HET!

ùa Tết lại về, dù muốn dù không, lại nói về “văn hoá” nhậu nhẹt, hát hò! Hát hò làm vui là chuyện hầu như ai cũng thích, ngay chính tôi cũng thích, nhất là khi còn trẻ, thích hát hò với bạn bè! Thậm chí đến mức dùng hát hò, ăn nhậu, quậy phá như một hình thức xả stress, đây cũng là một phần “văn hoá làm việc” của một số công ty. Nhưng có một vài điều… trước hết là hát ở quán karaoke cách âm hẳn hoi, không làm phiền đến ai khác, và thứ đến nữa thì hàng năm, cũng chỉ có 4, 5 dịp để nhân viên, đồng nghiệp họp lại “quẩy” mà thôi, không nhiều hơn! Còn những loại mà ngày ngày nhậu, tuần tuần hát hò làm phiền người khác bằng những thứ âm thanh đinh tai nhức óc, đặc biệt là gần đây còn có phong trào mở những loa bass cực mạnh, gây ảnh hưởng trên khu vực rộng, nhiều khi không nghe tiếng hát đâu, chỉ nghe tiếng bass đơn điệu kiểu “thiểu năng”! Đừng nói theo cách nhẹ nhàng, phù phiếm là “người Việt thích ồn ào”, khách nước ngoài đến, họ nhìn giống như thứ “thần kinh bệnh” đích thực!

Một thứ bệnh tâm thần quái đản mà người ta thậm chí chẳng thèm nói ra cho biết, đừng hỏi vì sao du khách một đi không trở lại, chả ai quay lại cái xứ “tâm thần phân liệt”, không tự nhận thức được môi trường sống chung quanh, nhìn ai cũng thấy trên trán viết 4 chữ: “tâm địa bất ổn”! Nhiều người còn nguỵ biện rằng ở trời Tây, người ta cũng thường xuyên đi bar như thế! Đúng là ở phương Tây, có một số thành phần thị dân quen với việc đi bar hát hò, nhảy múa, giải tỏa stress, nhưng đừng chỉ nhìn thấy một mặt phiến diện, hãy nhìn cho rõ những mặt còn lại, đó là họ làm việc điên cuồng, làm việc theo kiểu “bán mạng”, rồi ăn chơi cũng theo kiểu “bạt mạng”. Cái này ai đã từng làm cho những công ty công nghệ, khởi nghiệp áp lực cao sẽ hiểu, không có chuyện 160 giờ tiêu chuẩn mỗi tháng đâu, có những thành phần làm việc 300+ giờ mỗi tháng ấy! Nên chỉ có ở Việt Nam mới có những loại vô công rồi nghề, nhàn cư vi bất thiện, ăn nhậu tối ngày, đã “thần kinh bệnh” lại còn tự xem là “nét văn hoá”!

25 лет РККА

hương trình âm nhạc cuối tuần, đã lâu không trở lại với chủ đề Âm nhạc Xô-viết! Hành khúc ngắn: 25 năm Hồng quân, trên một nền video từ lâu đã là huyền thoại. Có thể nhận ra nguyên soái Zhukov (người cỡi ngựa trắng) đã có vẻ già thấy rõ, dáng người trên ngựa đã hơi đơ cứng, còn nguyên soái Rokossovsky cưỡi ngựa đen, mềm mại và uyển chuyển như một chàng trai trẻ! 🙂 Nói thêm chút về ngựa, sau cuộc chiến Crimea 1853 ~ 1856, người Anh nhận thấy giống ngựa Orlov tiêu chuẩn mà quân đội Nga sử dụng vừa nhanh, lại vừa lỳ lợm và bền bỉ, hơn hẳn ngựa của họ!

Nói về ngựa thời đó thì vai trò giống như xe tăng hiện đại vậy, một khối lượng lớn đến 300 ~ 500 kg với tốc độ cực cao, sức tì đè cực lớn, bộ binh nếu không có phòng tuyến được chuẩn bị vững vàng không cách nào chọi lại được! Quyết không bị bỏ lại phía sau trong khoản… ngựa, người Anh đã mày mò lai tạo ra giống Thoroughbred mà chúng ta thường thấy trên phim ảnh, trong thể thao ngày nay! Nên mâu thuẫn đông – tây là đã trường kỳ nhiều thế kỷ nay, với biết bao nhiêu động lực để nghiên cứu, phát triển khoa học kỹ thuật, kinh tế, thay đổi xã hội!

rẽ phải

rước gặp những chuyện như vậy vài lần! Ví dụ như: dừng đèn đỏ chắn lối, người phía sau không rẽ phải được, nên họ càm ràm! Về luật, Việt Nam đúng là có quy định phải nhường đường cho người rẽ phải! Nhưng lấy căn cớ nào để xác định là “đã nhường” hay “chưa nhường”, vì trên đường thường khi là không có ô, vạch nào để phân biệt cả! Đó là chưa kể nhiều tình huống giao thông phức tạp, muốn nhường cũng không nhường được! Nên những cái luật như “rẽ phải” đó tạm gọi là luật vô hiệu, đặt ra cho có mà thôi, vì không có cách chính xác nào để xác minh hay cưỡng chế thi hành!

Cũng tương tự với vấn đề dao kiếm, người dân tộc họ mang đi rừng như phương tiện cá nhân tối cần thiết, không cách nào cấm được! Thay vì cấm, chỉ nên tìm cách hạn chế nó, một cách thiết thực, ví dụ như ở một số nước, công dân được quyền mang súng ra đường, nhưng phải mang công khai, không được giấu (conceal) trong người! Tương tự như vậy, có thể quy định: dao tất cả các cỡ (kể cả dao gọt trái cây, dao nhỏ) khi ở nơi công cộng đều phải có bao dao màu đỏ (quy định luôn cái mã màu cho nó bắt mắt), phải để ở nơi dễ dàng nhìn thấy, không được giấu trong người!

xuân tứ

ữa hôm nọ, bỗng dưng nảy ra ý định viết một cuốn truyện, có thể là dạng truyện vừa, mà cũng có thể là dạng tiểu thuyết dài hơi. Và để bắt đầu, như nó thường phải bắt đầu từ đâu đấy, bỗng dưng nhớ đến mấy câu trong bài Xuân tứ của Lý Bạch: Yên thảo như bích ty, Tần tang đê lục chi… Vậy là đã có ý tưởng rồi… nữ chính của chúng ta sẽ đặt tên là Yên Thảo, vừa hay, Yên (Yến) là một cái họ, còn nam chính của chúng ta sẽ mang tên là Tần Tang (cũng vừa hay, Tần cũng là một cái họ)!

Mà nữ chính Yên Thảo chắc chắn phải có một con nha hoàn đi theo, đặt tên là Bích Ty, còn người hầu của nam chính Tần Tang đương nhiên sẽ là Lục Chi rồi. Mới dùng có 2 câu thơ cổ, tổng cộng 10 chữ, là đã đặt được tên cho 4 nhân vật rồi. Chỉ cần thêm vài chục bài Đường thi, độ một tá Tống từ, lại dặm ghém thêm đôi ba Nguyên khúc nữa, chắn chắn sẽ vẽ ra được một cái truyện kiếm hiệp hay ngôn tình “cẩu lương, cẩu huyết” ngay thôi! Viết văn là dễ, nào ta bắt đầu thôi… 😀

ethernet

ương lai của hệ thống kết nối mạng trên các thuyền nhỏ, thuyền buồm có lẽ là đến từ một cái rất cũ, đó chính là cáp mạng Ethernet truyền thống (nôm na là cổng kết nối RJ-45)… Họ đã thử nghiệm rất nhiều thứ những nói tới nói lui, vẫn không có gì tốt hơn mạng Ethernet 10 / 100 / 1000. Nên nhớ rằng các chuẩn Ethernet được thiết kế để vừa truyền dữ liệu, vừa có thể cấp nguồn (công suất nhỏ) cho thiết bị được!

Có 2 chuẩn cấp nguồn khác nhau, chuẩn đầu cỡ 15 Watt, và chuẩn sau cỡ 30 Watt, như thế là đủ để chạy các loại IP – camera, máy đo gió, máy đo sâu, các thiết bị định vị, AIS, radar loại nhỏ và các loại laptop, máy tính trung tâm dạng mini, micro, vô số thiết bị IoT, etc… Chỉ một điểm nhỏ là đầu nối RJ-45 được thiết kế lại để chống thấm nước và để bền bỉ hơn, chịu đựng được môi trường khắc nghiệt của biển cả!

carbon

ồi cũng sẽ đến lúc như thế, nhưng hiện tại mới chỉ là những bước mày mò, thử nghiệm đầu tiên, Trung Quốc họ đã tiên phong làm chuyện này từ nhiều năm trước, tuy hiện tại chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp lớn gây nhiều tổn hại đến môi trường! Nhưng một tương lai “khả kiến” có thể sẽ trông giống như thế này… Chính phủ bằng những tính toán của mình, sẽ cấp cho mỗi người dân một số tín chỉ carbon, bình quân đầu người bằng nhau! Đi kèm theo đó là những mô hình tính toán, quy đổi, ví dụ như: đi xe hơi thì tính bằng chừng này tín chỉ mỗi năm. Tôi đi xe đạp, không có nhu cầu xe hơi, nên tôi sẽ bán số tín chỉ của mình cho một người khác, ví dụ như ai đó có nhu cầu sở hữu 2 chiếc xe hơi! Ví như bình quân mỗi người được phép xây chừng này m2 nhà ở, nhưng do nhu cầu của tôi thấp, chỉ cần căn nhỏ…

Nên tôi bán phần diện tích dư ra đó cho người có nhu cầu cao hơn! Đã đến lúc phải xem “khả năng giảm thiểu thiệt hại môi trường” cũng là một loại tài sản có thể đong đếm, vay mượn, sang nhượng! Và bằng cách điều chỉnh số tín chỉ bình quân đầu người, chính phủ có thể cân bằng giữa mục tiêu kinh tế và môi trường! Ví dụ như: năm này tiến độ trồng rừng không đạt như kế hoạch, buộc phải điều chỉnh giảm số tín chỉ! Một người có thể dùng tiền để mua thêm tín chỉ, nhưng tín chỉ bản thân nó cũng là loại hàng hoá mà giá cả biến động theo cung – cầu và theo điều chỉnh vĩ mô! Đương nhiên đây chỉ mới là ý tưởng sơ khai ban đầu, chứ nếu mà làm rốt ráo, triệt để, thì rất có thể sẽ trở thành một kiểu Chủ nghĩa Tư bản Nhà nước, hay nói cách khác, chính là một hình thức của… Chủ nghĩa Xã hội! 🙂

les gitans – 2

‘où viens-tu, gitan? Je viens de Bohème. D’où viens-tu, gitan? Je viens d’Italie. Et toi, beau gitan? De l’Andalousie. Et toi, vieux gitan, d’où viens-tu? Je viens d’un pays qui n’existe plus. Les chevaux rassemblés le long de la barrière, le flanc gris de poussière, le naseau écumant. Les gitans sont assis près de la flamme claire, qui jette à la clairière leurs ombres de géants. Et dans la nuit, monte un refrain bizarre; Et dans la nuit, bat le coeur des guitares. C’est le chant des errants qui n’ont pas de frontière, c’est l’ardente prière, de la nuit des gitans.

Où vas-tu gitan? Je vais en Bohème. Où vas-tu, gitan? Revoir l’Italie. Et toi, beau gitan? En Andalousie. Et toi, vieux gitan, mon ami? Je suis bien trop vieux, moi je reste ici. Avant de repartir pour un nouveau voyage, vers d’autres paysages, sur des chemins mouvants. Laisse encore un instant vagabonder ton rêve, avant que la nuit brève le réduise à néant. Chante, gitan, ton pays de Cocagne; Chante gitan, ton château en Espagne. C’est le chant des errants qui n’ont pas de frontière, c’est l’ardente prière de la nuit des gitans, de la nuit des gitans!

25 năm sau

ai mươi lăm năm sau, trên một cái máy tính có 16 GB RAM chứ không phải chỉ vẻn vẹn… 4 MB như hồi đó! Cái thời còn chạy Win 3.1.1, rồi sau nữa là Win 95, Win 97, Win ME, Win NT, etc… Mới trước đó chỉ độ vài năm thì thậm chí, máy tính… không nhất thiết cần phải có ổ cứng mới chạy được, chỉ cần đúng một cái đĩa mềm để khởi động hệ điều hành MS-DOS 5.0 rồi chạy Turbo-Pascal hay Borland-C để học lập trình!

Làm phép tính nhẩm để kiểm chứng định luật Moore, định luật nói rằng: mật độ transistor tăng gấp đôi sau mỗi 2 năm, tổng thời gian là cỡ 24 năm, tức là RAM phải tăng ước chừng khoảng 2 ^ (24 / 2) = 4096 lần, tính ra thì thấy đúng chính xác là như vậy, 4 MB x 4096 = 16 GB (!!!) Có quá nhiều thứ đã đổi thay, nhưng vẫn có một số thứ hoài không thay đổi, cái này ai trãi qua rồi mới cảm thấy có chút… hoài niệm!

national-id

ập pháp Mỹ chặt chẽ, tư pháp Mỹ tinh vi, hành pháp Mỹ hiệu quả, đó là điều mà nhiều người phải thừa nhận! Nhưng quay về căn bản, vẫn có một cái gì đó rất không đúng, mà cái không đúng này rất sơ đẳng, đó là nước Mỹ không có National-ID, không quản lý người bằng ID. Họ lập luận rằng quản lý con người bằng ID là không có tự do, không dân chủ, nên ở Mỹ đến hiện tại vẫn có hơn 3tr người sống mà không có bất kỳ một cái ID nào. Với những trường hợp có ID, thì đó là số tài khoản ngân hàng, mã số thuế, giấy phép lái xe, etc… những ID “phái sinh” mà chẳng có ID gốc nào để tham chiếu! Kỳ cục hơn nữa là luật bầu cử Mỹ cho phép gửi phiếu bầu qua đường bưu điện, chỉ cần trên phiếu có “chữ ký” là xem như hợp lệ! Ở rất nhiều bang của Mỹ, đi bỏ phiếu không cần trình bất kỳ giấy tờ nào! Họ lập luận rằng, tỷ lệ mạo danh người khác trong bầu cử ở Mỹ là cực nhỏ, chỉ khoảng 1/1 triệu, nên không cần kiểm tra giấy tờ làm gì! Kaka, các đảng phái nó đâu cần mạo danh đôi ba người, cái nó cần là giả hàng triệu phiếu để thay đổi kết quả bầu cử, dễ nhất là… gởi qua đường bưu điện!

Nói thế này nhé, dân số 330 triệu, có hơn 3 triệu người không có bất kỳ một cái ID nào, vài triệu éo thèm quan tâm đi bầu, vài triệu bận công ăn việc làm không đi được, vài triệu ở vùng sâu vùng xa thậm chí chẳng còn nhớ ngày, vài triệu đã chết nhưng vẫn được ghi nhận là có quyền đi bầu (năm 2006 xác minh có hơn 1.2 triệu người như thế), lại thêm vài triệu thanh niên vừa đến tuổi đi bầu, etc… Như thế, ít nhất 15 ~ 25 % tổng dân số không thể xác minh chính xác, vì dung sai lớn như vậy nên đây là vùng đất màu mỡ cho gian lận! Ví dụ vừa rồi, tt. Trump bị cáo buộc tìm cách vận chuyển những thùng phiếu giả, cố thay đổi kết quả vào phút cuối. Chửi qua chửi về vậy thôi, chứ chẳng ai chứng minh (hay bác bỏ) được các phiếu đó là thật hay giả, vì không có National-ID tức là… vô phương, không cách nào xác minh trên quy mô lớn được! Chuyện xác minh, rồi ID này, nên chạy qua hỏi một nước rất “kém dân chủ” là TQ, nó làm đâu ra đó! Nên bỏ phiếu, bầu cử, kaka, chúng nó bày trò ra cho dân đen chơi thôi, chứ thực sự ra mọi chuyện đã được thao túng, quyết định hết từ trước! 😀

timurites

hi cuộc chiến đã bước qua năm thứ 3 và đã có hơn 600K quân được huy động (thực ra nó đã bắt đầu không chính thức rất lâu về trước, từ 2014 hoặc sớm hơn thế), ở Nga đang dần sống lại các phong trào Timurites, y hệt như ngày xưa vậy! Lâu về trước có viết một bài về cuốn truyện Liên Xô: Timur và đồng đội, là đội các thiếu niên chuyên hỗ trợ những gia đình trong xóm: đi chợ, dọn nhà, làm vườn, trông em, và vô số những công việc khác, có rất nhiều gia đình neo đơn khi những người đàn ông ra trận!

Về cái tên Timur, đây là cái tên rất phổ biến ở vùng Trung Á. Ví dụ như Genghis Khan – Thành Cát Tư Hãn có tên khai sinh chính là Temujin – Thiết Mộc Chân đó thôi. Không biết chính xác cái tên này có nghĩa gì, hình như nó mang nghĩa là “sắt, thép”. Nên trên bề mặt thì văn hoá Nga có vẻ như hoàn toàn là châu Âu, từ ngôn ngữ, văn chương cho đến khoa học, kỹ thuật, etc… Nhưng sâu bên dưới, có những yếu tố rất lâu đời, rất rất cổ xưa vẫn âm thầm hiện diện, cái văn hoá sinh tồn đến từ châu Á!