toccata

occata, từ tiếng Ý “toccare” – “to touch”, là những khúc nhạc nhỏ, mục đích để cho người đánh đàn thể hiện “ngón” (kỹ thuật). Nhớ lại lần đầu gặp pianist ấy, mấy chục năm về trước, đã đề nghị cô ấy chơi Toccata (Gaston Rolland). Kỷ niệm đầu đời, một cái “touch” không bao giờ quên! ❤️

Cô ấy là tiểu thư con nhà gia giáo, được nuôi lớn bằng chuyện cổ tích, cơm gạo tám thơm và chả giò, bố cô ấy chỉ toàn nghe Bach và Beethoven, nhà treo đầy ảnh danh nhân. Còn tôi chỉ biết biểu diễn âm nhạc bằng cách thọc 2 ngón tay vào mồm… (a.k.a huýt sáo) 😀 Mais naïve ou bien profonde!?

sách cũ – 2

hững ngày đầu năm mới, với toàn những kỷ niệm cũ… “Cô bạn béo ú na ú nần” này đã quen từ nhiều năm trước, cứ y như rằng cửa hàng sách cũ nào cũng có bé mèo nằm đó làm nhiệm vụ “canh gác” (lũ chuột)…

internet memes

gày càng thấy hơi là lạ khi trên MXH, giới trẻ xài meme một cách tràn lan, vô tội vạ. Nhưng suy nghĩ kỹ, thấy nó đánh vào một nhu cầu căn bản của con người. Một bức ảnh nhỏ, đi kèm dòng “caption” hay “text” ngắn thể hiện ý kiến, quan điểm, bình luận hay thái độ. Nó đánh vào “tâm thức” muốn làm “phóng viên” của những cư dân mạng, muốn được có “quan điểm, ý kiến” một cách nhanh chóng.

Chuyện ảnh và ghi chú chẳng có gì mới. Từ hơn 50 năm trước, đã có chuyện cùng một bức ảnh nhưng có 2 tựa đề khác nhau, phía Mỹ ghi: lính Mỹ bảo vệ người dân dưới làn đạn VC, phía Mặt trận giải phóng thì ghi: quân Mỹ dùng thường dân làm lá chắn đạn sống 😀 Thế rồi nó phát triển thành nhiều dạng, người ta làm ra cả “thư viện” các meme khác nhau để “người dùng” khi cần cứ lựa một cái có sẵn để mà “có ý kiến”.

Dùng mì ăn liền nhiều quá chắc chắn không có lợi cho sức khoẻ, huống hồ nhiều sự việc căn nguyên sâu xa, không phải trong một câu mà nói hết được. Xét lại mình, cũng có xài meme chứ không phải là không, nhưng xài một cách hạn chế, có chọn lọc. Meme luôn tự mình nghĩ ra, không đi copy của người khác, meme là do tự mình viết lên, chứ không xài đồ có sẵn. Đầu năm, làm một cái meme chúc mừng năm mới! 😀

王涯 – 送春词

日日人空老
年年春更歸
相歡有尊酒
不用惜花飛

the fcking forty

uy nghĩ linh tinh, vẩn vơ những ngày cuối năm… Đã bao lần giữa đêm khuya, từ trong cơn mơ choàng tỉnh giấc, toát mồ hôi lạnh vì sợ, một nỗi sợ hãi vô hình, sợ lặp lại chính mình, sợ sống mòn, nỗi sợ bóng ma số phận… Đã chính thức bước qua tuổi… “the fcking forty”… 😞 😞

copyscope

hân sự kiện nhật-thực trưa nay, lúc 12h, post chút thông tin về kính-thiên-văn để các ông bố có thể tự làm cho con chơi. Mười mấy năm trước, tui có tự chế cái kính-thiên-văn, gọi là “copyscope” vì vật-kính (objective lens, bộ phận quan trọng nhất) làm từ thấu-kính của máy photocopy. Lê la mấy buổi ở đường Trần Hưng Đạo (đối diện trụ sở bộ CA) khu ngày xưa bán/sửa máy photo. Máy photo về nguyên-lý chính là cái máy ảnh, thấu-kính của nó rất tốt, lúc đó bán rẻ như cho 50~100K/cái.

Thị-kính (eyepiece) khó hơn chút, lục tung các nhà sách, các nơi bán dụng cụ HS, nhất là các cửa hàng y tế… để tìm mua loại một bộ 2, 3 cái có tiêu cự phù hợp. Thân kính (body) chỉ là những ống nhựa PVC lồng vào nhau. Advanced hơn có thể mua một cái webcam, lột phần vỏ, lấy cái “sensor” rồi gắn vào copyscope ở khoảng cách phù hợp, connect máy tính qua cổng USB, như thế có thể quan sát rất tiện lợi, to và rõ trên màn hình. Google với từ khoá “copyscope” sẽ thấy rất nhiều hướng dẫn chế tạo…

Một cái kính-thiên-văn đơn-giản theo kiểu Galileo, “xịn” hơn phần lớn các loại kính phổ-thông bán trên thị-trường, trong nhà sách. Tiếc là hồi đó, kỹ-năng cơ-khí của mình có hạn, nên phần chỉnh 2 ống PVC chạy tới lui để thay đổi tiêu-cự ko được tốt lắm. Nếu tay nghề tốt, hoàn toàn có thể làm ra một cái kính-thiên-văn đủ xịn để quan sát Mặt trăng và các hành-tinh khác trong Thái-Dương-hệ. Còn khi ko dùng làm kính-thiên-văn thì vẫn có thể dùng làm “siêu viễn-vọng-kính”, độ phóng đại khoảng 12~24x!

Dĩ nhiên nên đọc một chút về lý thuyết kính-thiên-văn, các thể loại Newtonian, Galilean, Keplerian, etc… ôn lại kiến thức vật lý cấp 2 một chút về cách tính tiêu-cự của các loại thấu-kính… để có thể chế tạo một cái copyscope hoạt động tốt! Quan trọng ko kém là phần cơ-khí, tinh chỉnh tiêu-cự, hoặc advanced hơn nữa, cơ chế “giá” kính (mounting) làm sao để có thể chỉnh kính dõi theo (follow) liên tục một thiên thể (celestial body) suốt thời gian dài dọc theo “mặt phẳng hoàng đạo” của nó… 😀

chiến khu d

ai ngày, đạp xe 100km x 2, tưởng là một chuyến đi nhẹ nhàng, giãn gân giãn cốt, đi dạo đổi gió, hoá ra không phải, đường lên chiến khu D nhiều đồi dốc, một số đoạn xấu, trời nắng nóng, đạp xì khói, 1h đi được ko tới 10km, được lúc đạp xe trong rừng rậm luôn mát lạnh, cảm giác rất bình yên.

biết tuốt để làm gì!?

iết nhân đọc được bài hiếm hoi đề cập đúng bản chất vấn đề. Vì tôi đã từng là một thằng “biết tuốt”. Hồi học lớp 6~9, trường cấp 2 Trưng Vương, tôi đã là kiểu “ngôi sao biết tuốt” của trường, chuyên đi thi Toán, tham gia các kiểu “Đố vui để học” phát sóng trên truyền hình. Thành phố bé tí có 4, 5 trường phổ thông thi với nhau, gần như năm nào Trưng Vương cũng đoạt giải nhất. Tả lại chút cho mọi người hiểu về cuộc thi, “format” này thực sự không mới, đã làm trên sóng truyền hình miền Nam VN trước 75.

Hai đội, mỗi đội 3 người, ngồi 2 cái bàn riêng biệt, tay đặt lên nút chuông, giám khảo đưa ra câu hỏi xong thì ai bấm chuông trước được quyền trả lời, đúng được cộng, nhưng sai thì bị trừ điểm. Có lần đang thu hình thì… cúp điện, trong lúc chờ máy phát điện hoạt động thì ông thầy Bùi Thế Mỹ đi qua đi lại doạ nạt: em trả lời sai rồi, nhưng tôi khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình. Điện có trở lại, tiếp tục ghi hình, giám khảo đành phải cho tôi điểm vì trả lời đúng, năm đó, Trưng Vương lại về nhất!

Cái thời đói kém, sách vở, thông tin thiếu thốn, nên những trò chơi như thế cũng tương đối vui. Nhưng ngay từ những ngày đó, lũ học sinh chúng tôi đã nhận ra rằng biết nhiều như thế cũng ko để làm gì, cũng kiểu con vẹt, tỏ ra ta đây hiểu biết, ta đây hơn người mà thôi. Rất may là ngoài những kiểu “biết tuốt” như thế, tôi còn biết thêm rất nhiều thứ khác nữa: biết bơi hơn 10km, biết leo núi, băng rừng, cắm trại, biết dùng “trăm phương ngàn kế” để cưa gái .v.v. đó mới là những kỹ năng hữu ích! 😀

Vâng, biết cưa gái, một cách sáng tạo và đứng đắn, đó cũng là một kỹ năng, thời bây giờ gọi là “kỹ năng mềm” ấy! Nhớ lại cái thời “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”, bạn tôi viết thư tình cho gái thế này (thời đó chỉ có thư giấy thôi, chưa có di động, tin nhắn đâu): em à, ở đây muỗi nhiều lắm, mở ngoặc, dùng hồ dán một con muỗi chết vào đó, đóng ngoặc, chấm! 😀 Chính những cái “joie de vivre” (tiếng Pháp: niềm vui sống) như thế mới là những động lực để con người ta phấn đấu, cố gắng lâu dài trong cuộc đời.

Những con người / thế hệ ít vận động thực tế cứ nghĩ rằng càng biết nhiều là càng tốt! Biết thì đã sao mà không biết thì đã sao!? Chưa kể thời nào cũng thế, sách vở, chữ nghĩa cũng đầy rẫy loại “đạo tặc”, đọc nhiều những thứ “trít học” vô bổ nó ám vào người, đẻ ra những kiểu “lơ lơ lửng lửng”, gì cũng biết nhưng ko biết được gì! Quan trọng nhất là hao phí sinh lực tuổi trẻ vào những điều ko thiết thực, cốt chỉ để thoả mãn cái mong muốn tỏ ra hơn người. Ngay từ gốc, động cơ của việc học là đã sai!

Thời đại bùng nổ thông tin, hàng tỷ tỷ gigabytes dữ liệu, làm sao mà nhớ hết, và nhớ để làm cái gì!? Càng nhớ nhiều, đầu óc càng mụ mẫm đi, kiểu như con vẹt, chỉ biết “tụng niệm, giáo điều” chứ thực ko có tư duy sáng tạo. Rất nhiều thứ bây giờ người ta ngỡ là “kiến thức”, thực ra mới chỉ là “thông tin”, thậm chí thông tin còn chưa biết chất lượng thế nào! Trong sự phát triển của tư duy con người, có rất nhiều “level” khác nhau, phải phân biệt rất rõ ràng giữa thông tin, kiến thức và tri thức!

tháp bằng an

háp Bằng An, Vĩnh Điện, Điện Bàn, Quảng Nam… bạn nhìn nó giống cái gì thì nó… chính là đại diện cho cái đó! 😀 Nhớ lại 2 mùa hè năm 1 và năm 2 đại học, cứ 3 tháng hè về quê là lại rong ruổi trên khắp các nẻo đường hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, chiếc xe máy 50cc cũ kỹ, đi cho bằng hết các nơi, các chốn. Phương tiện và kiến thức có hạn, tuổi 17, 18 chưa hiểu biết nhiều, điều kiện kinh tế eo hẹp…

“Ông bô bà bô” chỉ duyệt cho “quota” chừng đó lít xăng… Chưa bao giờ hết ngạc nhiên về chính người VN mình, trên một dải đất bề ngang có 50 km, mà có quá nhiều điều người ta ko biết hay quá dể lãng quên. Như địa đạo A Xoò 7km trong lòng núi huyện Tây Giang người dân địa phương “phát hiện” ra gần đây, ko ai biết / nhớ nó là cái gì, cho đến khi cụ Đồng Sỹ Nguyên xác nhận là binh trạm 143 của đường Trường Sơn cũ.

khởi nghĩa yên bái

…Sau cái nhìn chào non nước bi ai,
Họ thản nhiên lần lượt bước lên đài,
Và dõng dạc buông tiếng hô hùng dũng:
“VN muôn năm!”, một đầu rơi rụng,
“VN muôn năm!”, người kế tiến lên.
Và tử thần kính cẩn đứng ghi tên,
Những liệt sĩ vào bia người tuẫn quốc.

uối tuần, đọc lại lịch sử… xưa giờ vẫn tự hỏi cái câu: không thành công cũng thành nhân có nguồn gốc từ đâu, giờ thì biết nó được ghi trên tượng đài Khởi nghĩa Yên Bái. Giới trẻ bây giờ có đôi khi còn không biết “cô Giang, cô Bắc” là những ai. Ghi chú: Nguyễn Thái Học và các đồng chí, trước khi chết, thực ra là hô: Việt Nam vạn tuế theo kiểu cũ.

vong bản

忘本

hường hiểu như là quên nguồn, mất gốc, xét trong tương quan giữa một con người với quê hương, nguồn cội. Nhưng “vong bản” có nghĩa rộng hơn thế, ngữ nghĩa Phật giáo, nếu một người quên mất giá trị thật bên trong, chạy theo những vọng tưởng phù phiếm, đó là “vong bản” (quên mất bản thân). Tôi khoái xài từ ngữ nghĩa rộng, những đầu óc “con vẹt” cứ nghĩ: à ta biết rồi, nó là như thế này… nhưng thực ra, hoàn toàn khác! 😀

Tiếng Hoa có một đặc tính là tính trừu tượng, tổng quát của nó rất cao, nhưng mặt khác, lại thiếu tính chi tiết, cụ thể. Thế nên Đường Tam Tạng mới phải đi Tây Thiên thỉnh kinh, sống 20 năm ở Ấn Độ, theo học 2 năm tại học viện Phật giáo danh giá Nalanda, chở về quê hơn 600 bộ kinh trên lưng 20 con ngựa, đem bộ môn Duy thức luận – Yogachara về giảng dạy tại Trung Quốc, nhưng đó là một câu chuyện hấp dẫn khác sẽ được đề cập về sau.