lớn, cùng với đó là mâu thuẫn xã hội tích tụ do cuộc sống cố định mà hình thành. Phía nam là những người Nga – cossack, cuộc sống bán du mục, tự do hơn, nhưng phụ thuộc vào phần phía Bắc về văn hoá, kỹ thuật, chính trị và cả kinh tế!

Người Tatar nhiều lần mở những cuộc đột kích vào biên giới Nga, có lần đánh đến tận thủ đô Moscow, nên suốt các thế kỷ 16, 17, người Nga nhiều lần Nam chinh đánh đuổi người Tatar! Hãn quốc Crimea cũng giống y như vương quốc Champa (đã diệt vong), Ukraine thì giống… Campuchia, còn Ba Lan ở đây đóng vai Thái Lan, dĩ nhiên mọi sự so sánh đều khập khiễng! 😃 Quay trở lại cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18, Sa hoàng Peter-I lúc này còn đang mãi chơi trận giả, những cuộc tập trận của ông vua con có cả ngàn người tham gia! Trong thực tế, vương hầu Vasily Golitsyn (cố vấn kiêm người tình của nhiếp chính Sophia, chị cùng cha khác mẹ của Peter) nắm quyền, 2 lần dẫn quân Nam chinh, cả 2 lần đều thất bại, bộ binh và pháo binh phần lớn là người Nga, kỵ binh phần lớn là người Nga Cossack!

Khi Peter-I đủ 17 tuổi, gạt nhiếp chính Sophia qua 1 bên, trực tiếp nắm quyền, tiếp tục Nam chinh! Trận Poltava (miền trung Ukraine, gần Kharkov) là dấu mốc lịch sử, Peter đánh bại quân đội Thuỵ Điển của Charles-XII! Chỉ 1 số ít người Ukraine Cossack cầm đầu bởi Ivan Mazepa đứng về phía Thuỵ Điển, số đông đứng bên phía Nga! Trận Poltava mở ra 1 chương mới, nước Nga mở rộng về phía Tây Nam, cũng giống như Việt Nam, 1 chương mà hơn 300 năm vẫn chưa viết xong! Ước mơ của Peter-I không phải chỉ là Ukraine mà là kiểm soát các eo biển Dardanelles và Bosphorus của Đế-chế Ottoman (rộng lớn hơn ngày nay rất nhiều), tìm đường từ biển Đen ra Địa Trung Hải! Cũng gần giống như trận Rạch Gầm – Xoài Mút, nếu như không có Poltava thì cũng sẽ chẳng có cái gọi là Ukraine ngày nay!

Một không gian địa chính trị quá rộng lớn, siêu phức tạp bao gồm rất nhiều bên tham gia, từ Liên minh phương Bắc do Thuỵ Điển cầm đầu, đến Đế-chế Ottoman ở phía Nam, Peter-I gây chiến suốt từ Nam đến Bắc, cùng lúc đối đầu gần như với cả châu Âu! Cho đến ngày nay, 2 con đường ra biển, 1 phía Bắc và 1 phía Nam: phía Bắc đứng chân tại Kaliningrad (chính là Königsberg, nổi tiếng trong giới Computer Science với bài toán 7 cây cầu – travelling salesman, cũng là quê hương của Immanuel Kant), phía Nam dùng Crimea làm bàn đạp, tiếp tục gây sức ép với Thổ, chưa thông được từ biển Đen ra Địa Trung Hải, 2 đầu Địa Trung Hải là Gibraltar và kênh đào Suez vẫn do Anh (và bây giờ là NATO) kiểm soát! Xem ra bài ca “Đất phương Nam” này vẫn sẽ còn tiếp tục thêm rất rất lâu nữa… 😅

Kinzhal & Shaska

inzhal và Shaska… về công năng cũng giống y như cặp đôi một nhỏ một lớn – Wakizashi và Katana của người Nhật vậy, nhưng về cấu tạo và cách sử dụng vẫn có chỗ khác biệt! Shaska là trường đao (dài, cong, một lưỡi).

Shaska luôn được trực tiếp treo bên yên ngựa, còn Kinzhal là đoản kiếm (ngắn, thẳng, hai lưỡi) thường thấy mang bên hông người sử dụng, một phụ kiện không thể thiếu trong bộ trang phục Cossack!

taras bulba

aras Bulba, hầu như ai trong chúng ta cũng nhớ, nằm trong chương trình Ngữ văn cấp 3, hình như là lớp 11! Nikolay Gogol, tác gia người Nga gốc Ukraine, tác phẩm viết bằng tiếng Nga, viết về người Cossack sống ở vùng đất mà ngày nay là Ukraine. Mà Cossack, giống dân vốn dĩ là du mục đó, là Nga hay là Ukraine, thật không thể nói cho rõ ràng được! Phiên bản tiểu thuyết sau cùng của Gogol cổ vũ cho một tinh thần “đại Nga” mà không nói một chữ Ukraine nào! Cho đến ngày nay, cả hai phía vẫn còn “giành giật” nhân vật tiểu thuyết tưởng tượng này!

Dĩ nhiên, lúc học văn ở ghế nhà trường thì cũng chỉ là những văn bản chữ nghĩa khô khan mà thôi, đâu có hiểu được rằng thực tế, lịch sử, dân tộc, văn hoá nó lại phức tạp đến như vậy! Nhưng ngày nay chúng ta biết được có một một Taras Bulba sống động, hoành tráng với âm thanh và hình ảnh! Và lại là bài ca “Poliushko Polie”, giọng ca Ivan Rebroff (một người Đức chẳng dính gì đến Nga ngoài chữ Ivan). Đương nhiên không hay và ấn tượng như trình bày của dàn nhạc Alexandrov, nhưng qua đó cũng cho thấy một phần gốc gác dân ca xa xưa của bản nhạc này!

when we were at war

iếp theo chương trình là ca khúc “Когда мы были на войне – When we were at war”, Viktor Sorokin & dàn đồng ca Kuban Cossack trình bày! 100 năm, 1917~2017…

Từ Vladimir cho đến Vladimir… Vladimir đầu là Vladimir Ilyich… Vladimir sau chính là Vladimir Vladimirovich… người đưa nước Nga trở lại vị thế hùng cường như cũ! 😅

Cossack rode beyond the Danube

hương trình âm nhạc cuối tuần… một bài hát cực kỳ yêu thích, lâu lâu nghe lại. Như tôi có nói trước đây: những dân tộc khoẻ mạnh phải có thứ âm nhạc sinh động, có sức sống! Còn như của VN thời đương đại thì chỉ nên gọi là “NHẼO”, chưa xứng gọi là “NHẠC”… 😃

Bài dân ca Cossack Ucraina & Nga này từ lâu đã đi vào nhạc cổ điển, được Beethoven mượn lại (opus 107 Schöne Minka), làm chậm lại và mềm mại hoá, từ đó lan truyền khắp châu Âu. Nếu quay lại lịch sử mấy trăm năm trước thì đây chính là “heavy metal” thời Phục Hưng! 😅

Cossacks in Berlin

hương trình âm nhạc… giữa tuần, bài ca “Cossacks ở Berlin”: Này các anh, hãy nhớ rằng đây không phải là lần đầu ngựa Cossack chúng ta uống nước ở những dòng sông nước khác đâu nhé… 😀

cossacks – 2

iếp tục chủ đề văn hoá Nga… Mặt trận phía Tây vẫn (không) yên tĩnh, chắc chắn ở đây có rất nhiều Kuban Cossacks, nói như Putin: họ từ xưa đã là sắc dân mạnh bạo, rộng rãi, hay ăn, hay nói, hay làm! 🙂

Trong bản thân dân tộc Nga đã có một sự “phân chia lao động” nhất định, Cossack là thành phần “cơ bắp” của quốc gia, thường ở phía Nam, phía Bắc là các thành phần sản xuất, hậu cần, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, tư tưởng…