kayak techniques: brace, 4

ó những lúc vấp ngã trong cuộc đời, tôi… vịn cái mái chèo để đứng dậy! 😀 Cuối năm cũ, đầu năm mới, tập lại kỹ thuật kayak bracing, rõ ràng là trước đây chưa nắm được “yếu quyết” của nó, nên “phương trình thành công” phụ thuộc quá nhiều biến số như vậy! Thực ra chỉ có một vài nguyên tắc, nếu vì lý do gì mà tay không đủ mạnh (e.g: thời gian dài dịch bệnh ít tập luyện), thì phải tăng chiều dài cánh tay đòn… Happy Lunar new year everyone !!! 😃

pháp môn

ột thời gian rất dài, ảnh hưởng dịch bệnh, và nhiều việc khác, không tiện xuống nước… Cảm giác thật sung sướng vì thấy mọi thứ không hề thay đổi, có lẽ sức chèo bền có giảm tí chút do lâu không tập luyện, nhưng cảm giác trên mặt nước, cảm giác thăng bằng, điều khiển vẫn thế, thậm chí có thể còn tốt hơn trước…

Trong 8 vạn 4 ngàn (84 000) pháp môn mà đức Phật nhắc đến, cái “pháp môn” của tôi có lẽ chính là chèo thuyền… 😃 Từ lâu đã làm một cách vô thức, đã lờ mờ cảm nhận thấy như thế, khó có phương pháp “thực hành chánh niệm” nào tốt hơn chèo thuyền, đúng là như vậy, nói một cách vừa hài hước, lẫn nghiêm chỉnh!

chánh niệm

ể tưởng nhớ bậc thầy “chánh niệm”, chi Từ Hiếu, nhánh Liễu Quán, phái Lâm Tế, Thiền tông, Đại thừa… người vừa rời cõi tạm! Giờ ai cũng nhắc như vẹt “chánh niệm”, cái “chánh” áp cuối trong “Bát chánh đạo”.

Chữ “niệm” này, chiết tự ra, trên là chữ “kim” – – hiện tại, lúc này, dưới là chữ “tâm” – – tâm hồn, tâm trí. Nên “niệm” có phải là cái tâm của bản thân, ngay tại đây, ngay lúc này không!? Nói thì dễ, nhưng làm siêu khó… 😢

từ nguyên: ảo não

ừ nguyên: ảo não – 懊惱 – âm Hán Việt: áo não, chỉ tâm trạng buồn bực, rầu rĩ. Cuồn cuộn – 混混 – âm HV: cổn cổn, một âm khác là “cút” (không rõ du nhập vào Việt Nam tại thời điểm nào, có nghĩa là: lặn, biến đi). Lao đao, lảo đảo – 潦倒 – âm HV: lạo đảo. Rất nhiều lúc chợt nhận ra, hoá ra chữ Hán, tiếng Hoa thâm nhập vào ngôn ngữ Việt sâu đến như vậy, rất nhiều từ nghĩ chắc chắn là “thuần Việt” nhưng hoá ra là gốc Hán tự.

Chỉ đọc một bài Đăng cao – Đỗ Phủ là đã thấy mấy chữ rồi: Bất tận trường giang cổn cổn lai… Lạo đảo tân đình trọc tửu bôi. Cảm giác tiếng Việt như cái thùng rỗng, chỉ được cái kêu to thôi, chứ nội dung trống hoác, cái gì cũng phải đi vay, mượn! Về mặt ngôn ngữ học, có nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp, những từ đó thâm nhập lúc nào, bằng những cách thức nào? Vì thường văn viết không thể có ảnh hưởng đến văn ngôn nhiều đến như thế!

mùa hè của hương bạc hà

hủ pháp “kịch” trong phim ảnh TQ… Chàng trai hẹn bạn gái, bạn gái khóc ướt vai áo, về nhà ku em hỏi sao áo lại ướt, thằng anh trả lời: do chó con nó liếm! Thằng em 10 tuổi lém lỉnh đáp: chắc con chó dễ thương lắm! 😃 Cách làm phim “tăng tuổi, tăng độ trưởng thành” cho nhân vật như thế rất phổ biến trong phim ảnh TQ, lâu lâu lại xuất hiện một nhân vật, một giây phút xuất thần, trở thành người khác, tách biệt ra khỏi bối cảnh! Hay hay dở, giỏi hay vụng, thì cũng là một “thủ pháp”, cứ phải “tăng tuổi” cho nhân vật để giúp truyền tải một thông điệp, đạo lý nào đó…

Phim thanh xuân là một hình thức phản tỉnh, người ta nhớ lại những tháng ngày xưa ấy, “nhớ lại và suy nghĩ”, tìm cách diễn đạt, hình dung lại sự việc, cho nó một cái nhìn có tính toàn diện hơn, đồng thời cũng mang tính giáo dục hơn! Phim TQ là trùm những “thủ pháp” như thế, làm phim kiểu như vậy chính là cách để giáo dục, uốn nắn thế hệ trẻ. Đương nhiên lạm dụng “thủ pháp” sẽ khiến phim đơ cứng, thiếu tự nhiên. Suy cho cùng, đó là những điều xảy ra một cách tự nhiên ở lứa tuổi đó, còn “lý tính” chỉ là cái mà chúng ta áp đặt cho nó mãi về sau này mà thôi…

Thanh xuân

hời gian cuối năm rảnh rỗi, xem vài bộ phim thanh xuân giải trí! Phim này đúng là có khác biệt với những thể loại “thanh xuân ngôn tình” khác, ít “trai xinh gái đẹp”, ít “tiểu thịt tươi” và các màn diễn đơ cứng, công thức, đầy tính “phẫu thuật thẩm mĩ”, thay vào đó, phim tập trung nhiều vào những chi tiết thật của cuộc sống, đôi khi thực đến mức “lầy lội”. Xem qua vài tập, thấy vài lần trích dẫn những loại “cổ văn” mà tôi không biết là đã thấy hơi giật mình! Thường thì phim thương mại TQ hiện đại nếu có trích dẫn “cổ văn” thì đa số vẫn chỉ là những câu tương đối phổ thông, vì trình độ “biên kịch” chỉ đến thế mà thôi! Còn trích dẫn sâu xa hơn thì đương nhiên là phải ở một trình khác, chính vì như thế mà có hứng xem tiếp!

Trong một trích đoạn, 2 vị phụ huynh nói chuyện với nhau: “Bao giờ thì con gái chúng ta lớn?” Đáp: “Có tập phim nào mà ông không hỏi câu đó, mãi vẫn chưa lớn đấy thôi”! Trong một trích đoạn khác, hỏi: “Cậu có biết Cẩu-ca thích cậu hay không?” Nữ chính đáp: “Lâu như vậy rồi mà mình còn không biết, thì khán giả xem phim toàn quốc chửi cho ngập mặt à?” 😃 Xem tiếp thấy rõ tính “kịch” của phim này, những đoạn thực và giả cứ hoán đổi cho nhau! Dĩ nhiên là một thủ pháp nghệ thuật tốt nếu dùng đúng lúc! Nhạc phim khá, nhiều đoạn cứ đem “vòng quãng 5 cổ điển” (kiểu như Pachelbel canon) ra đánh là tạo cảm giác êm đềm, hạnh phúc ngay, tuy hơi lạm dụng nhưng dù sao cũng có đầu tư, tốt hơn nhiều so với các phim thương mại!

Cossack rode beyond the Danube

hương trình âm nhạc cuối tuần… một bài hát cực kỳ yêu thích, lâu lâu nghe lại. Như tôi có nói trước đây: những dân tộc khoẻ mạnh phải có thứ âm nhạc sinh động, có sức sống! Còn như của VN thời đương đại thì chỉ nên gọi là “NHẼO”, chưa xứng gọi là “NHẠC”… 😃

Bài dân ca Cossack Ucraina & Nga này từ lâu đã đi vào nhạc cổ điển, được Beethoven mượn lại (opus 107 Schöne Minka), làm chậm lại và mềm mại hoá, từ đó lan truyền khắp châu Âu. Nếu quay lại lịch sử mấy trăm năm trước thì đây chính là “heavy metal” thời Phục Hưng! 😅

When We Were Young

ầu phim là cảnh 2 nữ sinh nắm tóc, đánh nhau long trời lở đất, lăn từ trên cầu thang xuống (phút 7:00), thanh xuân quả thật có nhiều chuyện để nhớ! 😃 Cũng đánh nhau mẻ đầu sứt trán, mà tại sao phim của người ta vẫn mang tính giáo dục rất cao!? Vì ngoài phản ánh thực tế, vẫn truyền tải rất nhiều giá trị khác! Không như phim VN, ngoài mấy cái bắt chước thô thiển, nhìn lại thấy một khoảng trống rỗng trong tâm hồn!

Phim đầy tính hình mẫu, sử dụng khá nhiều cổ văn, thành ngữ, Đường thi, Tống từ. Cũng bởi khối lượng văn học cổ đồ sộ như vậy, để học được 2, 3 ngàn chữ phổ thông mất rất nhiều năm, tốn khá nhiều “công phu”, thế nên thói “đĩ miệng”, những kiểu suy nghĩ và phát ngôn tuỳ tiện tự nhiên, tự dưng mà biến mất! Ai cũng “biết” muốn phát triển lâu dài cần nền tảng văn hoá, nhưng ai cũng loay hoay éo biết “văn hoá” là cái gì, bắt đầu từ đâu!? 😢

Vì nhà không có TV và cũng không có thói quen xem TV, nên lâu lâu, lại cứ phải xem vài bộ để cập nhật tình hình! Xem phim phụ đề này có nhiều cái hay, có thể sử dụng cùng lúc 3 ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Hoa, lâu lâu xem thêm tiếng Anh để xem họ dịch (diễn đạt, chuyển ngữ) như thế nào! Tiếng Hoa quả nhiên là một thứ tương đối “kỳ cục”, rút cuộc trở thành một không gian văn hoá riêng biệt mà người ngoài khó hiểu hết được!

Một kiểu chữ viết rất khó khăn và bất tiện! Không thật phù hợp để diễn đạt những vấn đề kỹ thuật chính xác, nhưng lại mang công năng giao tiếp xã hội vô cùng đa dạng và phong phú! Suy cho cùng, văn hoá không dừng lại ở tầng đầu tiên là ngôn từ (textual), nó đi xa hơn thế rất nhiều! Nên bảo ngôn ngữ chỉ là cái vỏ của tư duy là như thế! Bao giờ các “con ranh” VN mới hết loay hoay ở tầng ngôn từ thô thiển mà hiểu sang những tầng cao hơn!

senility, 2

Bước chân ra khỏi cửa Hàn,
Nước mây man mác muôn ngàn dặm khơi.
Gánh tình nặng lắm ai ơi…

hìn lại chiếc Serenity này toàn thấy những chỗ thi công chưa đạt, tuy về thiết kế vẫn là chiếc cảm thấy hài lòng nhất cho đến hiện tại. Thợ kiểu gì mà vẫn “sai đâu sửa đó, sửa đâu sai đó…” Đang suy nghĩ chiếc kế tiếp sẽ đặt tên gì, là Senility hay là Salinity?! 😀


cướp, hiếp, giết

hải chấm dứt thời báo chí ‘cướp giết hiếp’… chấm dứt thế éo nào được, đám báo chí cặn bã vẫn tiếp tục giật tít, vẽ chuyện đánh vào thị hiếu rẻ tiền của đám đông đó thôi, có cầu tất có cung. Nói đâu xa, trong các mục “Tâm sự”, chúng nó vẫn tiếp tục ngồi “sáng tác” ra những chuyện hoang đường, vớ vẩn: mẹ chồng-nàng dâu, bố chồng-nàng dâu, tại anh tại ả, vẽ ra những chuyện mang đầy chất đĩ điếm, lưu manh, kích động, ghen ghét vặt vãnh, những chuyện mang hơi hướm “vẽ đường cho hưu chạy”…

Theo em, để xử lý loại này, cần quán triệt một nguyên tắc: chuyện không xác minh được, không được đưa lên “công báo”! Hiểu như thế thì… tất cả chuyên mục “tâm sự” phải bị loại bỏ, không thể cứ vin vào một vài cái tên “vô danh” nào đó để tiếp tục ngồi sáng tác, vẽ chuyện tưởng tượng được! Tin đưa ra phải xác minh được, nếu không sẽ bị phạt, phải có cơ chế chế tài, đơn giản như thế! Những kiểu “nguồn tin nội bộ”, “nguồn tin dấu tên” cũng phải “cấm chỉ” luôn, cái gì cũng phải có tính “chính danh” rõ ràng!

Trường hợp cần thay đổi tên “nạn nhân” vì các lý do nhân đạo, “bảo vệ nhân chứng”, etc… cần phải ký một bản ghi nhận thông tin với cơ quan có thẩm quyền, mục đích là bảo đảm tính xác thực, và để truy cứu những ai cố tình đưa tin sai lệch! Cam kết này cần được “số hoá” để thuận tiện cho việc thao tác! Nói không xa, phương Tây là nơi đầu tiên chủ trương “tự do ngôn luận”, nhưng sớm hay muộn, chính họ cũng sẽ thực hiện nhu cầu “chính danh”, bởi sự “cuồng vọng” của con người là không có giới hạn!

Nhiều người sẽ đặt câu hỏi, hà cớ gì phải như thế, đẩy đến chỗ “trong sự thật không có tin thức, trong tin tức không có sự thật” có chắc sẽ tốt hơn không? Nhưng thời buổi suy đồi đành phải như thế! Mất Đạo mới cần tới Đức, mất Đức mới cần tới Nhân, mất Nhân mới cần tới Nghĩa, mất Nghĩa mới cần tới Lễ, mất Lễ mới cần tới Trí, mất cả Trí thì chỉ còn có “Tín”, quay về sau cùng, “Tín” ở đây không phải là niềm tin chung chung mà “Tín” được thể hiện ra dưới dạng pháp độ, luật lệ, bản ghi, cam kết rõ ràng!

Nhớ lại câu chuyện hài ngày xưa thời báo giấy, thằng bé ôm xấp báo trong tay, đi khắp phố và rao: “Tin sốt dẻo đây, 49 người bị lừa trong một thương vụ đây!” Rồi nó tiếp tục rao: “Tin sốt dẻo đây, 50 người bị lừa trong một thương vụ đây!” sau khi bán được thêm một tờ báo cho người thứ 50! Thời đại báo điện tử cũng y như thế, chả khác gì, mục đích là bán tin, còn tin như thế nào không quan trọng, mục tiêu là câu view, tạo sóng dư luận, còn “lương tâm đạo đức” vất cho chó ăn cũng được, chả ai quan tâm!