Dutton

utton là con tàu của công ty Đông Ấn, bị cày neo và mắc cạn trong cơn bão gần Plymouth. Edward Pellew, vốn nổi tiếng bơi giỏi, đã bơi vào bờ trong sóng lớn, nối một sợi dây với bờ, hơn 400 mạng người được cứu. Vì thành tích này, từ dân thường, ông được phong baronet (tước hiệu quý tộc nhỏ, dưới Nam tước một chút), về sau, sau nhiều chiến công thăng dần lên Tử tước, phó Đô đốc Anh quốc. Bức tranh thể hiện lại đúng những gì đã xảy ra, con tàu đã chặt hết cột buồm để cân bằng hơn trong gió bão!

ai đi ngoài sương gió

i đi ngoài sương gió – Ngọc Cẩm & Nguyễn Hữu Thiết. Tham gia kháng chiến 9 năm, đi dọc Trường Sơn từ Thừa Thiên ra tận Việt Bắc, năm 1953 cặp song ca này “về thành”. Dựa theo các cứ liệu lịch sử, có thể đoán rằng đây là việc được sắp xếp, chả phải “dinh tê”, “chiêu hồi”…

Nguyễn Hữu Thiết - Ai đi ngoài sương gió 

hòn vọng phu 1 – trần văn trạch

ưới một góc độ nào đó, ông Trạch tài năng hơn anh của mình là ông Trần Văn Khê nhiều 🙂 (mấy anh em nhà này toàn đặt tên theo bộ “thuỷ”). Và tôi rất thích cách hoạt kê, tài tử của ổng… Xang xang xang xê hò xự xang, xê líu, xề xang líu líu hò hò hò…

CMM

hớ lại cách đây 15~20 năm, các công ty phần mềm, nhà nhà trưng bảng CMM level 5. Ai nấy đều tung hô như kiểu tiêu chuẩn vàng thần thánh! Mà tôi là kiểu dị ứng với kiểu hình thức rỗng không có nội dung! Ai đọc spec CMM rồi sẽ hiểu, đến giờ ý kiến cộng đồng về CMM cũng đã rõ!Ngay lúc đó tôi đã nói với các anh em kỹ thuật: CMM5 cũng giống như “5 điều Bác Hồ dạy”, nghe thì rất hay, có cũng tốt!

Vấn đề là chẳng có gì bảo đảm đứa trẻ làm theo sẽ trở thành người tốt, cũng như không có gì bảo đảm có CMM5 thì làm phần mềm có chất lượng! Bao giờ chúng ta tự nghĩ được nội dung, tự tạo được giá trị, thì lúc đó chúng ta mới thôi bị người khác áp đặt tư tưởng, thôi bị lung lạc trong mớ sáo rỗng! CNPM mới có vài chục năm lịch sử, vẫn rất non trẻ so với những ngành khác, nên giáo điều, sáo rỗng là… vô số!

100 watt

ột vài phép tính đơn giản… 1 người trung bình tiêu thụ 1 ngày hết 2000 kcal. 1 calorie = 4.2 joule, 1 ngày = 86400 giây, công suất = 2000 x 1000 x 4.2 / 86400 = 97.2 Watt. Trong biểu đồ dưới đây, phần mềm cho ta biết, năng lượng để chèo xuồng ở tốc độ 3 knot vào khoảng 100 Watt.

Và sự thật là chỉ ngang mức ấy, cái ngưỡng quan trọng 100 Watt này tương đương ở mức 23 kmph với xe đạp, và duy trì vận tốc này nguyên 1 ngày 10 ~ 12 tiếng không hề đơn giản chút nào. Nhiều năm tập luyện kiên trì cũng chỉ nâng lên được ở mức 100 ~ 125 Watt, rất khó khăn!!! 😢 😢

let’s go

hương trình âm nhạc cuối tuần, thêm một bài hát siêu hay, siêu ấn tượng nữa của âm nhạc Xô-viết: В путь – V Put – Let’s go, 1954: Hãy để kẻ thù của chúng ta nhớ điều này, nói chả phải doạ, nhưng chúng tao sẽ đuổi theo tụi mày vòng quanh quả đất, và nếu cần sẽ làm thêm vòng nữa! Này em thương yêu, thư cho em đã gởi rồi, giờ phải lên đường đây!

Người Nga có một cái rất “dở”, họ toàn làm những chuyện kinh thiên động địa, chứ không làm những chuyện nhỏ được! Và với tên lửa động cơ hạt nhân + đầu đạn hạt nhân “9M730 Burevestnik” có dự trữ hành trình không giới hạn, có thể bay hoài bay mãi từ ngày này sang tháng khác thì cái chuyện đuổi theo ‘n’ vòng này sắp thành hiện thực! 😅

serenity – 1, p2

oay hoay chỉnh tới chỉnh lui rất nhiều, tập trung vào phần drag (resistance)- sức cản nước. So với 3 chiếc kayak trước thì tại cùng 1 tải trọng danh định (120kg), chiếc Serenity này có sức cản thấp nhất, và Cp (Prismatic coefficient) cũng xuống rất thấp, tròn 4.8!

Thân thuyền “fine” hơn so với Serene – 3, nhưng “full” hơn so với Serene – 2, nên độ ổn định cũng nằm giữa của 2 chiếc đó. Tiếp tục cách thức của Serene – 3 là sử dụng độ cong (rocker) của thân thuyền để tăng độ ổn định, và dĩ nhiên cũng đồng thời tăng độ sâu của đáy chữ V.

Sau nhiều năm chèo, hiểu ra 1 chân lý đơn giản: tốc độ trung bình khi đầy tải, và khi chèo suốt ngày, chỉ loanh quanh trên dưới 3 knots, không hơn, ngay cả với các tay chèo “siêu nhân” của thế giới, vì công suất 1 người trong suốt 1 ngày trung bình chỉ vào khoảng 100 ~ 150 Watt.

jack london

ài viết rất hay, cũng cấp nhiều dữ liệu lịch sử để cho chúng ta hiểu biết đúng hơn về Jack London, tác giả của những cuốn tiểu thuyết, truyện ngắn đã quá nổi tiếng như: Tiếng gọi nơi hoang dã, Nanh trắng, Sói biển, Gót sắt, Nhóm lửa, Tình yêu cuộc sống, etc… Vâng, nếu chỉ đọc sách của ông thôi thì chúng ta sẽ dễ dàng tưởng tượng ra rằng Jack London là một con sói biển thật sự, ông ta dường như đến từ một thế giới hải hành xa xưa, kỳ bí nào đó, với tất cả những kinh nghiệm sống khôn ngoan, dầy dặn của nó. Sự thật… hoàn toàn không phải như thế!

Sự thật, Jack London sau khi đã viết khá nhiều tựa sách mới bắt đầu đi biển như một tay mơ. Ông ta đọc cuốn “Du hành một mình vòng quanh thế giới” của Joshua Slocum, nhảy xuống thuyền với một đống sách hàng hải, vừa đi vừa học cách sử dụng kính lục phân! Giữa một cơn bão biển, Jack London gãi đầu gãi tại, tại sao động tác “heave-to”, dằng thuyền bằng 2 lá buồm ngược nhau, lại không hoạt động giống như trong sách mô tả. Sự thật là Jack London là một tay mơ đúng nghĩa, dong thuyền từ San Francisco đi Hawaii, tới đích rồi mà vẫn không hiểu vì sao còn sống! 🙂