ông phổng sành

Ông đứng làm chi đó hỡi ông?
Trơ trơ như đá, vững như đồng!
Đêm ngày gìn giữ cho ai đó?
Non nước đầy vơi có biết không?

ình chụp trong chuyến xuyên Việt năm 2016, tại thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh! Cẩm Xuyên là quê hương của ông Hà Huy Tập, nguyên Tổng bí thư thứ 3 của Đảng Cộng Sản Đông Dương.

bắc hành – 2017, phần 17

ành trình xuôi Nam tiếp tục đi qua địa phận tỉnh Nghệ An, xuôi về Vinh, một đô thị tấp nập, hiện đại, có phần giống Đà Nẵng nhiều năm về trước. Ở đó, lại gặp gỡ được một số con người thú vị, nửa mới nửa cũ, hăm hở đón nhận những điều mới, nhưng vẫn còn đó một chút dè dặt, suy xét, tôn trọng nét xưa. Chính trong những điều mới & cũ ấy, ta mới nhận ra đâu là bản lĩnh thật sự của con người, của một vùng đất! Leo lên núi Dũng Quyết, tìm dấu vết của Phượng Hoàng trung đô năm nào.

Chỉ thấy miếu thờ vua Quang Trung được xây dựng theo lối giả cổ, nhàm chán. Lịch sử là một quá trình vận động biến đổi liên tục, là một điều thú vị khi nhà vua Quang Trung muốn đặt kinh đô tại Vinh, Nghệ An này, ông không xem vùng đất từ Nha Trang trở vào là “đất cũ”, là một phần của nước Việt. Thật đáng buồn khi đa số người Việt bây giờ nhìn nhận lịch sử theo cách tách rời sự việc ra khỏi bối cảnh của nó, “đem râu ông nọ chắp cằm bà kia”, như một lũ “ngáo” chẳng hiểu gì về di sản của ông cha.

Một đoạn còn thiếu chưa “thăm dò” trong các chuyến xuyên Việt là khúc bờ biển huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh (biển Thiên Cầm). Đến đây trong một buổi chiều mưa mù khá lạnh, thuỷ triều rút cạn hết nên quan sát được hình dáng cửa biển rất hẹp, dòng sông Lạc Giang chảy ven chân núi Thiên Cầm, cảnh quan thật là hữu tình. Lang thang một chút trong xóm chài nghèo Cẩm Trung với những âu thuyền nhỏ ven sông. Dọc các làng chài khắp cả Việt Nam, luôn thấy tồn tại song song 2 dạng thuyền đánh cá.

Một dạng hiện đại, lớn, hao hao giống nhau dùng để đánh bắt xa bờ. Một dạng cổ điển, nhỏ hơn, dùng để đánh bắt gần bờ. Dạng thứ hai này thì mỗi nơi mỗi kiểu, không đâu giống đâu trên khắp Việt Nam. Một số là những dạng thân thuyền thuần tuý truyền thống VN, một số vẫn còn mang nét truyền thống, nhưng đã được cái tiến, thay đổi ít nhiều. Người ngư dân, với kinh nghiệm của riêng mình, thêm vào những sửa đổi, mỗi nơi mỗi khác, như thuyền máy có cái xiếm đã thấy ở vùng biển Quất Lâm.

Hay những ghe đi biển thon dài của Trung Trung bộ được làm ngắn lại, rộng ra, với phần đuôi vát để thích hợp hơn với chạy máy và tăng tải trọng hữu ích. Tần ngần hồi lâu trước một con thuyền vừa mới hạ thuỷ, vết sơn mới tinh, thậm chí còn chưa kịp vẽ mắt và sơn số tàu, những đường cong tuyệt đẹp. Tuy không phải là những thân thuyền nguyên thuỷ, và không hoàn toàn hài lòng với một số chi tiết, nhưng vẫn vui khi thấy rằng, người ngư dân vẫn duy trì, bảo lưu những đường nét mà họ cho là tốt đẹp.

bắc hành – 2016, phần 43

Chặng 43: tx. Cửa Lò ❯ tp. Vinh ❯ tx. Hồng Lĩnh ❯ tp. Hà Tĩnh ❯ Cẩm Xuyên ❯ tx. Kỳ Anh ❯ Vũng Áng

Bắc hành 2016 p1
Mai Châu, Mộc Châu 2016
Điện Biên 2016
Lai Châu 2016
Hà Giang 2016
Cao Bằng 2016
Lạng Sơn 2016
Bắc Ninh 2016
Ninh Bình 2016
Bắc hành 2016 p2

ua một đêm, gió mùa đông bắc lại tràn về, nhiệt độ giảm còn 15 ~ 16 ℃, thời tiết mát lạnh dễ chịu. Đứng từ trên tầng cao nhất nhìn ra cửa sông Lam, không còn tĩnh lặng, mơ màng như ngày hôm qua nữa, sóng cửa sông lớn bạc trắng xoá đầu, biển là như thế đấy! Những con sóng cửa sông (tidal waves) như thế này rất nguy hiểm với ghe xuồng nhỏ!

Lang thang dọc bờ sông Lam, đoạn từ sát biển lên đến cầu Bến Thuỷ qua quốc lộ 1. Vùng này có chế độ nhật triều, trung bình mỗi ngày chỉ có một lần triều lên / xuống. Quan sát dọc bờ sông cho thấy thuỷ triều yếu, chênh lệch cao nhất / thấp nhất chỉ khoảng 1 ~ 1.5 m, không như vùng sông Sài Gòn, bán nhật triều, nhưng biên độ có thể lên đến 3 ~ 4 m.

Ghe tàu đánh cá khắp cả Việt Nam đều là loại đáy bằng, đáy tròn, nên ít phụ thuộc vào thuỷ triều lên xuống hơn các loại đáy sâu chuyên đi biển xa. Đến tận bây giờ, số liệu thuỷ triều ở các cảng Việt Nam vẫn chưa công bố (hay chưa có!?), việc tính thuỷ triều chỉ dựa vào các công thức lý thuyết chứ chưa có hiệu chỉnh thực tế theo số liệu đo đạc thực nghiệm!

Thiếu kiến thức và kỹ năng, thiếu trang thiết bị đi biển cần thiết, thì không một ngư dân nào, cho dù là lão luyện hay liều lĩnh đến đâu, lại có thể đi xa bờ được! Xa ở đây nên hiểu không phải chỉ vài ngàn cây số, phải 10 lần nhiều hơn thế! Đã đến lúc chúng ta nên thôi cái điệp khúc: dân ta cần cù chịu khó… mà hiểu đúng vai trò của kiến thức và công nghệ.