breath-taking

ói thật là, leo lên đây, đỉnh “Pháo đài”, đảo Cát Bà, khoảng 5h chiều, mặt trời đang lặn, lên là đã thấy mấy chục anh chị toàn Tây, như mấy con khỉ bu trên cục đá 😀 im lặng hoàn toàn, thẫn thờ ngắm hoàng hôn, ko ai phát ra tiếng động nào! Như tiếng Anh gọi là “breath-taking” hay là “jaw-dropping” ấy, quả đúng là như thế! Dĩ nhiên là tôi hoàn toàn chia xẻ cái cảm giác “trên đỉnh bình yên”, nhưng ko thích hiệu ứng bầy đàn, thế nên chụp vài kiểu rồi xuống 😀

miền sâu khói sóng

hế sự thăng trầm người chớ hỏi, Miền sâu khói sóng chiếc thuyền câu. Vắt tay nằm nghĩ chuyện đâu đâu, So giấc mộng với thân ta… y hệt! Duy chỉ có thanh phong, minh nguyệt,
 Của trời chung mà vô tận riêng mình. 
Sự bại thành để mặc u linh, 
Người đô hội, kẻ vui miền rừng rú. 
Tay gõ nhịp, hát câu Tương tiến tửu:
 Anh có thấy dòng Hoàng hà? 
Con sông vĩ đại nước sa lưng trời! 
Làm chi cho mệt một đời!?

chơi xuân kẻo hết

ẫm cho kỹ đến bất nhân là tạo vật, Ðã sinh người lại hạn lấy năm. Kể chi thằng lên bảy, đứa lên năm, Dẫu ba vạn sáu nghìn ngày là mấy chốc! Lại mang lấy lợi danh vinh nhục, 
Cuộc đời kia lắm lúc bi hoan. 
E đến khi hoa rữa trăng tàn, 
Xuân một khắc dễ nghìn vàng đổi chác!
 Tế suy vật lý tu hành lạc, 
An dụng phù danh bạn thử thân. 
Song bất nhân mà lại chí nhân,
 Hạn lấy tuổi để mà chơi lấy. 
Cuộc hành lạc bao nhiêu là lãi đấy!
 Nếu không chơi thiệt ấy ai bù? 
Nghề chơi cũng lắm công phu…


trưa nay phố biển

ió đưa mây trời bay, về nơi xa lắm, Sóng nhấp nhô ngoài xa, biển trưa lấp lánh, Gió không ngừng thổi, áng mây bồi hồi vẫn không ngừng trôi, Để trưa nay phố biển mình em thôi. Vẫn biết mây trời bay, là bay đi mãi,
 Vẫn biết anh chẳng như lời anh vẫn nói..

Trưa vắng - Mỹ Linh 

bắc hành – 2017, phần 9

ang thang dọc bờ biển Cát Bà, gặp một bác ngư dân đang… đóng thuyền. Trò chuyện một lúc thì nhận thấy, chiếc vỏ composite, dày khoảng 6, 7 ly, được đúc hàng loạt, khá chắc chắn ở một nơi khác. Bác ngư dân mua về, tự làm thêm phần mộc (boong, cabin…) và phần cơ khí (máy móc, tời kéo…) để thành chiếc tàu cá như ý. Thử hỏi một vài câu, kiểu như: nếu cái vỏ này thủng thì vá như thế nào, thì biết người ngư dân hiểu về composite và rành rẽ cách làm việc với sợi thuỷ tinh và keo.

Tuy không thích đa số các mẫu thiết kế thuyền trong vịnh Bắc bộ, nhưng phải thừa nhận một điều rằng người ngư dân miền Bắc chịu khó, nhanh nhạy và biết việc hơn hẳn những vùng khác. Người ngư dân miền Trung, miền Nam vẫn còn khá trung thành với gỗ, chưa chấp nhận và hiểu nhiều về composite, hoặc có hiểu nhưng làm chưa đúng. Với tình hình gỗ tốt ngày càng hiếm và đắt như hiện này, thì việc chuyển sang chất liệu composite ở các dạng thuyền nhỏ là xu thế không tránh khỏi.

Quyết định ở thêm ít ngày tại Cát Bà, mua một tour nhỏ một ngày đi thuyền trong vịnh Lan Hạ để quan sát thêm về vùng biển quanh đây. Về cái tên Lan Hạ, thực chất đó là vấn đề thương hiệu, để tránh xung đột với cái tên Hạ Long, thực chất, chỉ có một vùng biển, một vịnh biển duy nhất, mỗi công ty du lịch được quyền khai thác một phần của nó! Hoá ra, đây là điều tuyệt vời nhất tôi được chứng kiến, được trải nghiệm trong suốt cả hành trình này: đi thuyền trên vịnh Hạ Long!

Tàu đưa du khách đi qua những vùng biển nước trong xanh như ngọc, luồn lách giữa hàng trăm đảo lớn, nhỏ đủ mọi kích cỡ. Riêng quần đảo Cát Bà này đã có khoảng hơn 340 đảo lớn nhỏ, nhiều cái chỉ bé như một hòn đá với muôn ngàn hình thù kỳ dị nổi lên giữa biển khơi. Rải rác đây đó là những bãi cát, rạng san hô nho nhỏ, những địa điểm lý tưởng để sau này tôi có thể neo thuyền dựng lều, cắm trại! 😀 Những “thuỷ lộ” xinh đẹp mở ra giữa một “thạch lâm” – khu rừng đá!

Chỉ có một số thằng Tây trẻ với thằng Việt già (+khùng) này mới chèo kayak 5km xuyên qua những hang ngầm và bơi 1km trong cái thời tiết rét căm căm này! Nước biển rất rất lạnh, sau cái sốc nhiệt ban đầu thì mọi việc hoá ra cũng không tệ như tôi nghĩ. Một chút vận động, lại được chèo kayak, lại được vẫy vùng giữa biển khơi! Rời Cát Bá trong luyến tiếc, tôi đáp chuyến phà Gia Luận – Tuần Châu đi về đảo Tuần Châu, rồi chạy về thành phố Hạ Long qua cầu nối đất liền với đảo!

bắc hành – 2017, phần 8

ồ Sơn là một bán đảo dài và hẹp, có địa thế rất đẹp, giờ đây đã san sát rất nhiều những khu du lịch, nghỉ dưỡng, nhà hàng và khách sạn. Chỉ chạy một vòng quanh bán đảo, chú ý quan sát địa thế khu vực này, mũi đất nằm giữa hai con sông Văn Úc và Lạch Tray. Sông ngòi miền Bắc thường ít phù sa hơn miền Nam, nên các bãi bồi và rừng ngập mặn cũng thường nhỏ hơn. Biển Đồ Sơn đa phần là bãi cát trắng, nước không được trong lắm, đôi chỗ cũng có bãi bồi với chút ít phù sa và rừng ngập mặn nhỏ.

Điều đáng lưu ý là rừng ngập mặn ở phía Bắc này cũng thường nhỏ và thấp hơn ở miền Trung & miền Nam, những bụi cây chỉ thường cao ngang cỡ đầu người. Những chi tiết cũng rất quan trọng nếu sau này có phải cắm trại hay kéo thuyền lội qua rừng 😀. Trời đã quá trưa xế chiều nên chạy gấp cắt ngang qua thành phố Hải Phòng để đi về bến phà Đình Vũ – Ninh Tiếp qua đảo Cát Hải, chạy xuyên qua đảo Cát Hải để bắt chuyến phà cuối bến Gót – Cái Viềng để ra đảo Cát Bà.

Cầu Tân Vũ – Lạch Huyện nối thành phố Hải Phòng với đảo Cát Hải đang trong giai đoạn xây dựng cuối nhưng vẫn chưa thông xe. Tuy mất hai lần phà để đến được Cát Bà nhưng quan sát thấy giao thông tương đối thuận lợi, đảo lại nằm không xa đất liền, nên đoán rằng du lịch ở đây sẽ rất phát triển. Nhưng phải đến sáng hôm sau mới quan sát được bình minh đang lên trên thị trấn Cát Bà, một khung cảnh tuyệt đẹp hiện ra, bờ vịnh kín gió, nước xanh như ngọc, tàu bè neo đậu thanh bình.

Cát Bà là nơi du lịch rất phát triển, cung cách của người làm du lịch nơi đây (tuy vẫn còn khá chanh chua 😀) cũng đã khá chuyên nghiệp. Kêu một ly cafe ngồi phè bên bờ vịnh hóng gió, nhìn ra khơi xa, thời tiết tuy khá lạnh nhưng đã có nắng và không mưa, rồi chạy xe xuyên qua rừng Quốc gia trên đảo về phía bến phà Gia Luận, cũng là một khung cảnh rất đẹp. Điểm nhấn trong ngày là lên điểm cao 177, pháo đài Thần Công ngắm toàn cảnh thị trấn, một cảnh tượng đẹp đến ngây người.

Hàng chục, hàng trăm hòn đảo nhỏ thu vào trong tầm mắt, và qua chiếc ống nhòm đặt tại quán cafe trên điểm cao, có thể quan sát hoạt động chi tiết của rất nhiều tàu thuyền cách xa hàng chục cây số, những điều không thể trông thấy bằng mắt thường. Pháo đài này là một công trình khá quy mô xây thời chống Mỹ, kiểm soát một vùng biển rộng lớn. Nhiều điểm đã mở cửa, nhưng tôi ngờ rằng, nhiều hầm ngầm âm trong lòng núi vẫn bị đóng cửa không cho du khách tham quan.

cát bà

hỉ một số thằng Tây trẻ & thằng Việt già (+khùng) mới chèo kayak 5km, bơi 1km trong cái thời tiết rét căm căm này. Một trãi nghiệm cực kỳ thú vị, sau cái sốc lạnh ban đầu thì mọi việc cũng ko đến nỗi tệ lắm. Cát Bà quá tuyệt!! Leo lên pháo đài Thần Công (điểm cao 177) ngồi uống cafe ngắm toàn cảnh thị trấn, hay đi thuyền trong vịnh Hạ Long… Rồi sẽ có một ngày, tự ta sẽ chèo qua bằng hết những thuỷ lộ này!

composite boat

ù không thích đa số các mẫu thuyền trong vịnh Bắc Bộ, nhưng phải thừa nhận 1 điều: người ngư dân miền Bắc chịu khó, nhanh nhậy và biết việc hơn hẳn những vùng khác. Như trong hình, cái vỏ composite dày khoảng 6, 7 ly, được đúc hàng loạt ở một nơi khác, ngư dân mua về, tự làm thêm phần mộc (boong, cabin…), phần cơ khí (máy, chân vịt, tời…) để tạo thành chiếc ghe như ý.

Thử hỏi vài câu, kiểu như: “nếu cái vỏ này thủng thì vá làm sao”… là biết ngay người ngư dân rành rẽ cách làm việc với sợi thuỷ tinh và keo (polyester resin?), không như đa số ngư dân miền Trung & miền Nam (không kể thợ đóng tàu chuyên nghiệp) vẫn còn trung thành với gỗ, chưa biết nhiều về composite, hoặc có biết, nhưng làm chưa được đúng…