hms guardian

háng 8, 1780, con tàu 900 tấn, 44 súng khởi đầu hành trình sang Úc, trên thuyền chở cây, giống, nông cụ, và gia súc cho những khu định cư mới thành lập ở Úc. Hành trình đi về phía Đông, sau khi vòng qua mũi Hảo Vọng sẽ đi xuống phía Nam, vùng mà người ta hay gọi là The-roaring-Forties – vĩ độ 40 gào thét, từ đó đón gió Tây ôn đới để sang Úc. Những cây trồng và gia súc tiêu thụ rất nhiều nước ngọt, thế nên khi trông thấy một núi băng trôi, thuyền trưởng Edward Riou quyết định tới lại gần, hạ mấy chiếc thuyền con đi lấy băng về bổ sung vào kho nước ngọt. Trong đêm tối và sương mù, thuyền trôi dạt không định hướng được và đâm vào núi băng trôi, nước tràn vào thuyền. Liên tục suốt 3 ngày liền, thuỷ thủ đoàn bơm nước và tìm cách bịt lỗ thủng, nhưng nước cứ dâng dần lên. Để cứu thuyền, lần lượt phải vứt bớt súng, gia súc, hàng hoá…

Thuỷ thủ đoàn 2 lần kiến nghị rời tàu, mà Riou biết là các xuồng con không đủ chỗ, cuối cùng quyết định 250 người sẽ rời tàu trên những chiếc xuồng, thuyền trưởng với hơn 60 người ở lại tìm cách cứu tàu! Cuối cùng họ tìm ra một cách, dùng nhiều thùng rỗng chèn bên trong khoang tàu, đóng nắp boong lại, con tàu nổi lập lờ trên mặt nước như một cái bè, nhưng không chìm, do có các thùng giữ độ nổi bên trong! Cứ như thế, giương buồm hướng về Cape Town, mũi Hảo Vọng, hành trình 1900km trong 9 tuần! Trong số 250 người rời tàu, chỉ có 15 người sống sót! 62 người ở lại tàu đều sống, trong đó có 21 phạm nhân lãnh án đi đày ở Úc, 14 trong số họ, theo kiến nghị của thuyền trưởng, được ân xá do những đóng góp trong nỗ lực cứu tàu! Đến tận bây giờ, hành trình của thuyền trưởng Edward Riou vẫn là một kỳ tích phi thường, chưa có vụ việc tương tự!

hms ramillies

ự kiện tháng 8, 1780, một đoàn 63 thương thuyền Anh của các công ty Tây Ấn, Đông Ấn, chở theo lượng lớn hàng hoá phục vụ cho cuộc chiến ở Bắc Mỹ, 80,000 khẩu súng trường, 300 đại bác, và rất nhiều hàng hoá khác, tổng trị giá lên đến 1.5 triệu bảng (khoảng 150tr theo thời giá ngày nay). Trong bóng đêm, rất nhiều thuyền tưởng ngọn đèn (giả) treo ở cột buồm soái hạm hạm đội TBN của Luis de Córdova là thuyền chỉ huy và cứ đi theo đó, chỉ có khoảng 10 chiếc đi theo HMS Ramillies, kỳ hạm của đội tàu Anh và thoát thân. Sáng hôm sau, toàn bộ 50 tàu còn lại bị bắt, áp đảo bởi lực lượng lên đến hơn 30 chiến hạm TBN, chỉ có 2 thương thuyền có đáy bọc đồng chạy thoát!

Đây là một thất bại nghiêm trọng của tình báo Anh, vì không biết được sự hiện diện của một hạm đội TBN lớn nên chỉ đem rất ít tàu hải quân hộ tống. Sự kiện gây ra một khủng hoảng lớn trong giới tài chính châu Âu, hàng loạt ngân hàng và công ty bảo hiểm phá sản. HMS Ramillies về sau đắm trong một cơn bão, suốt 3 ngày, thuỷ thủ đoàn bơm nước liên tục, chặt hết cột buồm, vất hết súng và hàng hoá, dùng dây và buồm buộc thân thuyền lại cho khỏi vỡ, nhưng vô vọng, cuối cùng phải bỏ tàu – abandon ship! Bức hình: phải đi ra biển nhiều, mới cảm nhận được thứ ánh sáng huyền ảo như trong tranh, cột sáng từ trên trời chiếu xuống cứ như là đứng trong lime-light – ánh đèn sân khấu! 😀

hms triton

riton là thiết kế thử nghiệm có nhiều khác biệt so với các con thuyền cùng thời. Tàu đóng bằng gỗ thông (fir) vì không kiếm được đủ gỗ sồi, phần mũi được làm thẳng thay vì cong vì không tìm được một khúc gỗ cong lớn như thế (lưu ý kỹ thuật đóng tàu thời đó rất khác bây giờ, dùng khúc gỗ cong tự nhiên, không nối giúp mũi thuyền bền hơn), mạn thuyền thẳng đứng chứ không cong vào trong. Dù có nhiều nhược điểm, nhưng Triton có thời gian phục vụ sôi nổi, tham gia nhiều hoạt động khác nhau!

Tuy vậy, chất lượng gỗ làm tuổi thọ con tàu giảm đáng kể, phải liên tục giảm khối lượng súng và số súng. Đến 1807, Triton trở thành con tàu gác cảng (guard ship: tàu bảo vệ cảng, chỉ đi loanh quanh gần nhà, không đi xa), và sau đó trở thành nhà kho nổi: kho chứa hàng, nhà ở cho lính, nhà tù chứa phạm nhân nổi trên sông, đây là cách dùng phổ biến với những tàu cũ. Đến 1820 thì bán làm phế liệu, thời gian phục vụ 25 năm, so với một chiếc tàu chất lượng tốt có thể phục vụ 50, 60 năm tuỳ theo mức độ hư hao!

hms lady nelson

à con tàu nhỏ xíu 60 tấn, Lady Nelson được đóng chuyên biệt cho nhiệm vụ đo đạc bản đồ ở những vùng nước nông! Quảng năm 1790, ở Úc đã hình thành những “khu định cư” đầu tiên, nói cho đúng đó là những nhà tù, phạm nhân bị án đày biệt xứ được chở qua đó, cho một số quyền tự do đi lại nhất định để xây dựng các căn cứ đầu tiên ở Úc. Tuy vậy, phần lớn nước Úc ngày nay vẫn chưa vẽ bản đồ xong, nhiều vùng đất vẫn còn chưa được biết đến!

Lo sợ người Pháp, TBN cũng đang có nhiều hoạt động trong vùng, người Anh đóng chiếc Lady Nelson! Thuỷ thủ đoàn dong buồm từ Anh sang Úc, một số người đã bỏ trốn vì không nghĩ rằng một con tàu 60 tấn có thể an toàn tới Úc. Tại Úc, sau khi làm nhiệm vụ vẽ bản đồ, nó tiếp tục chở người qua lại giữa Úc và Tasmania. Điểm đáng lưu ý, nó là con tàu đầu tiên trên thế giới có thiết kế centerboard, có thể nâng lên hạ xuống để đi vào các vùng nước nông!

hms trincomalee

à chị em song sinh với HMS Unicorn, từ cùng một thiết kế mà ra, nhưng Unicorn lớn lên ở Anh, còn Trincomalee được đóng ở Ấn Độ bằng gỗ giá tị (teak). Khác với người em ít hoạt động của mình, Trincomalee có một cuộc đời sôi động, được xếp vào đội ngũ dự bị 30 năm, sau đó đưa vào biên chế và hoạt động chủ yếu tại các vùng biển Bắc Mỹ.

Trincomalee trãi qua vô số hoạt động khác nhau, rồi sau trở thành tàu huấn luyện. Ngày nay, con tàu 204 tuổi này đã trở thành một viện bảo tàng nổi, là con tàu già tuổi nhất vẫn còn nổi được trên mặt nước của hải quân Hoàng gia, và có lẽ, vẫn còn có thể chạy buồm được! Hơn 200 tuổi vẫn chạy tốt, có lẽ một phần nhờ vào chất gỗ teak của nó!

hms sandwich

ây giờ nhìn lại, người ta dễ dàng nhận ra, Gibraltar mang dáng dấp của một cái bẫy! Suốt 4 năm ròng, liên minh Pháp – TBN duy trì một lực lượng gấp 10 lần, 60 ngàn lính so với 6 ngàn bên phòng thủ Gibraltar. Đó là chưa kể TBN thường trực phải duy trì một hạm đội cỡ 40 tàu ở Gibraltar để ngăn người Anh không tiếp tế được cho căn cứ. Ấy thế mà Anh vẫn tiếp tế cho bán đảo này dễ dàng, mỗi lần là cả một đoàn lên đến 100 tàu buôn + 30 chiến hạm! Và Anh chỉ tiếp tế mỗi năm đúng một lần…

Chính là để gieo cái hy vọng hão cho người TBN & Pháp rằng có thể vây hãm Gibraltar cho đến lúc nó chết đói! Tại sao vây nghiêm nhặt mà Anh vẫn cứ tiếp tế dễ dàng như thế, nguyên nhân là ở cái đáy bọc đồng của tàu Anh làm cho tốc độ nó lớn hơn hẳn tàu TBN. Chỉ cần một lực lượng đủ lớn, đấu súng với người TBN một thời gian đủ dài, đủ để cho đoàn tàu chở hàng lọt vào bên trong cảng, một khi đã nằm trong tầm súng bảo vệ của cảng, thì đoàn tàu hộ tống Anh thoát ra, dùng tốc độ để bứt khỏi kẻ truy đuổi.

hms unicorn

nicorn được đóng năm 1824, tuy nhiên chưa bao giờ đi biển. Hải quân Hoàng gia thời đó thường đóng một số thuyền như thế để “dự bị”, chỉ đóng phần thân, có cái mái che mưa nắng to phía trên, khi chiến tranh xảy ra sẽ gắn cột, buồm và súng… và đưa vào phục vụ! Hết chiến tranh lại tháo cột buồm, súng… và đưa vào “dự bị” trở lại.

Unicorn đóng vai trò “dự bị” như thế, liên tục từ lúc đóng xong cho đến nay là gần đủ… 200 năm, chưa bao giờ được activated. Đa số ván thuyền vẫn là nguyên gốc 200 năm trước mà vẫn nổi được trên mặt nước, thật là kỳ lạ. Ngày nay, Unicorn đã trở thành con tàu bảo tàng, một ví dụ hiếm hoi còn sót lại từ Thời đại thuyền buồm – Age of Sail.

hms pegasus

egasus là tàu chiến hạng 6, 600 tấn, 26 súng, do hoàng tử William Henry, vua tương lai của Anh quốc làm thuyền trưởng, phục vụ dưới quyền của Horatio Nelson. HMS Pegasus trãi qua phần lớn thời gian chẳng có sóng gió gì đáng kể, đơn giản vì Bộ hải quân đã sắp xếp như thế. Hoàng tử William Henry bắt đầu cuộc đời thuỷ thủ với vị trí midshipman, sĩ quan hạng bét năm 13 tuổi, phục vụ trên tàu như mọi người khác 10 năm, chỉ khác là có mang theo một gia sư để dạy học riêng cho vị vua tương lai.

William Henry có mặt trong đoàn thuyền lớn của đô đốc George Brydges Rodney chở tiếp tế cho Gibraltar đang bị liên quân Pháp-TBN vây hãm! Bên cạnh cung cấp khối lượng vật chất lớn, việc gởi một hoàng tử Anh quốc đến Gibraltar là một sự khích lệ tinh thần, nó cho thấy Anh quốc sẽ không bỏ rơi những người bị bao vây. Còn William Henry khi ở Gibraltar, ông ấy hứng chí uống rượu say, đánh lộn với thuỷ thủ và bị bắt giam, đương nhiên phải tức tốc thả ra ngay sau khi biết người đó thật sự là ai! 😅

hsm rose

ose chỉ là con tàu nhỏ 450 tấn, 20 súng, tàu chiến hạng 6, nhưng khi sang Mỹ làm nhiệm vụ truy quét buôn lậu vùng đảo Rhode, nó lại là “trùm”, các cư dân thuộc địa lúc đó không có tàu nào lớn như thế! Hoạt động của HMS Rose làm cho hoạt động buôn lậu, kinh tế của Rhode Island tê liệt. Các thương gia Mỹ phản ứng, trang bị một chiếc tàu nhỏ do John Paul Jones làm thuyền trưởng để chống lại.

Jones giờ đây được xem như cha đẻ của Hải quân Mỹ. Các thương gia đồng thời kiến nghị “Quốc hội liên bang” về việc thành lập những nền móng đầu tiên của Hải quân Mỹ. Cuộc chiến dành độc lập Mỹ lẽ ra đã không dễ dàng như thế, nếu như Anh không vướng vào vô số vấn đề tại lục địa cũ Âu châu, trực tiếp là chiến dịch bảo vệ căn cứ Gibraltar bị liên quân Tây Ban Nha – Pháp vây hãm suốt 4 năm ròng rã!

hsm charon

haron là con tàu 800 tấn, 44 súng, chiến hạm hạng 5, tham gia trấn áp cuộc chiến dành độc lập của Mỹ. Charon nằm trong số những con tàu bị vây hãm trên sông York gần Yorktown bởi một hạm đội rất lớn của người Pháp (đồng minh của người Mỹ). Người Pháp dùng những quả đạn nung đỏ – heated-shot và Charon bốc cháy, cháy sạch phần phía trên mặt nước. Heated-shot là quả đạn được nung trong lò than cho đến khi nóng đỏ!

Đốt lò than nung đạn là một việc vô cùng nguy hiểm, vì quanh đó là vô số thuốc súng! Cần một quy trình đặc biệt để nạp đạn, và thường chỉ nạp ngay trước khi bắn! Heated-shot không nhằm phá tàu, nó thường được bắn với liều thuốc súng giảm để không xuyên qua mà mắc lại trong lớp gỗ để gây cháy tàu đối phương! Về sau Hải quân Hoàng gia cấm sử dụng heated-shot, vì nó quá nguy hiểm, đầu tiên là cho chính bản thân người bắn!