chiếc khăn xanh

gười hiện đại, cáp mạng RJ45 và Wifi đã cắm vào đầu rồi, liên tục phải có kích thích, cập nhật, rút dây ra là chết não ngay (cắm dây vào thì lại thành xác sống). Số những người có khả năng cầm súng chiến đấu trong rừng, sống với lý tưởng và niềm tin đơn thuần, không cần các loại “thông tin – fastfood” chẳng có bao nhiêu!

Như người ta thường nói, đôi khi, đến khi không còn lại cái gì cả, thì khi đó mới biết đâu là “bản lĩnh văn hoá” thực sự! Nên đôi khi cũng phải xem xem, cái vỏ bọc xã hội hiện đại, bản lĩnh diễn trò của mấy “anh hề” nó mỏng tới cỡ nào! Cá tính Nga mà, giống y như lời bài hát “The cuckoo” vậy: nếu quanh đây có thuốc súng, hãy cho tôi cái bật lửa! 😅

transnistria

óc Tây-Nam bản đồ Ukraine có một dải đất dài và hẹp, nơi người Nga không đặt chân đến nhưng vẫn được tô màu hồng (pro-Russia)! Đó chính là Transnistria, quốc gia bé nhỏ hầu như không mấy ai thừa nhận! Cho đến giờ, theo chế độ Tổng thống – Nghị viện (nhưng vẫn gọi là Xô-viết tối cao) và có một nền kinh tế tạm gọi là “thị trường tự do”…

Nhưng Transnistria vẫn sử dụng đầy đủ các biểu tượng Xô-viết, vẫn sùng bái một quá khứ từ Lenin đến Putin! Transnistria nhiều lần kiến nghị gia nhập LB Nga, mặc dù chính ku Nga không hiểu sao vẫn chưa đồng ý! Nếu Nga bắt tay với Transnistria thì Ukraine coi như bị phong toả đến 70% biên giới! Văn hoá mà, nó ở một tầng sâu hơn chính trị!

the cuckoo

hạc Nga – Xô-viết thường là những tác giả được đào tạo rất kỹ về nhạc cổ điển, câu nhạc viết ra thường có nhiều màu sắc, nhiều lớp lang khác nhau! Nhưng đôi khi cũng nên nghe những loại âm nhạc hiện đại hơn, đơn giản hơn một chút để thay đổi không khí, ca khúc “The Cuckoo”, nhạc phim “Battle for Sevastopol”, 2015…

Phim nói về Lyudmila Pavlichenko, nữ xạ thủ bắn tỉa Liên – Xô, người trong một lần nói chuyện trước đám đông báo chí ở Chicago, nhằm vận động nước Mỹ mở mặt trận thứ 2 phía Tây chống Đức-quốc-xã, đã nói: tôi, Lyudmila Pavlichenko, năm nay 25 tuổi, đã hạ 309 tên Phát-xít, các quý ông, các ông còn định núp sau lưng tôi bao lâu nữa!?

stand up for faith, Russian land!

ính cách Nga mà, khó ai đoán được, kể cả người trong cuộc như Mỹ với đầy đủ tin tức tình báo: lúc đầu nhận định kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Nga thất bại, tiếp theo nhận định Nga gặp khó khăn hậu cần, triển khai lực lượng! Kế đến lại nhận định Nga muốn tiến chậm, đánh chắc… Thực ra Nga đang cố tình phô diễn lực lượng, và cho thấy ý định tiến hành một cuộc chiến kiềm chế, mong Ukraine thấy khó mà lui, ngồi vào bàn đàm phán! Nhưng anh U cá tính nhỏ nhặt lặt vặt muôn đời, không đánh mạnh thì chưa tỉnh ra đâu!

Nhân đây cũng nói rõ, sự ủng hộ “từ trong vô thức” của tôi dành cho dân tộc Nga, bất chấp suy nghĩ, bất chấp quan điểm chính trị, bất chấp tình hình thực tế, cái “ủng hộ” này, thực ra có gốc gác sâu xa từ tầng… văn hoá! Khi bạn hiểu một dân tộc đủ sâu, đủ rộng thì sự đồng cảm, thông hiểu tự dưng xuất hiện! Tính cách Nga, y hệt như trong lời bài hát này vậy: Stand up for faith Russian land! Do not show mercy, neither for enermies nor yourself! Hãy đứng lên vì đức tin, vì nước Nga! Không cần phải thương xót ai, dù cho là kẻ thù hay chính bản thân mình…

“quốc gia biển đảo”

ếu căn cứ vào tấm ảnh thì sóng cỡ 3 ~ 4 feet (0.9 ~ 1.2m), không gian lý tưởng để chèo kayak hay lướt sóng! Nước không quá sâu, thuyền mắc cạn, lật úp, thiệt hại nhân mạng nhiều như thế! 😢 Haiza, quá nhiều lần rồi không còn muốn nói nữa… quốc gia biển đảo mà… toàn loại nhát cáy, một chút kỹ năng vận động, sinh tồn cũng không có! 😢 Như trong bài báo này thì là một tình huống khá khó chịu, trước đây tôi đã từng mô tả, ai chèo kayak sẽ cảm nhận điều này rất rõ: 2 làn sóng ngược giao nhau, mà một trong hai làn đó thực chất là sóng phản xạ của sóng đầu tiên. Giải pháp có thể là tăng ballast + kinh nghiệm xử lý của tài công! Thuyền mà, đến một lúc nào đó cũng sẽ lật thôi, quan trọng là nếu lật rồi thì phải xử lý làm sao!

Cross sea… xem video để hiểu thêm về hiện tượng sóng đánh từ nhiều hướng! Đôi khi là do 2 luồng gió thổi từ 2 hướng khác nhau, nhưng đôi khi cũng có thể do vật cản (đê, kè) hay do địa hình không bằng phẳng dưới đáy biển! Nên phải hiểu luồng lạch, sóng gió để chọn hướng tiếp cận phù hợp, chứ để sóng lớn đánh ngang hông thuyền là đến một lúc nào đó cũng sẽ lật thôi! Một khi tai nạn xảy ra, đương nhiên là nó… tập hợp đầy đủ những yếu tố “không đúng”! Thứ nhất là cái “chuẩn SB” gì đó rõ ràng là có vấn đề! VN mà, ai cũng rõ là có cả rừng tiêu chuẩn, nhưng thực ra… chẳng có chuẩn nào! Thứ 2 là con tàu Phương Đông 05 vốn dĩ là tàu cá hoán cải, thêm cái cabin to và nặng phía trên, có gì bảo đảm các tính toán đều đúng!?

Thứ 3 là rõ ràng tàu không tự lật ngược lại (self – righting) được một khi bị nạn, với những con tàu closed – cabin thì đương nhiên phải có thử nghiệm lật thuyền (capsize test)! Theo như video và ảnh cứu nạn thì con tàu cứ nằm phơi bụng lên như thế nhiều giờ liền, tải giằng tàu (ballast) ở đâu?! Thứ 4 là cánh cửa: có nghi vấn khó mở cửa, nếu cửa mở ra ngoài, tàu lật úp trong vùng nước cạn thì cửa có thể không mở được, phải là loại cửa mở vào trong! Thứ 5 là kinh nghiệm của người điều khiển phương tiện, biển tuy phức tạp nhưng rõ ràng là sóng gió không quá lớn! Và cuối cùng là khả năng tự thân vận động của hành khách, chẳng lẽ không biết cách cởi áo phao ra ngụp xuống một đoạn ngắn để luồn qua cánh cửa!?

kogda my byli na voyne

ghe kỹ chỉ một bài này có thể lần ngược lại lịch sử hàng trăm năm, có lẽ có nguồn gốc dân ca Á – Âu xa xưa, trước khi được Tây-phương-hoá thành nhạc nhà thờ, rồi lại được hiện-đại-hoá nhiều lần nữa… Nghe giống như đọc lại Aleksey Tolstoy, chính xác như trong sách của ông mô tả: các bên cầu nguyện trước khi bước vào cuộc chiến…

when we were at war

iếp theo chương trình là ca khúc “Когда мы были на войне – When we were at war”, Viktor Sorokin & dàn đồng ca Kuban Cossack trình bày! 100 năm, 1917 ~ 2017… Từ Vladimir cho đến Vladimir… Vladimir đầu là Vladimir Ilyich… Vladimir sau chính là Vladimir Vladimirovich… người đưa nước Nga trở lại vị thế hùng cường như cũ! 😅

kayak techniques, roll, 4

hớ lại những lần đầu tiên, chẳng có gì phải giấu giếm, là tôi rất nhát, rất sợ cảm giác lật thuyền, đang yên ổn, khô ráo, tự dưng cắm đầu xuống, sặc nước và hoàn toàn không có khả năng cứu vãn tình thế! Nhưng đôi khi cứ phải lật một cái, cứ phải xoay qua một cái ngưỡng, rồi chuyện mới khác đi được! 🙂

Đến nay thì có thể nói phần lớn các kỹ thuật của kayak đều đã thành thạo, đương nhiên vẫn phải tiếp tục tập cho nhuần nhuyễn hơn nữa, ví dụ như các động tác bên tay phải vẫn chắc chắn và chuẩn hơn bên tay trái, mặc dù tôi vốn thuận tay trái (cái này cũng phải xem lại, có khi là kiểu người… không thuận tay nào) 🙂!

kayak techniques, roll, 3

ayak techniques, roll, 3… giờ thì những cú xoay 3, 4, 5… vòng liên tiếp đã trở nên nhẹ nhàng, dễ dàng! Đương nhiên không gian tập luyện vẫn khác thực tế, khi sóng đánh thuyền lật xoay nhiều vòng! Thực tế, phản xạ cần phải nhanh và nhuần nhuyễn: đánh giá tình hình, áp dụng kỹ thuật hợp lý để lật ngược lại thuyền khi bị sóng đánh úp!

Nên vẫn còn phải tập luyện nhiều hơn, để các động tác trở thành “muscle memory – trí nhớ cơ bắp”, tự động áp dụng trong tình huống thực tế! Nhưng một khi đã làm được rồi bên trong sẽ cảm thấy tự tin, thoải mái hơn rất rất nhiều, các động tác đã trở nên mềm mại và tự nhiên, không còn căng cứng, thiếu hợp lý do nỗi lo sợ bên trong nữa! 😀

14/02/2022

Tìm nàng thuở Dương Đài lối cũ,
Gặp chàng nơi Tương Phố bến xưa.
Sum vầy mấy lúc tình cờ,
Chẳng qua trên gối một giờ mộng xuân.

hân chuyện cũ, ngồi nhớ lại những tựa sách thiếu niên phiêu lưu mạo hiểm ngày xưa đã đọc, nhiều không kể xiết, dễ có đến cả trăm tựa sách khác nhau, tất cả đương nhiên là văn học Âu – Mỹ, là từ cái văn hoá biển cả rộng rãi, hàng hải khai phóng mà ra, có rất nhiều truyện đến giờ thậm chí đã không còn nhớ tên, tác giả… 😢