la peste

gồi “phóng tác” kịch bản… thật ra nó giống như quân đội, vào báo động 3: tập trung 100% quân số, vào báo động 2: toàn bộ xe, tàu nạp đủ xăng dầu, đạn dược… Cần có kịch bản như vậy, ở mức độ rộng lớn hơn cho toàn xã hội, kịch bản phải mang tính “tất định – deterministic”, không có không gian cảm tính, phân chia các mức độ khẩn cấp từ 5 đến 1, tại từng bước có định nghĩa rõ ràng những việc phải làm, ai ở đâu, làm gì, ví dụ như:

Level 5: cắt 25% năng lực sx, đi chợ 3 ngày 1 lần.


Level 4: cắt 50% năng lực sx, đi chợ 5 ngày 1 lần.

Level 3: cắt 75% năng lực sx, đi chợ 7 ngày 1 lần, kích hoạt các lực lượng tình nguyện.

Level 2: cắt 100% năng lực sx, đi chợ 10 ngày 1 lần, kích hoạt các lực lượng dự bị.

Level 1: ai ở đâu ở yên đó, trừ những người có công vụ, ban bố giới nghiêm.

Hệ thống thông tin quản lý cho biết chính xác và nhanh chóng: ai được ra đường, vào ngày, giờ nào, đi chợ, hay đi tiêm chủng, đi từ đâu đến đâu!? Phải có CNTT thì mới kiểm tra nhanh được, không thì những thành phần “liều mạng” vẫn cứ thông chốt! Công an uỷ quyền xuống cho các doanh nghiệp: 50%, 25%, hay 5% (tuỳ level) số lượng nhân viên được đi làm, doanh nghiệp tự phân phối, tính toán lấy, nhà nước chỉ tiến hành kiểm tra, giám sát.

Các level này là rất cần thiết, khi cần có thể tăng/giảm level, “chuyển trạng thái” nhanh để thích ứng với mức độ nghiêm trọng của tình hình! Mọi khía cạnh của xã hội cần phải được tính đến, dĩ nhiên ở mức đơn giản hoá! Lần này là mẹ thiên nhiên cho con người tập dượt á, không có gì bảo đảm dịch bệnh không trở lại! Mà cũng chẳng có gì bảo đảm nhẹ nhàng như lần này, không thảm khốc như “La Peste” – Albert Camus gần trăm năm trước! 😢