chatgpt

hân chuyện ChatGPT và các thể loại AI xôn xao dư luận gần đây. Có nhiều cách nhận định khác nhau, đương nhiên không nên đánh giá thấp vai trò của trí tuệ nhân tạo và ứng dụng của nó, nhưng bảo máy móc có trí tuệ thì chắc chắn là không! Nói ngắn gọn thế này: sáng tạo là đặc quyền của con người (hay đúng hơn là của một số người), là khả năng đi vào những vùng chưa biết, những lỗ đen kiến thức, khai phá, lập thuyết, chứng minh, etc… Chừng nào mà AI nó chứng minh được Bổ đề cơ bản, ví dụ như thế, thì tôi mới tin là máy có trí tuệ. Còn lại, máy nó chỉ lặp lại những kiến thức thu thập được, càng ngày càng nhiều, dùng khả năng siêu tốc độ của mình để xử lý, tối ưu, và trình bày ra dưới một dạng khôn khéo mà thôi! Mấy ông già “biết tuốt” VN chắc khoái con ChatGPT này lắm, cái gì cũng biết…

Có người đưa các ví dụ AI có thể tối ưu hoá những đoạn code, rồi vẽ ra viễn cảnh máy có thể code được! Chuyện này theo tôi vẫn còn xa, xa lắm! Máy nó chỉ lặp lại một số “bài” được học thôi, vì học quá nhiều nên đôi khi còn có vẻ “giỏi” hơn cả coder – con người! Và thực ra cũng có một số coder giống như thế (giống máy): rất giỏi logic, test IQ, giỏi xử lý các “câu đố” được đưa ra, nhưng kỳ lạ thay, không code được, hoặc code nhưng không giỏi, tại sao thế? Tại vì cái anh chàng “thông minh” đó thực ra chỉ “thuộc bài”, phỏng vấn các vòng đều rất ấn tượng, và cũng đôi khi là “thông minh” thật, giỏi “làm tính, giỏi logic”! Nhưng code, hiểu theo nghĩa rộng, là đi giải một bài toán thực tế, mà giải quyết vấn đề thực tế thì đôi khi “thông minh” chưa đủ, như trên đã nói, “phát minh, sáng tạo” là đặc quyền của con người.

Việc lặp lại “như vẹt” một số kiến thức đã biết chỉ tạo ra được sự “thông minh”, hay “có vẻ thông minh”, chứ không tạo ra được “phát minh, sáng kiến”, không tìm ra hướng đi mới, cách tiếp cận đúng, tìm ra giải pháp hữu ích giữa những cái “hỗn mang, vô tri, bất định”. Cuộc đời của mỗi con người đều giống như “Miếng da lừa” (tiểu thuyết của Honoré de Balzac), có bao nhiêu sinh lực dành để nhớ những kiến thức không thực sự cần thiết, những thông tin vụn vặt cốt chỉ để “loè người” hay để theo đuổi những mục đích “bất chính, bất thiện” thì đương nhiên không còn năng lực để theo đuổi những tri thức hữu ích đích thực. Thông tin thì càng ngày càng nhiều, “Hằng hà sa số” như thế, làm sao mà nhớ hết nổi?! Chuyện học “nhồi nhét kiến thức” đã nói rồi, chuyện “trọc phú tri thức” cũng bàn rồi…

Nhưng tiếc thay, lại sa đà vào mớ trừu tượng “kiến thức nguyên bản” một cách vô bổ, không đưa ra được kết luận gì hữu ích. Nhưng không ai nói cho rõ “kiến thức thật sự, kiến thức có thể sáng tạo” nó là như thế nào, bắt nguồn từ đâu, làm sao để có. Tôi cũng không hiểu lắm, nhưng cho rằng nó liên quan mật thiết đến cảm hứng sống, đến động cơ, mục đích của con người, đến sự can đảm đối diện với bản thân, và có lẽ là, từ trong sâu thẳm, liên quan đến bản chất “hướng thiện” của mỗi người! Trở lại chuyện ứng dụng ChatGPT, chuyện chẳng có gì to tát, các bác cứ làm quá lên! Chỉ là một cỗ máy thuộc bài, lặp lại như vẹt mà thôi! Nói cho đúng là một phần lớn báo chí và cư dân MXH VN về dân trí cũng cỡ đó, như cái thùng rỗng vọng lại những thứ người ta dội vào, viết tiếng Việt thì trúc trắc đọc không được…

Dịch tiếng Anh thì ngô nghê, tối nghĩa, trình ngôn ngữ e là chưa bằng máy! Và chính vì dân trí đang là như thế… nên ChatGPT rồi cũng là công cụ như Wikipedia mà thôi, ý tôi tức là một công cụ… nô dịch tư tưởng! Ví như đám lưu manh trên mạng, mỗi lần có tranh cãi gì là chăm chăm đi sửa Wiki theo hướng có lợi cho mình! Không thể phủ nhận Wiki cũng là nguồn thông tin hữu ích, nhưng nó cũng chỉ là “cái chợ” của con người, có đủ thứ “thượng vàng hạ cám” ở trên đó. ChatGPT rồi cũng sẽ được dùng như một công cụ “nô dịch tư tưởng”, dùng cho những loại óc “bã đậu”, chuyển giao “thông tin” dưới dạng “mì ăn liền”, cái “thông tin” đó được nguỵ trang là “kiến thức”, “tri thức”, là “chân lý”. Nếu có sợ là sợ cho những thành phần dân trí quá thấp, nói gì cũng nghe, chứ ai lại đi sợ cái máy!?

Ai cũng biết, sự học thuộc lòng (dù nhồi nhét) chính là điểm khởi đầu của giáo dục, trẻ con đâu có biết gì nên cứ phải ép nó học thuộc một số “nguyên liệu thô” ban đầu, kiểu như: Nhân chi sơ, tính bản thiện, tính tương cận… ChatGPT, tôi xem như đứa trẻ 3, 4 tuổi, bắt đầu bi bô những kiến thức đầu tiên. Và kệ mịa nó nói gì, lớn lên rồi thì nhiều người sẽ dễ dàng đồng ý là: Nhân chi sơ, tính bản ác! Trở lại với ChatGPT, tôi vẫn xem nó là “con vẹt” học tiếng người, thấy con chuột đến giả tiếng mèo để đuổi chuột đi, thấy con mèo tới giả tiếng người nạt nộ để đuổi mèo đi. Nếu là vẹt thì người ta kêu là nó thông minh, nhưng nếu là người, mà suốt ngày lặp lại mãi một số ngôn từ vay mượn, máy móc, vô nghĩa, chả có tí nội hàm, nội tâm nào, cứ mãi “giả tiếng”… thì người ta kêu bằng: “thiểu năng trí tuệ”.

penpower

ơn 25 năm trước, một lần đi hội chợ tin học mua được cái này, bút nhập chữ Hoa PenPower với đế cảm ứng 2×1.5 inch! Thế là tiếp tục học chữ với thiết bị này, yêu thích vô cùng, về sau xài nhiều, hỏng mất không dùng được nữa! Thời đó xem như là hiện đại lắm, nếu so với cùng thời e là hơn xa iPad + Apple Pencil bây giờ! Thứ tự nét bút rất quan trọng, vì đây là 1 kiểu nhận dạng online (chữ “online” này phải hiểu trong ngữ cảnh bộ môn Nhận dạng & Xử lý ảnh), không phải đọc ảnh tĩnh, viết đúng thứ tự nét thì nhận rất chính xác! Lý do rất thích cái cảm ứng là vì không như các bạn gốc Hoa cùng lớp, chuyên nhập chữ Hán trên bàn phím máy tính tiêu chuẩn bằng phương pháp Thương Hiệt!

Mà cái “Thương Hiệt thâu nhập pháp” ấy khó quá, tôi học mãi vẫn không nắm được “yếu quyết” (cũng một phần vì phương pháp này không thật sự chính xác, siêu rắc rối và nhập nhằng), mà nhập liệu bằng bút viết nó trực quan hơn nhiều! Nên nhớ rằng thời đó cách đây hơn 25 năm, mà TQ đã tự làm ra những sản phẩm tin học như thế! Còn VN đương thời chỉ mỗi cái bảng mã Unicode tổ hợp hay dựng sẵn mà cãi nhau kịch liệt nhiều năm trời, không ai chịu ai, không quyết được. Đến tận giờ trên điện thoại thông minh với màn hình cảm ứng, giới trẻ TQ vẫn thích gõ phím thông qua “Bính âm” cho nhanh lẹ, nhưng giới già thì vẫn thích múa ngón tay, vẽ chữ để trả lời tin nhắn SMS!

live text

ừ WWDC năm ngoái là đã bắt đầu có, trên các máy Mac + OS đời mới mới. Cứ nhấp chuột vào trong bức ảnh và copy… text ra, và dù tránh nói thẳng ra, nhưng Apple sau khi đọc toàn bộ các văn bản của bạn, thì bắt đầu lục lọi các tấm ảnh và hiểu hầu hết chữ trong đó. Làm thử nghiệm với chữ Hán trong ảnh do chính mình viết, nhận không sai chữ nào!

Mà chữ Hán mình viết tay không phải là chuẩn lắm, lại viết trên hình nền rất không rõ ràng, đến người đọc còn khó nhận ra nữa là! Đúng nghĩa kinh hoàng… cứ “tap” vào ảnh và “copy” chữ ra thôi, copy ra và paste vào một cái editor để kiểm tra lại, chả sai chữ nào! Đương nhiên để có “AI” ngày hôm nay thì mọi việc đã bắt đầu từ hơn 50 năm về trước!

phương trình vi phân

áy tính ống nước, dùng để giải phương trình vi phân được phát minh bởi Vladimir Lukyanov ở Liên Xô năm 1936, và được dùng mãi cho đến cuối những năm 80, dùng để tính toán xây dựng vô số công trình kênh đào, hầm mỏ, đường sắt, và nhiều bài toán thực tế khác! Nguyên tắc khá đơn giản, là tập hợp các ống thuỷ tinh chứa nước thông với một ống chính (biểu diễn hàm ẩn). Các ống này có thể cố định, hoặc di động, thông với ống chính thông qua những valve lưu lượng có thể điều chỉnh được! Nước được đổ vào các ống theo những mức định trước, sau đó họ mở đồng loạt các van và di chuyển các ống di động, mực nước trong ống chính biến thiên và được ghi lại trên một cuộn giấy xoay, đó chính là nghiệm của phương trình!

Đến ngày nay, chắc chúng ta không ai có thể nhớ nổi phương trình vi phân là cái gì, bây giờ không nhớ và tôi dám chắc là đa số cũng như tôi ngày xưa, cũng loay hoay thời gian dài mà vẫn không hiểu: phương trình vi phân nó thực sự là cái gì!? Chính là nhờ nhìn vào cái máy tính analog này mà thực ra mọi chuyện trở nên rõ ràng: mây bay, nước chảy, gió thổi chính là phương trình vi phân! Và việc học toán ở VN không gây được hiệu ứng tích cực, đơn giản vì các ông ấy loay hoay với các công thức, biểu tượng, ký tự chết mà quên mất rằng bản chất vấn đề nằm trong những vận động thực của cuộc sống, phải đưa thật nhiều ví dụ ứng dụng, ví dụ về tính tương tự trong thế giới thực thì học sinh mới nắm được nội hàm của vấn đề!

Nói về phương pháp sư phạm, học sinh cấp 1 không thể hiểu được hệ đếm, nhưng nói với nó 3, 5 cây kẹo, là nó sẽ hiểu! Học sinh cấp 2 nói về phân số rất khó hiểu, nhưng bảo cầm can đi mua 3 lít rưỡi dầu là nó hiểu ngay! Học sinh cấp 3 có thể không hiểu về vi tích phân, nhưng biểu diễn dạng diện tích hình, thể tích khối là chúng nó sẽ hiểu! Sinh viên đại học có thể không hiểu chuỗi số, nhưng đưa ví dụ về mortgage calculator – vay nợ và tính lời, gộp vốn và gộp lãi là chúng nó sẽ hiểu! Toán cấp 3 là tính vận tốc rơi tự do của vật, bỏ qua sức cản không khí! Toán ĐH là tính tốc độ rơi tự do của vật, kèm theo sức cản không khí (chính là phương trình vi phân). Toán sau đại học là tính sức cản không khí ở những tầng khác nhau của khí quyển, chính là điều khiển tên lửa, cứ phải trực quan cụ thể thì mới dễ hiểu đc! 😅

Cũng như môn Văn giờ được gọi là môn “Ngữ văn” vậy (học theo TQ), đó là cách gọi chính xác, học sinh cấp 2, 3 thì chưa thể hiểu văn học nghiêm chỉnh, làm sao chúng nó hiểu được chiều sâu của “Chiến tranh và hoà bình”, chẳng qua là mượn một số bài “Văn” để học về ngôn ngữ, và thông qua kỹ năng ngôn ngữ để tiếp cận “Văn học”. Cũng tương tự như vậy cho các môn Toán, Lý, Hoá, dạy theo kiểu trừu tượng, toàn công thức chết hại vô cùng, không những học sinh không hiểu nó học cái gì, mà còn làm mất đi hứng thú với môn học. Chuyện này vì một vài lần đi làm gia sư (bất đắc dĩ) nên tôi hiểu rất rõ, đám nhóc giờ chúng nó chỉ tụng công thức, vì “cô bảo thế, như cô mới đúng”, chứ chúng nó hoàn toàn không có hứng thú với chuyện học, không có sự tò mò tìm hiểu về thế giới xung quanh! 😢

Korobeiniki

hắc một số vị “trung niên” vẫn còn nhớ, chính là cái âm thanh phát ra từ trò Tetris trên máy chơi game cầm tay Nintendo Gameboy lừng lẫy một thời! Đó chính là một bài dân ca Nga: Korobeiniki, bản nhạc có những motif lặp đi lặp lại đơn giản, cộng với khả năng thay đổi tempo – tốc độ dễ dàng làm nó rất thích hợp với game Tetris này!

Tetris được phát minh bởi Alexey Pajitnov, 1984, kỹ sư phần mềm của Viện hàn lâm KH Xô-viết (về sau di cư sang Mỹ làm việc cho Microsoft). Người ta thường châm biếm đây là game mà các Kulak chơi sau một ngày miệt mài đi “xếp gạch” trong Gulag 😅! Korobeiniki còn ảnh hưởng nhiều đến các game khác, ví dụ như Red Alert 3 Soviet march!