mộng lạc hoa

êm qua thanh vắng mộng hoa rơi, Nhà chửa về, xuân quá nửa rồi… – Tạc dạ nhàn đàm mộng lạc hoa! Khả liên xuân bán bất hoàn gia… – 昨夜閒潭夢落花,可憐春半不還家。。。 – Xuân giang hoa nguyệt dạ.

5h30, ku Tom còn ngủ quay tròn, dắt xe ra đường, thời tiết mát lạnh thật dễ chịu, làm vòng nhỏ 20km rồi về ăn sáng, cafe! Cái ghi-đông phụ, ver2.0, bắt chặt bằng khoen sắt, có thể tháo rời dễ dàng, không phải cột bằng thun nữa! 😀

biking, 2

hiết kế hơi lạ lùng chút nhưng chắc chắn công năng là dùng được, cũng vì không tìm mua được phụ kiện ghi – đông ưng ý, nên tự làm luôn bằng gỗ! Nói chung hơi vụng về, không gọn gàng như đồ chuyên nghiệp, nhưng vẫn xài khá tốt, có mấy công dụng như sau:

Có chỗ để gắn đèn pin, Garmin, gác được thêm một chai nước, có thêm vài vị trí gác tay thay đổi qua lại cho đỡ mỏi. Và quan trọng nhất là chức năng tựa hai cánh tay song song, cuối thấp người, trong trường hợp đường dài, gió lớn liên tục, cần phải giảm bớt sức cản.

garmin, 5

ôm nay đạp 41.4 km trong gần 2h, trời mưa lâm râm, đường đông nhưng vẫn giữ được tốc độ trung bình 21.2 kmph. Xài Garmin dù sao cũng có cái khoái riêng, đó là sự an tâm! Garmin touch về tổng thể là thua xa Apple touch!

Nhưng có một điểm mà nó hơn hẳn: dù cho trời mưa tầm tã, màn hình trực tiếp hứng nước, ướt sũng vẫn cứ xài touch bình thường! Cho dù nắng dù mưa thì em nó vẫn chạy tốt, trong khi Apple chỉ cần hơi ướt ướt là đơ máy luôn… 🙂

garmin – 4

ứ y như rằng bước ra khỏi cửa là nó ôm cứng chân, gào thét, phải cho ăn rồi mới đi được! Có mấy ngày liền không buồn làm gì, chỉ có ăn với ngủ, kiểm tra thấy dưới da có hàng chục vết thương, là vết cắn nhau! Haiza, tầm tuổi này chỉ có “mải mê chinh chiến và yêu đương” thôi (tên một chương trong truyện Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer – Mark Twain), nói nôm na là oánh lộn và dành gái! 😃

Ngày cuối tuần tranh thủ đạp 40km trong khoảng 2 tiếng (có mấy km không ghi lại bằng Garmin), đường sá quá đông đúc, không cách nào bứt lên trên 20 kmph được! Người thì đông như kiến, chen chúc, giẫm đạp nhau, có nhiều đoạn vác cái xe đạp lên vai đi bộ còn nhanh hơn đi xe! Haiza, cái nạn nhân – mãn này… Kiên trì tập luyện thôi, mục tiêu là giữ được trung bình 20 kmph trong khoảng liên tục 5, 6 tiếng!

garmin, 3

ề đại thể, các con số đều đúng, tổng quãng đường: 20.2km, tổng thời gian: 48 phút (có dừng mấy phút uống nước), tốc độ trung bình (chỉ tính thời gian di chuyển): 25.4 kmph… Nhưng có 1 con số không đúng, đó là tốc độ tối đa: 62.5 kmph, cái này trừ phi quay trở lại hơn 10 năm trước thì mới có thể, hoặc chỉ có cách đổ dốc cầu Phú Mỹ! 😃 Tại sao lại có tình trạng này!? Những ai xài điện thoại thông minh thường không thấy rõ, do điện thoại có chip accelerometer đi kèm để hiệu chỉnh tín hiệu GPS!

Nhưng trên con Garmin thấy rất rõ, tốc độ chập chờn không chính xác: 15, 25, 30, 50, 60… mà Garmin cũng báo lúc khoá tín hiệu vệ tinh, thường thì độ chính xác cỡ dưới 15m, nhưng từ vài tháng nay, độ chính xác đột nhiên giảm đến 150m, với sai số như thế thì rất nhiều phép tính không còn chính xác, mặc dù tính trên đường dài thì tổng số vẫn đúng! Nên tôi nghi là có điều gì đó đã xảy ra với tín hiệu GPS và cả GLONASS, và tôi cũng nghi là điều này liên quan đến cuộc chiến tại Ukraine, đương nhiên chỉ nghi mà thôi! 🙂

garmin, 2

uốn gắn cái Garmin đồ cổ từ thời… Hán Cao Tổ lên xe đạp nhưng không tìm mua được thiết bị gắn đúng kiểu, Garmin từ lâu đã chuyển từ dạng gắn slide-in (chuồi vào) sang dạng screw-in (vặn vào), bèn xách cái máy Dremel nhỏ hí hoáy một lúc, tự làm cái đế bằng gỗ có thể tháo rời, cất đi một cách dễ dàng. Khoan 2 lỗ nhỏ trên nắp lưng, bắt vít con Garmin vào, trám keo lại để cho nó vẫn chống thấm nước tốt! Garmin, love it or hate it…

Nhiều khi rất bực với con Garmin, thiếu cái này cái kia, màn hình tí xíu, vẫn còn xài pin AA thay vì Lithium, nhưng về độ bền và chống nước thì không có ai tốt hơn! Quan trọng là có các con số hiển thị ở đó nên luôn đọc được tiến độ. Chiều đem ra đạp thử, thời tiết mát mẻ nên dễ dàng kết thúc 20km dưới 50 phút, tốc độ trung bình đạt 25 kmph mà vẫn đạp thong thả, chưa phải cố gắng lắm! Kaka, mình vẫn còn trẻ lắm, vẫn còn bức tốc được kha khá… 😀

biking, 1

ăm giờ 30 phút sáng, dắt xe ra đường, bắt đầu chương trình đạp xe 20km mỗi buổi sáng, đã chớm thấy gió mùa đông bắc tràn về, cảm giác mát lạnh, hít căng lồng ngực, thật sảng khoái! Trong một suy nghĩ khác: thời buổi có rất nhiều gương và máy chụp hình nhưng có rất ít sự tự phản ánh, tự nhận thức… chỉ có thể là một thời đại hắc ám!

more biking

Bật cười ha hả một tràng,
Cuối đường sân hận, rõ ràng là không!

ình chụp và up lên trực tiếp từ điện thoại, chưa qua xử lý, thay đổi gì! Cuối tuần tranh thủ đạp giãn gân cốt vài vòng, thời tiết vào “thu”, mưa nhẹ thật thư thái, dễ chịu! 🙂

new bike

ến lúc phải nâng cấp lên một chiếc xe tốt hơn trước một chút, tiền thì ít, mà cứ đòi hít hàng thơm… Cái hiệu VinBike này là một hiệu xe VN nội địa mới, chắc chả liên quan gì đến VinGroup. Chọn đi chọn lại mãi mới được con xe vừa ý, khung sườn nhôm, thắng đĩa dầu, truyền động trước sau Shimano Altus!

Đường kính bánh xe 700mm, tạm tạm phù hợp vừa với nhu cầu đạp touring khoảng cách trung bình 100 ~ 200 km! Đem cả cái thước dây đi đo khoảng cách giữa các trục để chọn “form” xe tương đối phù hợp với dáng / khổ người! Chuẩn bị khởi động lại chương trình rèn luyện xe đạp sau 2 cái năm Covid – 19 trời đánh!

outcast

gười Việt xưa nay vẫn xem “dân vạn đò” là tầng lớp thấp kém, thậm chí là “outcast”, tầng lớp “ngụ cư”, ngoài lề xã hội! Nhưng thử nhìn lại dải đất dài, hẹp hình “con rắn độc” này sẽ thấy, người Việt vừa sợ biển, vừa sự núi, xuống biển thì không chịu được hiểm nguy, lên rừng thì không chịu được gian khổ, dần bị ép vào 1 cái thế dài ngoằng ra như thế! Đạo ông Trần, Long Sơn, Vũng Tàu, dù nội dung nó là gì đi nữa, vẫn cho thấy 1 mô hình cộng đồng tốt đẹp xa xưa còn sót lại! Một tiến trình di dân ven biển, 1 hình thức “tôn giáo” đơn giản theo kiểu “đạo ông bà”, môi trường để lưu trữ kiến thức, học vấn, chữ nghĩa, sách vở, môi trường để duy trì các nghề thủ công, các phong tục, tập quán tốt đẹp xưa cũ, tất cả cho đến khi…. người Mỹ đến, uproot – nhổ gốc dân cư ra khỏi các làng xã của họ.

Những người này bị lùa vào các khu tái định cư (ấp chiến lược) hay bị xua đuổi về thành thị! Nuôi sống bằng bơ sữa, đồ hộp, bằng nhạc rock và cần sa, khiến cho họ mơ mộng về 1 nền kinh tế phồn thịnh, tự nuôi sống nó được! Khi người Mỹ đi rồi, bộ phận lớn bị bỏ lại với cái hoang tưởng kinh tế, xã hội của họ, trở lại với cái thực tại năng lực sản xuất vốn có như cả ngàn năm trước! Nghiêm trọng hơn, những lề thói xưa cũ giúp làng xã, cộng đồng ổn định đã bị phá huỹ đi mất! Không còn ai nhớ đến chúng là như thế nào nữa, hình thành một tầng lớp thị dân không ra thị dân, nông dân cũng chẳng phải, không dung hợp được vào đâu cả! Kinh nghiệm cho thấy rằng, chính cái thành phần ngô không ra ngô, khoai không ra khoai này (kiểu đám bolero) là thành phần ngu dốt, manh động và phá hoại nhất!