ó những lúc vấp ngã trong cuộc đời, tôi… vịn cái mái chèo để đứng dậy! 😀 Cuối năm cũ, đầu năm mới, tập lại kỹ thuật kayak bracing, rõ ràng là trước đây chưa nắm được “yếu quyết” của nó, nên “phương trình thành công” phụ thuộc quá nhiều biến số như vậy! Thực ra chỉ có 1 vài nguyên tắc, nếu vì lý do gì mà tay không đủ mạnh (e.g: thời gian dài dịch bệnh ít tập luyện), thì phải tăng chiều dài cánh tay đòn… Happy Lunar new year everyone !!! 😃
Tag: brace
kayak rolling
oay người một cái, bỗng dưng chuyển sang một thế giới hoàn toàn khác, một thế giới đậm đặc hơn, chậm rãi hơn, mát lạnh hơn, nghe rõ cái âm thanh tic tic lan truyền trong môi trường nước! Từ góc độ thực tế, kỹ thuật roll rất cần thiết khi chèo trong khí hậu nhiệt đới, khi nhiệt độ ngoài trời đã bắt đầu vượt ngưỡng 37 độ của cơ thể, lâu lâu ta lại xoay một cái để… giải nhiệt! 😀
introspection & retrospection
iãn cách mà, có rất nhiều thời gian cho “introspection & retrospection”… Nhớ hồi mới tập chèo và đóng xuồng, đám lưu manh, vớ vẩn suốt ngày giới thiệu ảnh sang chảnh: cảnh quan núi và biển, trai xinh gái đẹp chụp hình sexy trên bãi biển, các resort, khu nghỉ dưỡng với thức ăn và dịch vụ sang trọng… chúng nó cứ làm nhiễu loạn thông tin lên như thế, không biết để làm gì?! Bởi mới nói, cùng nhìn vào 1 bức tranh, nhưng mỗi người chỉ nhìn thấy cái anh ta muốn thấy mà thôi! Khi nhìn vào kayaking, người ta thấy điều gì? Đơn giản đầu tiên, chính là… chèo! 😃
Vâng, chỉ đơn giản là chèo thôi, chèo từ giờ này sang giờ khác, và khi có thể, từ ngày này sang ngày khác! We are what we do consistently!
Đã từng tìm hiểu nhiều về full-keel, twin-keel, lifting-keel, rồi junk-rig, gaff-rig, fore-n-aft-rig, etc… nhưng có lẽ sẽ vẫn mãi chỉ là tìm hiểu mà thôi, vì không thể bứt ra khỏi cái “chèo” được! So sánh kayaking với sailing cũng như so chạy marathon với cỡi ngựa vậy, mặc dù bên ngoài đều gắn với nước, nhưng bên trong, chúng khác nhau hoàn toàn, khác cái cách vật lý nó tác động lên thể chất và tâm lý người chơi!
Sắp tới sau giãn cách, sẽ tập trung vào các kỹ thuật roll… Thú thật, dù tôi bơi lặn có thể nói là khá giỏi, nhưng phải mất nhiều năm mới vượt qua được nỗi sợ hãi… lật thuyền, đó là 1 kiểu chướng ngại tâm lý rất lớn! Nên brace và roll là những kỹ thuật cực kỳ quan trọng, nó làm cho mình cảm thấy tự nhiên thoải mái trong bất kỳ tình huống nào, dù có bị sóng đánh cho lên bờ xuống ruộng, đánh lật xoay mòng mòng 3, 4 vòng! Cần phải tập 5, 7 kỹ thuật roll khác nhau, đến mức có thể roll không cần mái chèo, tức là xuồng lật úp thì lật nó lại chỉ với 2 cánh tay!
Một số ít “sư phụ” kayaking còn kinh khủng đến mức có thể xoay ngược lại chiếc xuồng với hai tay bị trói, tức thậm chí không cần dùng đến cả tay, họ có khả năng điều khiển cơ thể dẻo đến mức dùng phần thân trên như một cái mái chèo! Nhưng đó là một cảnh giới hoàn toàn khác, là world-class rồi, còn lâu mình mới tới đó, và thực ra không nhất thiết phải đặt mục tiêu tới đó ngay lúc này! Chỉ trong một thế giới bé xíu như xuồng kayak thôi, là đã có không biết bao nhiêu thứ để học, để làm, chỉ trong một công việc tưởng chừng đơn giản là chèo chiếc xuồng!
stable
kayak techniques: fails
ác động tác brace, roll thất bại hầu hết chỉ bởi một lý do, đó là chúng ta không thắng được phản xạ bản năng của bản thân, cứ tìm cách ngoi đầu lên để thở, di chuyển đầu quá sớm. Đầu và phần thân trên nặng, lại ở vị trí xa trọng tâm nên moment lực đè xuống lớn. Dịch chuyển đầu lên sớm trong khi tay và mái chèo chưa vận đủ lực thì chính là dìm mọi thứ xuống.
Một “mánh” nhỏ là luôn nhìn vào đầu cái mái chèo, mái chèo khua đến đâu thì đầu xoay đến đó! Có mấy hôm tập tạ nặng, cơ căng là tập các động tác brace, roll thất bại liên tục. Đó là vì không cần cơ quá khoẻ, chỉ cần nó dẻo. Đừng hình dung cơ thể như một hệ cánh tay cơ khí cứng nhắc, hình dung nó như một cái roi da (whip), mềm dẻo nhưng vận lực lại rất mạnh!
kayak techniques: brace, 3
ãy để tôi nhắc mọi người nhớ lại, đa số trong chúng ta, một lần nào đó trong quãng đời 3 ~ 13 tuổi (còn tuỳ thuộc từng người), cái ngày hôm trước khi bạn biết bơi, bổng dưng phát hiện ra mình tự nổi được, tự “đứng nước” được. Đó đúng là một phát hiện diệu kỳ của tuổi thơ, phải vậy không? Khi bạn bổng phát hiện ra: cơ thể chúng ta vốn có độ nổi (buoyancy) là dương (positive), nghĩa là không cần làm gì cả là tự nó đã nổi rồi.
Tuy vậy, giá trị dương này là khá nhỏ, nên khi có sóng gió, hay khi vận động, cơ thể có thể chìm xuống một tí, nên sau đó, bạn tự học cách vẩy chân tay nhẹ nhàng để giữ cho cơ thể luôn được nổi, nôm na gọi là “đứng nước”. Một điều tưởng chừng nhỏ nhoi nhưng hết sức quan trọng, một khi bạn đã cảm thấy tự tin, tự nhiên trong môi trường nước, không còn sợ hãi, thì những kỹ năng khác như bơi, lặn rồi sẽ từ từ tự mình học được!
Tương tự với kayak, khi xuồng lật, bạn chỉ cần nằm ườn ra đó là nó đã tự nổi rồi, tuy nhiên đôi khi cũng phải hỗ trợ thêm một tí, vẫy cái mái chèo nhẹ nhẹ, kỹ thuật này gọi là “sculling brace”, xem clip (từ 0:35 đến 0:50) vẫy mái chèo từ trước ra sau rồi từ sau ra trước, tạo thành hình rẻ quạt. Để ý là phải xoay mái chèo một góc nhỏ hướng lên trên (angle of attack – góc tấn), giống như chuyển động của cánh máy bay, tạo ra lực nâng (lift)!
Đây giống như “đứng nước” khi học bơi, khi thuyền lật, phản xạ tự nhiên là hoảng sợ, vùng vẫy lung tung, ngoi lên để thở. Nhưng thật ra, cần phải làm điều ngược lại, cố gắng dìm cơ thể xuống, chỉ cần thò đúng cái mũi lên thôi. Tôi có thể nằm cân bằng như thế đọc báo nhiều giờ liền, nằm được như thế đã là một nửa thành công của kỹ thuật brace rồi, nằm để cảm nhận “độ nổi”, rồi đưa ra các phán đoán và hành động tiếp theo!
kayak techniques: brace, 2
ôm nay trời nóng quá, ra sông chơi trò “con sứa”, nằm đọc báo thôi! 😃 Tiếp tục về động tác kỹ thuật “brace”, đây là 1 động tác… bảo khó thì không khó, nhưng bảo dễ cũng không dễ, nó thất thường vì nhiều yếu tố. Bạn đã tập thành thục hàng trăm lần, nhưng lần kế tiếp lại… không thành công!
Tải trọng của chiếc xuồng, phân bố tải trọng, tình trạng dòng chảy, sóng gió, mái chèo và cách sử dụng, chiều dài cánh tay đòn và cách gia lực… tổng hợp nhiều yếu tố khác nhau! Nên phải hiểu chiếc xuồng của mình, mới có thể “nhân chu nhất thể”, người & xuồng hợp nhất được!
kayak techniques: brace, 1
ắp thành “chính quả” rồi! ❤️❤️ “Chính quả” ở đây hiểu theo nghĩa đen thôi, tức là… kết quả chính yếu! 😃 Nhưng từ sau khi đóng chiếc Serenity xong, loay hoay nhiều tháng trời mới thành công với kỹ thuật “brace” này, là cách dựng thẳng đứng lại chiếc xuồng khi đã bị đánh lật nằm ngang. Xem “bọn Tây” làm sao mà thấy dễ dàng, nhẹ nhàng thế!
Làm được rồi thì thấy cũng tương đối bình thường, không khó lắm, nhưng quả thực, suốt cả một quá trình, “vô cùng” khó, “phi thường” khó, vì phải tổng hoà nhiều yếu tố: sức mạnh, chiều dài cánh tay đòn, phối hợp tay, vai, lưng, hông, chân, phân bố khối lượng và độ nổi của chiếc xuồng… Góc quay hơi nhỏ và mờ, sẽ post một vài clip khác tốt hơn! 🙂
kayak techniques
hèo xuồng kayak có trên 40 kỹ thuật “có tên” (named)! “Bọn Tây” mà, phân tích thấu đáo từng ly từng tí! Nói chung, có 5 nhóm dưới đây, trong mỗi nhóm còn có nhiều kỹ thuật con nữa. Sẽ lần lượt post video minh hoạ từng cái! Trong đó brace là quan trọng nhất cần phải tập đến mức nhuần nhuyễn! Nhân chu nhất thể – 人舟一体 – Người và xuồng hợp nhất! 😀
1. Scull: chèo tới, lui, chèo ngang, rẽ trái, phải, etc…
2. Edge, low-brace, high-brace… dùng khi xuồng nghiêng nhưng chưa lật.
3. Brace: dùng khi xuồng đã lật nhưng chưa úp.
4. Roll: dùng khi xuồng đã úp nhưng chưa bị văng ra ngoài.
5. Reentry: kỹ thuật leo lại vào xuồng khi đã lật úp và văng ra ngoài.