the russians are coming!

rích đoạn phim hài: The Russians are coming, 1966 – Người Nga đang đến! Lời cảnh sát trưởng trong bộ phim: We may be scared, but maybe we ain’t so scared as you think we are – Chúng tôi có thể sợ hãi thật…

Nhưng cũng có thể chúng tôi không sợ nhiều như các người nghĩ! 😅 Đương nhiên đây là góc nhìn Anh, Mỹ, họ cố làm rất rất nhiều phim, tìm cách khắc hoạ hình tượng người Nga, đương nhiên cũng chỉ là một góc nhìn…

mauvais goût

ình hình phá di tích cổ, làm lại những thứ mới “siêu giả cầy”, tô vẽ bằng xi măng nhìn như “chó liếm” đã có từ hàng chục năm nay chứ không phải bây giờ mới có! Về phương pháp, giới bảo tồn bảo tàng vẫn có nhiều trường phái suy nghĩ khác nhau, vẫn thường tranh cãi không ngớt, nhưng đại để có 2 ý chính như sau:

1. Phục chế, tạo mới giống y thật: các nước châu Âu làm tượng đá La Mã, vẽ tranh Phục Hưng tinh vi đến mức dùng mắt thường không thể phân biệt được! 2. Không có khả năng làm “giả như thật” thì tốt nhất là bảo tồn nguyên hiện trạng, không thay đổi! Tuyệt đối không đẻ ra các thứ “giả cầy” vớ vẩn, một kiểu xuyên tạc lịch sử!

Cách thứ nhất không hề dễ tí nào, rất nhiều công sức nghiên cứu, ứng dụng KHKT! Ví dụ như người ta biết các tháp Chăm xây bằng gạch không dùng vữa, giữa các viên gạch không có mạch vữa, chúng được “dán” lại với nhau bằng một lớp keo mỏng, ngày nay đã biết là làm từ nhựa cây dầu rái (chính là loại dùng để xảm thuyền).

Từ “tri – biết” cho tới “hành – làm” vẫn là khoảng cách rất rất lớn, biết là dầu rái đó, nhưng cụ thể, chi tiết thế nào để công trình đứng vững ngàn năm lại là chuyện khác! Những việc như thế đòi hỏi rất nhiều công phu, chất xám! Các vị bây giờ chỉ muốn xây “khu – du – lịch – giả – cầy” để kiếm tiền nhanh chóng mà thôi! 😢

Nhớ hồi 16 ~ 18 tuổi, mấy lần bạn rủ rê chơi đi các khu như Suối Tiên, Đại Nam, nể bạn bè nên cũng đi chứ không phải là không, nhưng tới nơi ngồi một chỗ, không buồn đi xem, vì cảm thấy “mắc ói”! Phải biết cách nói “không” với những thứ “giả cầy”, tiếng Pháp dùng một chữ rất hay là “mauvais goût”, thẩm mỹ tệ hại & độc hại !!!

Korobeiniki

hắc một số vị “trung niên” vẫn còn nhớ, chính là cái âm thanh phát ra từ trò Tetris trên máy chơi game cầm tay Nintendo Gameboy lừng lẫy một thời! Đó chính là một bài dân ca Nga: Korobeiniki, bản nhạc có những motif lặp đi lặp lại đơn giản, cộng với khả năng thay đổi tempo – tốc độ dễ dàng làm nó rất thích hợp với game Tetris này!

Tetris được phát minh bởi Alexey Pajitnov, 1984, kỹ sư phần mềm của Viện hàn lâm KH Xô-viết (về sau di cư sang Mỹ làm việc cho Microsoft). Người ta thường châm biếm đây là game mà các Kulak chơi sau một ngày miệt mài đi “xếp gạch” trong Gulag 😅! Korobeiniki còn ảnh hưởng nhiều đến các game khác, ví dụ như Red Alert 3 Soviet march!

rasputin

hương trình âm nhạc… cuối tuần! Bài hát rất xưa cũ của Boney-M, chắc cũng nhiều người vẫn còn nhớ: Ras-Putin – 1978! Theo tôi, đây chắc chắn là bài hay nhất của Boney-M: câu cú, bố cục đều rất chân phương rõ ràng, bass rất hay, hiếm có loại nhạc disco nào như thế!

Có điều cái intro nghe có vẻ Trung Đông chứ ko phải Nga! Phương Tây hình dung về nước Nga vẫn như kiểu qua một bức màn sắt, họ vẫn cố tìm hiểu, diễn giải! Hiểu một nền văn hoá là lắng nghe, trãi nghiệm, không phải chỉ đọc lớt phớt một đôi dòng văn bản mà hiểu được! 🙂

There lived a certain man in Russia long ago
He was big and strong, in his eyes a flaming glow
Most people looked at him with terror and with fear
But to Moscow chicks he was such a lovely dear
………
Oh, those Russians!!!

trịnh quốc cừ

ăm 247 TCN, Doanh Chính lên ngôi Tần vương, nước Tần bắt đầu kế hoạch Đông-xuất, tiến quân về phía đông qua ải Hàm Cốc, tiêu diệt 6 nước, thống nhất Trung Quốc! Nước Hàn nằm giữa, là nước nhỏ và yếu nhất trong số lục quốc, khi ấy bắt đầu một kế hoạch phá hoại, ly gián nước Tần bằng cách gởi một kỹ sư thuỷ lợi tài năng tên là Trịnh Quốc đến Tần, thuyết phục Tần vương cho xây dựng một con kênh đào lớn. Công trình sẽ mất hơn chục năm mới hoàn thành, phải huy động hàng chục vạn dân phu, binh lính và tiêu tốn vô số tiền bạc, của cải! Với kế hoạch này, nước Hàn hy vọng phần lớn nhân lực, tài nguyên nước Tần sẽ bị lôi cuốn, hao phí vào đại công trình thuỷ lợi mà chậm trễ các hoạt động quân sự! Kế hoạch “thành công”, hay ít nhất trên phương diện nào đó cũng tạm gọi là như thế!

Ngay từ đầu, Lý Tư (lúc đó vẫn chưa lên đến chức Thừa tướng nước Tần) biết rõ Trịnh Quốc là gián điệp nhưng vẫn ủng hộ xây dựng công trình! Công việc tiến triển được 5 năm thì Tần vương biết được sự thật, bèn triệu tới hỏi chuyện, Trịnh Quốc đáp rằng: vốn dĩ là gián điệp nước Hàn, kế hoạch thuỷ công có thể giúp nước Hàn yên ổn thêm vài năm, nhưng sẽ giúp nước Tần hùng mạnh vạn đại! Tần vương cân nhắc và cho tiếp tục xây dựng con kênh dài 150 km này, sau khi hoàn thành thậm chí còn đặt tên là “kênh Trịnh Quốc”, hệ thống thuỷ lợi đã giúp tưới tiêu cho hàng triệu mẫu ruộng, giúp nước Tần có đủ lương thực để thực hiện kế hoạch tiêu diệt 6 nước, thống nhất thiên hạ! Đến ngày nay, kênh Trịnh Quốc chỉ là một trong số những công trình xây dựng vĩ đại mà Tần thuỷ hoàng lưu lại cho hậu thế!

dân tộc tính, 1

ì vài đồng bạc lẻ mà bỏ độc vào trà, hại người là chuyện nhỏ, cầm đá tự ghè chân mình mới là chuyện lớn! Tâm địa lưu manh lặt vặt, là tự mình hại chính mình, đừng đổ lỗi cho ai khác! Thế nên mới bảo “mãi không chịu lớn”, ai nói gì cũng nghe, ai xúi gì cũng làm! “Giá trị cộng đồng” bao gồm rất nhiều thứ, nhưng căn bản, sau cùng vẫn quay về “đạo đức cá nhân”! Mà không phải chỉ “ít học” mới thế, các thành phần “học nhiều” cũng y như thế, bất kể trình độ văn hoá, học vấn, bất kể vùng miền, xu hướng tôn giáo, chính trị…

Cả những loại đã ở nước ngoài 30, 40 năm, thấy biết bao chuyện hay của thiên hạ rồi mà tâm địa không hề thấy biến chuyển, thay đổi gì! Từ “đạo đức cá nhân”, biết phân biệt đúng sai cơ bản, cho đến “đạo đức nghề nghiệp”, biết quý trọng điều mình làm ra, thảy đều là một khoảng không trống hoác! Lại thêm thói “hoa ngôn xảo ngữ” lâu ngày thành quen, nên cái gì cũng “biết”, mà rút cuộc không “biết” được cái gì cho ra hồn! Thế nên mới bảo: người ta không thể hiểu cái bên trong họ không có, vì nó đã trở thành một thứ dân tộc tính cố hữu! 😢

poltava

ói về lịch sử, “chủ nhân” của vùng Đông – Nam Ukraine ngày nay không phải là người Nga, cũng chẳng phải người Ukraine mà là những người Tatar! Hãn quốc Crimea đương thời chiếm một vùng rộng lớn, lớn hơn Crimea ngày nay nhiều, phía Bắc đến Ba Lan, phía Nam đến Thổ, phía Tây bao gồm cả vùng Rostov-on-Don của nước Nga bây giờ, nếu truy phả hệ thì Hãn quốc Crimea quay về người con trai trưởng của Thành Cát Tư Hãn. Nước Nga lúc đó chia thành hai bộ phận, phần phía bắc là nền nông nghiệp định cư, có năng lực sản xuất lớn, cùng với đó là mâu thuẫn xã hội tích tụ do cuộc sống cố định mà hình thành. Phía nam là những người Nga – cossack, cuộc sống bán du mục, tự do hơn, nhưng phụ thuộc vào phần phía Bắc về văn hoá, kỹ thuật, chính trị và cả kinh tế!

Người Tatar nhiều lần mở những cuộc đột kích vào Nga, có lần đánh đến tận thủ đô Moscow, nên suốt các thế kỷ 16, 17, người Nga nhiều lần Nam chinh đánh đuổi người Tatar! Hãn quốc Crimea cũng giống như vương quốc Champa (đã diệt vong), Ukraine thì giống… Campuchia, còn Ba Lan ở đây đóng vai Thái Lan, dĩ nhiên mọi sự so sánh đều khập khiễng! 😃 Quay trở lại cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18, Sa hoàng Peter-I lúc này còn đang mãi chơi trận giả, những cuộc tập trận của ông vua con có cả ngàn người tham gia! Trong thực tế, vương hầu Vasily Golitsyn (cố vấn kiêm người tình của nhiếp chính Sophia, chị cùng cha khác mẹ của Peter) nắm quyền, cả hai lần dẫn quân Nam chinh đều thất bại, bộ binh và pháo binh phần lớn là người Nga, kỵ binh phần lớn là người Nga Cossack!

Khi Peter-I đủ 17 tuổi, gạt nhiếp chính Sophia qua một bên, trực tiếp nắm quyền, tiếp tục Nam chinh! Trận Poltava (miền trung Ukraine, gần Kharkov) là dấu mốc lịch sử, Peter đánh bại quân đội Thuỵ Điển của Charles-XII! Chỉ số ít người Ukraine Cossack cầm đầu bởi Ivan Mazepa đứng về phía Thuỵ Điển, số đông đứng bên phía Nga! Trận Poltava mở ra một chương mới, nước Nga mở rộng về phía Tây Nam, cũng giống như Việt Nam, một chương mà hơn 300 năm vẫn chưa viết xong! Ước mơ của Peter-I không phải chỉ là Ukraine mà là kiểm soát các eo biển Dardanelles và Bosphorus của Đế-chế Ottoman (rộng lớn hơn ngày nay rất nhiều), tìm đường từ biển Đen ra Địa Trung Hải! Cũng gần giống như trận Rạch Gầm – Xoài Mút, nếu như không có Poltava thì cũng sẽ chẳng có cái là Ukraine ngày nay!

Một không gian địa chính trị quá rộng lớn và siêu phức tạp bao gồm rất nhiều bên có liên quan, từ Liên minh phương Bắc do Thuỵ Điển cầm đầu, đến Đế chế Ottoman ở phía Nam, Peter-I gây chiến suốt từ Nam đến Bắc, cùng lúc đối đầu gần như với cả châu Âu! Cho đến ngày nay, hai con đường ra biển, một phía Bắc và một phía Nam: phía Bắc đứng chân tại Kaliningrad (chính là Königsberg, nổi tiếng trong giới Computer Science với bài toán 7 cây cầu – travelling salesman, đây cũng là quê hương của Immanuel Kant), phía Nam dùng Crimea làm bàn đạp, tiếp tục gây sức ép với Thổ, chưa thông được từ biển Đen ra Địa Trung Hải, hai đầu Địa Trung Hải là Gibraltar và kênh đào Suez vẫn do Anh (và bây giờ là NATO) kiểm soát! Xem ra, bài ca “Đất phương Nam” này vẫn sẽ còn tiếp tục thêm rất rất lâu nữa… 😅

Kinzhal & Shaska

inzhal và Shaska… về công năng cũng giống như cặp đôi Wakizashi và Katana của người Nhật vậy, nhưng về cấu tạo và cách sử dụng vẫn có chỗ khác biệt! Shaska là trường đao (dài, cong, một lưỡi).

Shaska luôn được trực tiếp treo bên yên ngựa, còn Kinzhal là đoản kiếm (ngắn, thẳng, hai lưỡi) thường thấy mang bên hông người sử dụng, một phụ kiện không thể thiếu trong bộ trang phục Cossack!

bạo hành gia đình

ương nhiên, sự việc mới dừng lại ở mức tạm gọi là “chấp cổ, nệ cổ” mà thôi, nhưng có thể nhiều người ở đây không biết, ở nhiều làng quê, nhiều gia đình, đi ra đi vào, đóng cái cửa, bật tắt cái bóng đèn, bày biện lư hương, hoa quả trên bàn thờ, những việc lặt vặt như vậy cũng trở thành cái cớ để chì chiết, mạt sát nhau, tình trạng căng thẳng kéo dài hàng chục năm. Rồi các đám hội, các ông già khăn đóng áo dài ngồi cãi nhau: anh học ở đâu cái “lễ” đó, phải như tôi mới là đúng nè…

Chuyện như thế phải gọi chính xác bằng cái tên “bạo hành gia đình”, dai dẳng đến mức trở thành “tâm thần”, chả ai sống được! Có vô số hình thức, có thể công khai, rõ ràng, cũng có thể là nhiều kiểu kín đáo, xảo trá khác, dù thế nào thì cũng chỉ là những “cái tôi” bé như hạt cát chuyên dở trò lưu manh vặt! Nếu thực sự là vì tinh thần Trần Hưng Đạo thì nghiên cứu tư liệu, điền dã khảo cổ tìm lại văn bản “Binh thư yếu lược” (đã thất truyền) đi, ví dụ như thế, đừng cãi chuyện cái lư hương mãi! 😢

whataboutism

ư duy hình thức: những ai đọc blog của tôi sẽ thấy tôi dùng cụm “ngôn từ hình thức” rất nhiều lần! Đó là sự lầm lạc trong suy nghĩ vốn chỉ dựa trên hình thức nhị nguyên trắng đen, càng phụ thuộc vào hình thức càng xa rời sự thật! Những người phụ thuộc vào tư duy hình thức thường đơn giản, phiến diện, thường chả có suy nghĩ gì sâu xa! Một ví dụ gần đây là chữ “whataboutism”. “Whataboutism” đơn giản là một sự so sánh, liên tưởng, vội vàng chụp mũ nó là “nguỵ biện” e rằng không được đúng! Mọi so sánh, liên tưởng luôn luôn chứa đựng một đạo lý đằng sau nó!

Đương nhiên so sánh chính xác tới mức nào vẫn còn tuỳ vào tình huống! Ngược lại, bác bỏ “whataboutism” mới chính là nguỵ biện! Một đằng khẳng định phải có nguyên tắc phổ quát đứng sau mọi việc, một đằng phủ nhận điều này, cũng là trá hình cho “tiêu chuẩn kép – double standard”, muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm, không cần lý do! Chỉ những môi trường văn hoá kém mới liên tục phải vướng vào kiểu tư duy hình thức này, nó thể hiện một điều: con người bị vướng vào cái tôi nhỏ nhoi, lúc nào cũng: tôi đúng, anh sai, liên tục cần có lý luận trắng đen để bám víu!

Nhìn qua xứ bạn, thấy được những điều khác hẳn! Đọc đề thi văn Cao khảo của Trung Quốc những năm gần đây là thấy, học sinh trung học của họ đã ở một trình độ khá cao, đã biết vượt qua các kiểu tư duy hình thức mà nhìn mọi việc một cách toàn diện hơn! Thú thật là tôi rất thích đọc đề thi ngữ văn TQ, cao hơn hẳn một bậc so với VN, ví dụ như đề văn Thiên Tân: Tưởng tượng một ngày bộ óc con người được cấy một siêu chip thông minh, giúp cho ngay cả một bà lão cũng có thể am tường mọi vấn đề, lĩnh vực trong cuộc sống. Không ai còn cần phải học tập. Hãy bày tỏ suy nghĩ của bạn.

Đề văn Thượng Hải: Phán xét cuộc sống người khác không còn là một hiện tượng xa lạ. Hiện tượng này ảnh hưởng nhất định đến mỗi cá nhân và toàn xã hội. Viết bài trình bày suy nghĩ của bạn về hiện tượng trên. Đề văn Chiết Giang: cuộc sống cần nghỉ ngơi, cuộc sống không ngơi nghỉ. Em có suy nghĩ gì về vấn đề này? Hãy viết bài không dưới 800 chữ với chủ đề này. Đề văn Bắc Kinh, thật sự xuất sắc: bàn về sự bền vững của nền văn minh, thí sinh cần phân tích sự bền vững trong nền văn minh Trung Quốc đã giúp nhân dân vượt qua thời kỳ gian khó và xây dựng lại đất nước như thế nào.

Phim thanh xuân Trung Quốc thường đặt nặng tính giáo dục, không chỉ đưa ra ví dụ điển hình, họ rất quan tâm việc phổ cập, giảng giải các vấn đề tâm lý xã hội: chuyện thường gặp của các lứa tuổi, các cách vấp ngã và trưởng thành, các kiểu hiểu lầm phổ biến thường xảy ra giữa con người với nhau, các mẫu tâm lý bất thường, bệnh hoạn thường gặp, các vấn nạn xã hội như đa cấp, lừa đảo, các mánh khoé thị phi xảo trá của mạng xã hội cũng được phân tích kỹ! Nếu đã đạt đến trình độ cỡ các đề thi cao khảo thì hầu như sẽ không còn vướng vào các “lý luận hình thức” trắng đen nữa!

Kinh nghiệm của riêng tôi về những người “lú luận hình thức” là… họ không có khả năng phân biệt âm nhạc hay và dở, vì mãi tìm kiếm lý lẽ, ngôn từ khả dĩ có thể chứng minh “tôi đúng”, vì chỉ “nói” mà không “nghe”, vì không thể để tâm mà lắng nghe cho nó thấu đáo, để cảm nhận nó hay dở, thô mộc tinh tế như thế nào, suốt ngày lên mạng tìm đọc tài liệu, xem cái gì khả dĩ có thể có lợi về lý luận ngôn từ, mà không biết cách “phản tỉnh”, nhìn vào cái tâm của chính mình cho nó rốt ráo! Họ không hiểu rằng ngôn từ kiểu trắng/đen vẫn có sự giới hạn, khiếm khuyết rất rõ ràng của nó!