uy nghĩ vẩn vơ, điều kỳ lạ là, thời bây giờ, người TQ có thể đọc sử VN như: Hoàng Lê nhất thống chí, Đại Việt sử ký toàn thư .v.v. một cách tự nhiên, bằng chính ngôn ngữ của họ (vì tất cả những sách đó đều viết bằng chữ Hán). Trong khi người Việt không còn có thể tự đọc sử của chính mình! Có khi nào… họ hiểu ta còn hơn ta tự hiểu mình… 😞
Tag: 李白 – Lý Bạch
tống hữu nhân
Bắc thành một dải núi xanh,
Phía đông sông bạc uốn quanh lững lờ.
Tiễn người về chốn xa mờ,
Cỏ bồng thân phận, thế cô dặm trường…
thu phong từ
Mùa thu con gió trong veo,
Mùa thu trăng sáng dõi theo bóng nàng.
Lá bay kìa, hợp rồi tan,
Lạnh lùng quạ khóc, miên man đêm trường.
Bao giờ gặp lại người thương?
Đêm này, tình ấy, tỏ tường cùng ai?
thanh mai trúc mã
ọc truyện, xem phim thường thấy sử dụng thành ngữ “thanh mai trúc mã”, nhưng không để ý lắm đến xuất xứ của nó, hôm nay chợt nghĩ ra, “bụng đầy thơ” như mình sao bây giờ mới nhận ra chính là từ trong bài Trường Can hành của Lý Bạch hay đọc hồi nhỏ:
Thiếp phát sơ phú ngạch, Chiết hoa môn tiền kịch, Lang kỵ trúc mã lai, Nhiễu sàng lộng thanh mai, Đồng cư Trường Can lý, Lưỡng tiểu vô hiềm sai, Thập tứ vi quân phụ…
Dịch nghĩa: Tóc em khi mới xoã ngang trán, Bẻ hoa trước cửa nhà chơi, Chàng cưỡi ngựa tre lại, Chạy quanh giường nghịch ném quả mơ xanh. “Trúc mã” chính là cây gậy trúc mà mấy cậu nhóc hay đóng giả làm ngựa, “thanh mai” là quả mơ chế biến thành món ô mai mà các cô bé hay ăn. Bài thơ mô tả chuyện tình của 2 đứa bé lớn lên bên nhau, từ nhỏ đến khi thành niên. Haizza, ai xui ngày xưa cụ Lý Bạch viết “ngôn tình” vậy ta!? 😀
Trường Can hành – Lý Bạch
Trán em tóc mới chấm ngang,
Bẻ hoa trước ngõ, ngoài đàng đứng chơi.
Ngựa tre, chàng cỡi tới nơi,
Vui đùa ném trái mơ chơi quanh giường.
Trường Can, cùng chỗ náu nương,
Trẻ thơ chẳng có vấn vương ý gì.
Lấy chàng, mười bốn, biết chi!
Thẹn thùng, nên chẳng mấy khi ra ngoài.
Cúi đầu, quay mặt vách hoài,
Nghìn lần chàng gọi, không quay một lần.
Mười lăm, mày mới nở dần,
Nguyện cùng gian khổ quây quần bên nhau.
Tin nhau từ thuở ban đầu,
Có đâu nghĩ chuyện lên lầu ngóng trông.
Mới năm mười sáu, xa chồng,
Cù Đường, Diễm Dự, xót trông xa vời.
Tháng năm, chẳng đến được nơi,
Mãi nghe tiếng vượn bên trời bi ai.
Trước sân, dấu bước in dài,
Giờ rêu xanh phủ, đều phai mờ rồi.
Rêu dầy, khó quét, đành thôi,
Gió thu sớm thổi, lá rơi rụng đầy.
Bướm vàng tháng tám, lượn bay,
Từng đôi trên cỏ vườn tây chập chờn.
Lòng em chua xót, cô đơn,
Má hồng thấy đã già hơn trước rồi.
Tam Ba, chàng sẽ xuống thôi,
Gửi thư báo trước về nơi quê nhà.
Đón chàng chẳng quản đường xa,
Trường Phong Sa đến, thế là gặp nhau.
Hành trình kayak qua 9 cửa sông Mekong, June, 2016, epilogue
Trần gian chưa thỏa ý người,
Sớm mai xoã tóc rong chơi với thuyền.
hế rồi cứ miệt mài chèo đi trong 9 ngày như thế, ngày đi đêm nghỉ, đói ăn khát uống, vừa đi vừa hát rằng:
Anh nằm xuống, sau một lần, đã đến đây, đã vui chơi trong cuộc đời này, đã bay cao trong vòm trời đầy… Bạn bè còn đó, anh biết không anh? Người tình còn đây, anh nhớ không anh? Vườn cỏ còn xanh, mặt trời còn lên, khi bóng anh như cánh chim chìm xuống! Vùng trời nào đó, anh đã bay qua, chỉ còn lại đây những sáng bao la… Anh nằm xuống, như một lần vào viễn du, đứa con xưa đã tìm về nhà, đất ôm anh khép lại hẹn hò, rồi từ đó, trong trời rộng đã vắng anh…
😀
bắc hành – 2016, phần 9
Nước non này chỗ đưa nhau,
Một xa, muôn dặm biết đâu cánh bồng!
Chia phôi khác cả nỗi lòng,
Người như mây nổi, kẻ trông bóng tà.
ừ Phố Châu, Hà Tĩnh vừa qua đến địa phận tỉnh Nghệ An, muốn mở điện thoại ra xem bản đồ thì mới biết nó rớt mất từ lúc nào! Vội vào quán bên đường, nhờ điện thoại gọi vào số của mình! May có người nhặt được bắt máy, thế là lội ngược trở lại 50 km để nhận lại cái điện thoại! Thế mà người trả tôi cái điện thoại nhất quyết không nhận bất kỳ sự đền đáp nào!
Cứ mỗi lần đi qua vùng Nghệ An, Thanh Hoá là tôi lại có cảm giác… trở về nhà! Có điều gì đó tương đồng từ trong ngữ âm, giọng nói cho đến tính cách, khó có thể lý giải cho rõ ràng được, mà người ngoài nhìn vào thì chắc chắn sẽ bảo rằng chẳng có gì giống nhau cả! Đứng trên cầu Cẩm Thuỷ, nhìn ra bốn bề cảnh sắc sông xanh núi biếc hữu tình, thầm đọc câu:
Phù vân du tử ý, Lạc nhật cố nhân tình – 浮云游子意,落日故人情
(Tống hữu nhân – Lý Bạch). Dịch nghĩa: ý của kẻ lãng du thì như mây bay trên tầng không, mà tình người xưa cũ thì như vầng mặt trời sắp lặn. Cái sự cô đọng tối giản mà bao la ngữ nghĩa, mênh mông tình ý của thơ Đường nhiều khi không thể lý giải cho đủ hết ngọn nguồn được!
Tân Kỳ: km số 0 của đường Trường Sơn ngày trước, Nghĩa Đàn: những nông trường bò sữa dài ngút tầm mắt, bỏ qua thành nhà Hồ đã thăm trong chuyến đi năm ngoái, bỏ qua luôn suối cá Cẩm Lương, Cẩm Thuỷ, cũng chỉ là những đàn cá to, không có gì hấp dẫn lắm. Đường lên Mai Châu, Hoà Bình, đây đó đã thấy những y phục của người Mường, người Thái.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chặng 9: Phố Châu ⇒ Đại Yang ⇒ Tân Kỳ ⇒ Nghĩa Đàn ⇒ Yên Cát ⇒ Ngọc Lặc
Bắc hành, 2016, phần 1
Mai Châu, Mộc Châu, 2016
Điện Biên, 2016
Lai Châu, 2016
Hà Giang, 2016
Cao Bằng, 2016
Lạng Sơn, 2016
Bắc Ninh, 2016
Ninh Bình, 2016
Bắc hành, 2016, phần 2
bắc hành – 2016, phần 1
text=春思-李白&font=1&size=18&color=0000FF
text=燕草如碧丝&font=2&size=18&color=111111
text=秦桑低绿枝&font=2&size=18&color=111111
ảnh sắc xuân về trên khắp trời Nam, đất Bắc, chính thị giống như mô tả bằng hai câu thơ trong bài Xuân tứ của Lý Bạch:
Yên thảo như bích ty, Tần tang đê lục chi
dẫn ở trên. Này là lúc để ung dung lên đường vãn cảnh xuân các xứ. Kế hoạch du xuân năm nay thì đã lên từ… sau Tết năm ngoái, gần một năm trở về trước, nay thì cứ như thế, như thế… mà tiến hành.
Kế hoạch tổng thể là từ cửa khẩu Bờ Y, Ngọc Hồi, Kontum qua nước bạn Lào ở tỉnh Attapeu cực Nam, rồi đi dọc sông Mêkong lên phía Bắc: Champasak, Pakse, Savanaket, Vientiene, Vang Vieng, LuongPhrabang… đủ một hành trình xuyên từ Nam chí Bắc nước Lào, rồi trở lại Việt Nam vào khoảng Điện Biên, qua Hoà Bình, Mai Châu về lại phía Tây của Thanh Hoá.
Rồi từ đó đi dọc đường Trường Sơn về Nam, điểm lại những phần đã bỏ sót trong hành trình năm ngoái! Thực ra với một đất nước đa dạng và phong phú như Lào, hành trình dự kiến hơn 1 tháng kể cũng chỉ là cưỡi ngựa (sắt) xem hoa… kỹ càng hơn chắc còn phải trông đợi nhiều ở những chuyến đi khác! Nghe như đâu đây ai đang hát khúc Đoàn lữ nhạc! 😀
Hành trình dài như thế này, vài ngày đầu tiên rất là mệt mỏi, những ngày tiếp theo đó sẽ… quen dần đi, cơ thể dần thích nghi với cái màn tra tấn kinh khủng của cả chục giờ liền ôm ghi – đông xe máy. Các cột mốc cây số cứ nối tiếp nhau vùn vụt trôi qua, những nẻo đường cao nguyên đèo dốc liên tu bất tận, và những pha ôm cua lượn lờ rất ngọt của chiếc xế.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chặng 1: Sài Gòn ⇒ Đồng Nai ⇒ Đà Lạt ⇒ Tà Nung ⇒ hồ Lăk ⇒ Buôn Ma Thuột
Bắc hành, 2016, phần 1
Mai Châu, Mộc Châu, 2016
Điện Biên, 2016
Lai Châu, 2016
Hà Giang, 2016
Cao Bằng, 2016
Lạng Sơn, 2016
Bắc Ninh, 2016
Ninh Bình, 2016
Bắc hành, 2016, phần 2
cape of Nghênh Phong
text=横江词-其三-李白&font=1&size=18&color=0000FF
text=。。。。。。。&font=2&size=18&color=111111
text=白浪如山那可渡&font=2&size=18&color=111111
text=狂风愁杀峭帆人&font=2&size=18&color=111111
Hoành giang từ – kỳ tam – Lý Bạch
Bạch lãng như sơn na khả độ,
Cuồng phong sầu sát tiễu phàm nhân.
Bó tay, sóng núi bạc đầu,
Khách thuyền sốt ruột chết sầu gió điên!
aptured few days ago at cape of Nghênh Phong, Vũng Tàu. White breaking waves everywhere, and winds are extremely violent, true to the name (Nghênh Phong in Vietnamese means: to welcome the wind, well, they’re for sure warmly welcomed there). It’s even hard to hold the phone steadily in one hand. My initial plan has to be postponed to another time! 😢
viễn mộng
text=夜泊牛渚怀古-李白&font=1&size=18&color=0000FF
text=牛渚西江夜&font=2&size=18&color=111111
text=青天无片云&font=2&size=18&color=111111
text=。。。。。&font=2&size=18&color=111111
text=明朝挂帆席&font=2&size=18&color=111111
text=枫叶落纷纷&font=2&size=18&color=111111
ách vở thường phân tích phương Đông (không giống như phương Tây): sống nội tâm, mẫn cảm, chan hoà và gần gũi với thiên nhiên. Theo như thực tế hiện nay mà thấy, hình như điều ngược lại mới là đúng! Lại dùng cổ máy thời gian, mời tác gia Lý Bạch ngược đến tương lai, trích bốn câu trong bài Dạ bạc Ngưu chử hoài cổ để bình luận cho bức hình bên dưới!
Ngưu chử Tây giang dạ, |
Cảnh đêm Ngưu chử Tây giang, |
trào lỗ nho
text=嘲鲁儒-李白&font=1&size=18&color=0000FF
text=鲁叟谈五经&font=2&size=18&color=111111
text=白发死章句&font=2&size=18&color=111111
text=问以经济策&font=2&size=18&color=111111
text=茫如坠烟雾&font=2&size=18&color=111111
text=足著远游履&font=2&size=18&color=111111
text=首戴方山巾&font=2&size=18&color=111111
text=缓步从直道&font=2&size=18&color=111111
text=未行先起尘&font=2&size=18&color=111111
text=。。。。。&font=2&size=18&color=111111
ách đây gần 1300 năm mà người ta đã viết như thế này đây! Dịch nghĩa: Ông già nước Lỗ bàn chuyện Ngũ kinh, tóc bạc vùi trong những từ chương đã chết, hỏi ông cách giúp nước giúp đời, ông ngơ ngác như từ trên mây rơi xuống, chân đi giày “viễn du”, đầu chít khăn “phương sơn”, khệnh khạng ông bước trên đường thẳng, chưa đi đã thấy bụi bay mù…
Kinh tế (经济) là rút gọn của kinh bang tế thế (经邦济世), không phải nghĩa hẹp như chúng ta đang dùng bây giờ. Vị hành tiên khởi trần: phàm người ta đi đường thì làm bụi bay, như thế là chuyện bình thường, còn tác giả mô tả ông này chưa bước đi đâu cả mà bụi đã bay mù, ám chỉ loại người vô tích sự, không được việc gì! Chữ dùng đến là khéo!
Trào Lỗ nho – Lý Bạch Lỗ tẩu đàm ngũ kinh, |
Giễu ông đồ nước Lỗ Ông đồ nước Lỗ học Ngũ kinh |