first & original

irst-hand-knowledge – kiến thức trực tiếp: tự biết một chuyện gì đó bằng chính bản thân mình, càng trực tiếp càng tốt, không nghe qua người thứ 3, thứ 4… thứ n. Khi kiến thức trực tiếp không thể có thì nên giữ thái độ trung dung! Original thoughts – suy nghĩ tự thân: phát ngôn bằng chính suy nghĩ của bản thân, hạn chế copy lại từ nguồn khác! Riêng việc tự suy nghĩ, tự phát ngôn là đã cho thấy cá nhân có sự vận động, có tư duy và lý tính riêng, chứ không phải đơn giản chỉ là một cái máy photocopy!

Hai cái này, một đầu vào, một đầu ra, liên quan chặt chẽ với nhau, tuy hai mà một, tuy một mà hai. Người không biết giá trị của “first-hand-knowledge” sẽ chỉ la liếm chuyện thiên hạ, bản thân không có sự phân tích, chọn lọc bên trong. Mà ngành Computer Science có câu: GIGO – garbage in, garbage out, bỏ vào là rác, thì thứ lấy ra cũng sẽ chỉ là rác! “Original thought”: bản thân hiểu mới là việc quan trọng, tự suy nghĩ, tự viết ra được mới là việc quan trọng, copy lại lời người khác không có giá trị phát triển cá nhân!

Chúng ta đang sống trong một thời đại suy đồi, sự vô minh của con người ngày càng lớn! Nhân danh cái tào lao gọi là trí tuệ nhân tạo, hoang tưởng có thể hiểu và kiểm soát được nội dung, suy nghĩ của con người, đó chỉ là nguỵ biện để che dấu lý do thực là tối ưu hoá “lợi nhuận”. Việc đơn giản, có thể làm được ngay, mà cứ mãi lần lữa không chịu làm, đó là hoàn thiện các cơ cấu kỹ thuật, nền tảng pháp lý, làm sao để bảo đảm được 2 yếu tố: first & original, hay nói cách khác là tính… “chính danh”!

pháp diệt tận kinh

法滅盡經

háp diệt tận kinh – 法灭尽经, hay còn gọi là “Phật thuyết Pháp diệt tận kinh”, là một kinh văn lưu hành rất sớm, phổ biến trong cả 2 phái Nam, Bắc tông, được dịch sang Hán-ngữ từ nguyên bản tiếng Sanskrit và trở thành thành văn bản chính thức trong bộ Đại-tạng-kinh – Tripiṭaka. Trong kinh này, đức Phật đưa ra các lời tiên đoán về thời kỳ suy tàn rồi diệt vong của Phật-giáo sau khi Ngài nhập Niết-bàn! Dưới đây trích lại một vài đoạn trong nguyên bản, có sửa lại hành văn cho dễ hiểu hơn:

Tôi nghe như vầy: một lần, đức Phật ở thành Câu-thi-na. Như-Lai sẽ nhập Niết-bàn trong 3 tháng nữa, nên các tì-kheo cùng nhiều giáo chúng kéo đến, cung kính đảnh lễ. Thế-tôn tĩnh lặng, không nói một lời và ánh hào quang cũng không xuất hiện. Ngài A-nan cung kính đảnh lễ và hỏi: bạch Thế-tôn, từ trước đến nay khi Thế-tôn thuyết pháp, ánh sáng uy nghiêm đều xuất hiện, nhưng hôm nay không thấy nữa, chắc hẳn có nhân duyên gì, chúng con mong muốn nghe đức Thế-tôn giảng giải.

Đức Phật vẫn im lặng không trả lời, A-nan thỉnh cầu đến 3 lần, lúc đó đức Phật mới bảo: sau khi Như-Lai nhập Niết-bàn, giáo pháp sẽ bắt đầu suy yếu, ma đạo dần thịnh hành, đội lốt tăng nhân, xuyên tạc phá hoại giáo pháp. Chúng mặc y phục đẹp đẽ, uống rượu, ăn thịt, giết hại sinh vật, không có lòng từ bi, thường mang sân hận, đố kỵ lẫn nhau. Trong Tăng-đoàn, giữa tháng, cuối tháng tuy có tụng kinh, nhưng cũng chỉ là hình thức. Chẳng bao lâu, việc tụng tập kinh điển cũng sẽ chấm dứt.

Khi chính pháp sắp mất, phụ nữ sẽ trở nên tinh tấn và thường làm việc công đức. Đàn ông sẽ trở nên lười biếng, không còn ai coi trọng giáo pháp nữa. Khi chính pháp sắp tàn, chư-thiên khóc lóc, sông ngòi khô cạn và các loại ngũ cốc không chín, kéo theo đó là nạn đói. Bệnh dịch thường xuyên xảy ra, cướp đi vô số mạng người. Dân chúng làm việc cực khổ, quan chức mưu tính lợi riêng, không thuận theo đạo lý. Người ác nhiều như cát biển, người thiện rất ít, hầu như chỉ có được một vài người.

Khi kiếp sắp hết, vòng quay của mặt trời và mặt trăng trở nên ngắn hơn và mạng sống của con người giảm lại. Bốn mươi tuổi đầu đã bạc trắng. Đàn ông dâm dục, cạn kiệt tinh lực nên thường chết trẻ, thường là trước 60 tuổi. Mạng sống của nam giới giảm, mà mạng sống cuả nữ giới tăng đến 70, 80, 90 hoặc hơn. Nước lớn sẽ bất ngờ dâng cao, chúng sinh các loại, chìm đắm nơi biển cả, làm mồi cho tôm cá, nhưng con người vẫn không mảy may quan tâm đến! Người các chủng tộc lai tạp lẫn nhau.

Tuy nhiên trong 52 năm, các bộ kinh như Thủ-lăng-nghiêm, kinh Bát-chu Tam-muội, dần dần bị sửa đổi, mười hai bộ kinh sẽ dần bị huỹ diệt hoàn toàn và không bao giờ xuất hiện trở lại nữa. Văn tự kinh điển sau đó hoàn toàn biến mất, không còn được biết đến, giới y của sa-môn sẽ biến thành màu trắng. Khi giáo pháp của ta sắp mất, cũng giống như ngọn đèn dầu tỏa sáng lên trong chốc lát trước khi tàn lụi, chính-pháp cũng bừng sáng rồi suy tàn. Từ đó về sau khó nói chắc được điều gì.

Thời kỳ Mạt-Pháp này sẽ kéo dài suốt hàng chục triệu năm, cho đến khi Di-lặc, vị Phật tương lai, sẽ thị hiện ở thế gian để thành vị Phật tiếp theo. Các nơi đều được an vui, khí độc tiêu tan, mưa gió thuận hoà, các loại ngũ cốc tươi tốt, cây cối sum suê cao lớn, và con người sẽ cao đến tám trượng, tuổi thọ lên đến đến 8 vạn 4 ngàn năm, chúng sanh độ được Chính-pháp nhiều đến mức khó có thể đếm hết… Này A-nan, kinh này gọi là Pháp Diệt Tận, hãy truyền bá rộng rãi cho mọi người được biết!

parable of the poisoned arrow

alunkyaputta, một đệ tử của đức Phật, cảm thấy bất mãn vì Như Lai luôn từ chối trả lời 14 câu hỏi siêu hình (kiểu như: vũ trụ có vĩnh hằng hay không, có vô tận hay không .v.v.) Một ngày nọ, anh ta đến gặp đức Phật và tuyên bố: nếu những câu hỏi đó không được trả lời thì anh ta sẽ không tin theo đức Phật nữa! Như Lai đáp lại bằng một câu chuyện, chuyện rằng: Có người bị bắn bằng mũi tên tẩm thuốc độc, bác sĩ muốn lấy mũi tên ra ngay để cứu người, nhưng nạn nhân không chịu, cứ đòi muốn biết người bắn mũi tên là ai, xuất thân từ đâu, học vấn thế nào, cao thấp ra sao, tại sao lại bắn! Nếu cứ chấp vào những câu hỏi đó thì chắc chắn anh ta sẽ chết, chết mà vẫn chưa biết được câu trả lời. Ý nghĩa của câu chuyện: đời người ngắn ngủi, nên tập trung vào những việc có nghĩa, đừng phí công sức cho những câu hỏi siêu hình vô ích!

Chuyện tương tự cũng xảy ra ở các “tôn giáo” khác! Khổng Tử cũng từ chối trả lời các câu hỏi mang tính siêu hình – metaphysics, bảo rằng chuyện con người còn chưa biết, quan tâm làm gì chuyện trời đất, quỷ thần, chuyện sống còn chưa biết, quan tâm làm gì chuyện chết! Lão Tử cũng trả lời đại khái tương tự như vậy, bảo rằng “đạo” là thứ phi thường, không thể diễn giải được (đạo khả đạo, phi thường đạo…). Đó là phương Đông nhé, sang đến phương Tây, từ Aristotle, Platon cho đến Nietzsche, Kant đều cho thấy một điều tương tự, hoá ra các triết gia phương Tây, họ cũng không nhắm vào những vấn đề và câu hỏi như thế! Thay vào đó, họ thảo luận các khía cạnh về khả năng nhận thức của con người: chúng ta có thể biết được những gì!? Đọc khắp Đông, Tây, kim, cổ đều chỉ thấy những chuyện như vậy!

Nên, chỉ có mấy ku “thiểu năng trí tuệ” Việt Nam mới suốt ngày bô lô bô la “triết học” là như thế này, như thế kia, đầu óc đã trở nên “ngáo” nặng vì bị trúng tên thuốc độc! Hoặc giả, học đâu đó được vài ba câu chữ lảm nhảm, chưa từng đọc cái gì cho thấu đáo, nên nghĩ rằng lặp lại một số vấn đề “ngu ngơ” như thế là cao siêu, là hơn người! Hoặc giả, chúng nó cho rằng người khác cũng tư duy như thế, cũng có cái “não trạng” y như thế, cũng đem mấy câu hỏi của đứa trẻ lên 3: “ai làm ra mặt trăng” đi làm khó người khác! Từ trong sự mông muội như “thủa hồng hoang” đó, chúng nó cho rằng cứ là dạng “trí tuệ của đứa trẻ” là tự nhiên đã trở thành “triết gia” rồi! Nực cười, một đám “thiểu năng”, em mà gặp ai như thế là em không ngần ngại văng thẳng vào mặt 4 chữ “triết cái con c…”, thẳng thừng như thế cho chúng nó tỉnh ra!

The fallacy of high-level programming

For the last 5 years or so, I’ve stopped writing on technical subjects on this blog. But that doesn’t mean I stop writing completely, in fact, I keep on writing a lot, but keep them to myself instead of posting out. For reasons too numerous to tell, or to be short, just because… I’m lazy… Software engineering is a still a relatively – young industry, hence… naivety, untruthfulnesses, deceptions, myths, lies, and dogmas are… countless. In that environment, writings could be controversial and misleading, so I choose to note down my ideas in private.

started with Turbo-C on DOS, then move on to different dialects of the C language: Watcom C, Borland C++, C++, glibC, Obj-C… For me, the most important thing in programming is… crashes. It crashes right away to tell you that you’ve done something wrong! It crashes when you access a null pointer, it crashes when you use an API the wrong way, it crashes when you allocate an infeasible amount of memory, it crashes when you access a dangling pointer referencing to an object which has gone out of scope, just because you can’t keep a right tracking on the life-cycle of that object. It doesn’t even throw an exception and try going on until the situation is unmanageable. Simply put, there’s NO exception, you’re punished immediately, as soon as you’ve done something wrong!

I strongly advocate the use of ARC for memory management, in fact, I would call it the most brilliant feature of the Obj-C language for the last 25 years or so, ARC makes life much more easier. But I also advocate the use of crashes as a “graceful” way to tell that you’ve done something wrong with the deallocated blocks. It crashes right away when you allocate an unbearable amount of memory so that you would know that your algorithms and data – structures are not efficient enough, and you will need to improve, to do tuning, optimization! For me, modern languages are good and friendly, the down side is that it’s also too friendly to the developers, without punishments, how can the devs’ skills could be improved!

Thus, by the interacting between you – the coder and the computer & compiler combination, the reward – punishment model will help greatly boost the devs’ skills over time, and help producing good code. There’re huge differences between an experienced programmer who write good code, and foresee possibilities of bugs, and a novice one who only try to make it… just run. I really want to emphasize here, that the “reward – punishment” model of programming is what made a good programmer! Also by learning to handle memory problems by yourself give you opportunities to follow and understand the life cycles of objects, of memory blocks, understand the precise flows of code, understand the cost-and-benefits of each coding approaches.

To summarize about languages, C is like Sanskrit, extremely precise and accurate, rigid grammar, strong types, all syntaxes has profound implications. High level languages such as Swift, .NET, JavaScript, etc are like… Vietnamese, lacking a good grammar, and quite vague and inconsistent in meanings. Of course, learning C is hard, not everyone want to do things the hard way. On the other hand, it’s too easy to quickly draft up some simple apps in high-level languages, which would naturally give a fallacy that devs are good, whatever they write, it seems to run “smoothly and perfectly”! Of course, high-level languages have their roles, for examples, to make some prototyping… until things get huge and complex!

ut glory

áng đọc tin thấy buồn quá, “UT Glory” là người “bạn vong niên” của em từ nhiều năm nay, chèo trên sông lúc nào cũng gặp, gặp thường hay nói chuyện qua bộ đàm, từ khắp SG ra đến VT! Hoá ra là nó có vai trò như thế! 🙁, đúng ra em phải sớm đặt câu hỏi nó cứ loanh quanh mãi như thế để làm gì, chả thấy chở hàng gì! Từ những ngày giãn cách, em nấu ăn bằng hai cái bếp, một bếp cồn và một bếp xăng là đã thấy bất thường, xăng để lại quá nhiều muội than, nhiều một cách kinh hoàng!

Ôi, Việt Nam, đất nước của một triệu lẻ một trò lưu manh, gian dối! Vụ làm giả xăng dầu này e là tinh vi và quy mô hơn nhiều so với vụ Trịnh Sướng! Việt Nam, đất nước của hơn 13,000 (mười ba ngàn) tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường, đủ cả chả thiếu cái gì! Một đống hỗn tạp, vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân, vừa ăn cướp vừa la làng, vừa là thánh nữ, cũng đồng thời là đĩ điếm, vừa tự tạo nghiệp, vừa tự chịu đựng! Tất cả đều là những “cái tôi” méo mó, quái dị, éo ra hình thù gì!

outcast

gười Việt xưa nay vẫn xem “dân vạn đò” là tầng lớp thấp kém, thậm chí là “outcast”, tầng lớp “ngụ cư”, ngoài lề xã hội! Thử nhìn lại dải đất dài, hẹp hình “con rắn độc” này sẽ thấy, người Việt vừa sợ biển, vừa sự núi, xuống biển thì không chịu được hiểm nguy, lên rừng thì không chịu được gian khổ, dần bị ép vào một cái thế dài ngoằng ra như thế! Đạo ông Trần, Long Sơn, Vũng Tàu, dù nội dung nó là gì đi nữa, vẫn cho thấy một mô hình cộng đồng xa xưa còn sót lại! Một tiến trình di dân ven biển, một hình thức “tôn giáo” đơn giản theo kiểu “đạo ông bà”, môi trường để lưu trữ kiến thức, học vấn, chữ nghĩa, môi trường để duy trì các nghề thủ công, các phong tục, tập quán tốt đẹp xưa cũ, tất cả cho đến khi…. người Mỹ đến, uproot – nhổ gốc dân cư ra khỏi các làng xã của họ.

Những người này bị lùa vào các khu tái định cư (ấp chiến lược) hay bị xua đuổi về thành thị! Nuôi sống bằng bơ sữa, đồ hộp, bằng nhạc rock và cần sa, khiến cho họ mơ mộng về một nền kinh tế phồn thịnh, tự nuôi sống nó được! Khi người Mỹ đi rồi, bộ phận lớn bị bỏ lại với cái hoang tưởng kinh tế, xã hội của họ, trở lại với cái thực tại năng lực sản xuất vốn có như cả ngàn năm trước! Nghiêm trọng hơn, những lề thói xưa cũ giúp làng xã, cộng đồng ổn định đã bị phá huỹ đi mất! Không còn ai nhớ đến chúng là như thế nào nữa, hình thành một tầng lớp thị dân không ra thị dân, nông dân cũng chẳng phải, không dung hợp được vào đâu cả! Kinh nghiệm cho thấy rằng, chính cái thành phần ngô không ra ngô, khoai không ra khoai này (kiểu đám bolero) là thành phần ngu dốt, manh động và phá hoại nhất!

dựng hình

wikipedia.org – Pseudomathematics

Nói chuyện bên lề, cái biểu tượng compass và thước kẻ lồng vào nhau, chính là logo của Freemasonry – hội Tam Điểm, nguyên gốc là một hội kín, nhưng kiểu “haute société”, tập trung toàn thành phần tri thức, tinh hoa của xã hội! Benjamin Franklin, George Washington, Wolfgang Mozart, John Brown, James Watt, Mark Twain, Winston Churchill, Harry Truman, Franklin Roosevelt, Gerald Ford, Alexander Fleming, Paul Robeson, Douglas MacArthur, Steve Wozniak, và vô số người khác… đều là thành viên hội Tam Điểm!

hớ lại hồi cấp 2, bọn tôi được học ba năm chỉ một môn “dựng hình”, môn mà bây giờ người ta gọi là “classical construction”, dựng hình cổ điển, dùng thước thẳng và compass, chỉ hai thứ ấy thôi, là thành một nhánh toán học học nhiều năm không hết, đương nhiên đi sâu vào thì “hình” và “số học” liên quan chặt chẽ với nhau, học cái này bắt buộc phải học thêm cái kia! “Hình” và “số” là hai cái cơ bản của dân “chuyên tán” (toán)!

Một chút kỷ niệm về toán “dựng hình”… có ba bài toán sau đây, phát biểu cực kỳ đơn giản! Chỉ nội ba bài toán này thôi là đã đủ tạo ra biết bao nhiêu sóng gió trong suốt lịch sử loài người, suốt cả ngàn năm, cãi nhau, đập bàn đập ghế, đâm chém, đủ cả, chỉ để chứng tỏ là ta đây giải được! Mặc dù phát biểu siêu đơn giản như thế, nhưng cả 3 bài toán đều đã được chứng minh (từ thế kỷ 19) là không giải được bằng compa và thước thẳng!

1. Cho một hình tròn bất kỳ, hãy dựng hình vuông có diện tích bằng hình tròn đó.

2. Cho một góc bất kỳ, hãy chia góc đó thành 3 phần (3 góc con) bằng nhau.

3. Cho một khối lập phương bất kỳ, dựng khối lập phương có thể tích gấp đôi khối ban đầu!

Chính vì cái phát biểu đơn giản như vậy, nên gây lầm lạc với những “nhà tán học”. Thực ra hiện tượng “giả khoa học” không phải giờ mới có. Ngay từ những năm 17xx, châu Âu bùng nổ kỷ nguyên Khai-sáng và Công-nghiệp-hoá cũng là bùng nổ vô số “nhà tán học”, lúc nào cũng xưng ta đã chứng minh được điều này điều kia! Ban đầu các hội đồng chuyên môn còn xem xét, về sau, họ mệt mỏi và loại thẳng tay những công trình kiểu như Bùi Minh Trí! 😅

maiana

ệ thống AIS (nhận diện “đối phương” tự động) cho tàu thuyền MAIANA, mã nguồn mở GPLV3, chọn giấy phép này là để khó bị các công ty thương mại thâu tóm và biến thành close-source! Nhỏ gọn, cái ống trong hình đường kính cỡ 1 inch, dài dưới 10 inch, điện tiêu thụ cỡ 2W (0.1666 amp với hệ thống 12V)… hoàn toàn phù hợp để lắp trên 1 chiếc xuồng kayak!

Trong một con người luôn luôn có một vài cái mâu thuẫn, em là em vẫn thích một chiếc thuyền mà bước lên chỉ cần nói: “Hey, boat (not Hey Siri), prepare to sail !” … nhưng đó thực ra chỉ là một mặt nhỏ của vấn đề thôi! Mặt lớn hơn, quan trọng hơn rất nhiều là làm sao đi ra ngoài kia, nhúng nước cho nó ướt từ đầu đến cuối, theo cách đơn giản nhất, đáng tin cậy nhất!

lockdown… lifted

ừng quả đầu mới cắt sau… 4 tháng, chắc là nhẹ đi được gần 2kg! Cắt tóc xong, đi về lắc lư như con lật đật, vì trên nhẹ mà dưới nặng! 😅 Mừng đại dịch có lẽ là sắp qua đi! Xin lỗi nếu làm ai đó sợ vì bị nhát ma, em là cứ thích rõ ràng chân phương, cứ thích “nhà tranh” như thế, chứ sáng bóng loà loà thì “nhà ngói chả lại như nhà tranh”! 😅

ethanol

gười trong clip này chế lại chiếc Honda từ dùng xăng chuyển sang cồn (ethanol E100). Chỉ cần đổi cái đầu van phun trong carburetor, làm cái lỗ to hơn một tý! Xe chạy như cũ, công suất cao hơn trước! Đây là lý do tại sao xe đua hiện đại đều dùng cồn, tuy mật độ năng lượng thấp hơn xăng, nhưng cồn có chỉ số octane cao hơn, cháy hết, cháy sạch hơn xăng, nên cuối cùng công suất lại cao hơn! Điều quan trọng nhất với động cơ dùng cồn là nó rất sạch, sau vài tháng, khi thay nhớt, bạn sẽ thấy nhớt vẫn trong chứ không đen kịt như động cơ dùng xăng!

Dù vậy, cồn vẫn có một số “nhược điểm”: tốn nhiều nhiên liệu hơn cỡ 30% tính theo số lít (thể tích) cho cùng một quãng đường (tính theo khối lượng thì chưa biết), động cơ khó khởi động hơn trong thời tiết lạnh, và có khả năng bị quá nhiệt do công sinh ra lớn! Nói gì thì nói, em vẫn thích một chiếc xe chạy cồn, ngửi cái mùi nó sạch sẽ, khác hẳn! 🙂 Báo động về tình trạng dùng methanol thay ethanol sát khuẩn trong thời dịch! Methanol, độc, không sát khuẩn, không mùi! Còn ethanol, cồn y tế, sát khuẩn và có mùi nồng giống rượu, nên ngửi có mùi thì hẵng mua!