hồng lâu mộng

Đầy trang những chuyện hoang đường,
Tràn trề nước mắt bao nhường chua cay.
Đừng cho tác giả là ngây,
Ai hay ý vị chứa đầy bên trong!

hương trình âm nhạc cuối tuần… Khi xưa cực kỳ thích nghe bài này, Hồng Lâu Mộng phiến đầu khúc, nhưng không cách nào biết chính xác trong đó xài những nhạc cụ gì, âm thanh phức tạp, nghe ra được: đàn nhị, sáo, tì bà, cổ tranh, cổ cầm, và dương cầm, có thể còn những nhạc cụ khác (dương cầm tiếng Trung là cây đàn tam thập lục, còn piano tiếng Trung gọi là “cương cầm”). Post ở đây để lâu lâu nghe lại…

chinese input

ần 100 năm trước, các nỗ lực chế tạo chiếc máy đánh chữ TQ gần như không có thành công nào đáng kể! Sự việc trở nên giống trò khôi hài, khi người ta tưởng tượng ra cái bàn phím với hàng chục ngàn phím để nhập được chữ Hoa. Qua đến những năm 70, chính quyền TQ vẫn vật lộn với vấn đề nhập liệu, họ thử nhiều cách khác nhau: Thương Hiệt, Ngũ Bút, Bính Âm, etc… càng ngày càng cải tiến, cải tiến nhiều nhất là ở khâu đoán chữ (predictive). Đến nay, một người nhập liệu tiếng Anh có tốc độ trung bình khoảng 50~60 wpm (từ/phút), một người TQ trung bình có thể gõ hơn 100 wpm, gần như là nhanh gấp đôi!

Đó là nói người bình thường, với nhân viên đánh máy chuyên nghiệp cũng vậy, tốc độ gõ tiếng Hoa vẫn nhanh gần gấp đôi so với tiếng Anh, trên 200 wpm. Phương Tây không cách nào gõ nhanh hơn, trừ khi chuyển sang dùng bàn phím Dvorak. Đến cả máy tốc ký (stenotype machine, thường dùng ở toà án để ghi lại toàn bộ các phát ngôn), tiếng Anh đạt tối đa 370 wpm, tiếng Hoa đã đạt đến 500. Và người TQ, khởi đầu từ việc phải sử dụng bàn phím QWERTY vì không có nhiều lựa chọn, đã từ từ cải tiến từng chút một để đạt tốc độ như ngày nay! Làm những việc rất chi là bình thường, nhưng làm đến mức thật giỏi, đó chính là người TQ!

mongol

ảm nhảm cho timeline bớt trống… Đôi khi tôi nghĩ rằng chính Nga là người kế thừa văn hoá Mông Cổ xa xưa, đương nhiên chỉ trên phương diện tinh thần, tâm hồn mà thôi, chính là tâm hồn khoáng đạt của thảo nguyên bao la. Đế chế Mông Cổ ngày xưa không tự sản xuất ra được bất kỳ hàng hoá nào, trừ ngựa, gươm và cung tên…

Không lương thực, vải vóc, khoa học, kỹ thuật càng không! Nên Mông Cổ không duy trì được sự thống trị quá một vài trăm năm! Đế chế Nga ngày nay… hầu như chẳng có mặt hàng nào mà họ không tự làm được, và nhất là kỹ thuật, khoa học và tư tưởng thì lại càng là thế mạnh! Bài ca quen thuộc, trên nền clip 4K siêu đẹp, phim Sông Đông êm đềm…

after me…

hời buổi công nghệ, mọi thứ thật dễ dàng, ở trên máy Mac, click vào trong ảnh là copy chữ ra được, rồi bỏ lên Google translate, dòng chữ tiếng Nga ghi trên quả tên lửa có nghĩa là: Sau khi ta đến, chỉ còn lại sự yên lặng – ПОСЛЕ МЕНЯ ТОЛЬКО ТИШИНА! – After me, only silence! 😃 Thực ra, câu trên cũng chính là motto – châm ngôn của lực lượng hạt nhân chiến lược Nga! Người Nga, họ chỉ có một “ám ảnh lớn lao” duy nhất là… chế tạo vũ khí! Kinzhal, Zicron, các loại tên lửa bội siêu thanh là kết quả của hơn 40 năm miệt mài nghiên cứu, từ thời còn Liên Xô.

Dù không hoàn toàn là vũ khí “thay đổi cuộc chơi”, nhưng vẫn giúp nước Nga có lợi thế dẫn trước, vì các tên lửa này… đơn giản là không thể đánh chặn được! Chính nhờ các tên lửa bội siêu thanh mà cuộc chiến lần này hoàn toàn không thấy Mỹ đưa các tàu sân bay áp sát nước Nga nữa! Và giả sử như (chỉ là giả sử thôi) hiến pháp Nga cho phép tổng thống có quyền phủ đầu hạt nhân thì chả có cách nào chặn được! Với những thử nghiệm thất bại liên tục gần đây, có vẻ như người Mỹ vẫn còn phải cố gắng trong lĩnh vực “hypersonic” này thêm rất nhiều năm nữa! 😀

thành trì doanh luỹ

him ảnh cuối tuần, phải nói đây là bộ phim… chẳng có gì nổi bật, ngoại trừ việc nó rất chi là “ngôn tình”! 🙂 Xem phim cũng như đọc sách, cũng là hình thức soi gương, xem để thấy rằng mặt bằng chung “dân trí” Trung Quốc… hoàn toàn khác VN! Phim nói về các ngành nghề khác nhau, người là bác sĩ, người là phóng viên, cảnh sát… tất cả đan xen, vừa mâu thuẫn, vừa phối hợp với nhau để tạo nên giá trị xã hội! Phim có đoạn cảnh sát truy đuổi tội phạm, 1 cảnh sát + 1 tội phạm bị thương, cả 2 được đưa vào bệnh viện, bác sĩ quyết định cùng lúc cấp cứu cả 2! Đám cảnh sát nhao nhao phản đối: chúng tôi đổ máu phục vụ nhân dân không phải bị đối xử như thế! Bác sĩ thì có cái lý của họ: quyết định ai đúng, ai sai là việc quan toà, cứu người là việc của bác sĩ, không phải chỗ để nói lý!

Phải nói là phim ảnh TQ rất có tính giáo dục, không chỉ tái hiện những vấn đề, tình huống điển hình ngoài xã hội, họ còn đề ra những “kịch bản” khiến khán giả phải suy nghĩ, nghĩ về vai trò, giá trị của từng cá nhân trong cộng đồng! Nhìn lại phim ảnh và xã hội Việt mà chán nản, vừa “không chịu lớn” đã đành, vừa lao nhao với những trò giật gân, hạ cấp! Khi “giáo dục” bị “đánh” thì cả hội nhao nhao lên: giáo dục là như thế (chứ tôi không như thế), khi “y tế” bị đánh thì cả hội cũng nhao nhao lên: y tế là như thế (với hàm ý rằng: chứ tôi thì không như thế). Đến khi không còn ai để “đổ lỗi” nữa thì đám đông vẫn không thôi lao nhao về sự “cao cấp, thượng đẳng và đúng đắn” của “cái tôi”. Chỉ là “ngôn tình” thôi, nhưng ít ra họ vẽ lên được một không gian, một xã hội có tình người và đáng sống!

californication

ạp xe được, đi bộ được, chạy nhẹ được, dùng đi bơi lặn tốt, dùng khi đi chèo xuồng cũng tốt, giày mềm ôm chân không cần tất, thoát nước tốt nên lội nước, đi mưa không thành vấn đề. Đây chính là đôi giày “tất cả trong một” của tui! Chỉ phải xem xem là bền tới đâu…

Space may be the final frontier but it’s made in a Hollywood basement. And (Kurt) Cobain can you hear the singing songs from station to station? Pay your surgeon very well to break the spell of aging… – Red Hot Chili Peppers

Rồi thấy mình cũng bị “lậm” vô cái “vết xe đổ” của nhiều người, mua sắm đủ thứ thiết bị, dụng cụ hỗ trợ, các thể loại thực phẩm chức năng, bỏ vô số công sức và tâm trí vô đó, cứ loay hoay mãi như thế, chỉ có một điều là… không chịu tập thể dục cho đàng hoàng mà thôi! 😀

avatar

hử ông bạch đầu chân khả liên, Y tích hồng nhan mỹ thiếu niên… – Ông già đầu bạc này thực là đáng thương, Y (hắn ta) tiếc nuối những tháng ngày niên thiếu hồng nhan tươi đẹp – 此翁白頭真可憐,伊昔紅顏美少年。。。 🙂

tíc xanh

hân trò chuyện với đứa bạn về “tíc xanh”, ngoài những điều đã đề cập, một lợi ích rất lớn nữa chính là thương mại! Vấn đề cơ bản của một “cái chợ” không phải là “mua và bán”, mà là việc giải quyết khiếu kiện, mâu thuẫn phát sinh, cơ chế xử lý những hành vi gian lận, lừa đảo! Xây dựng cơ chế để làm những chuyện đó không đơn giản, đầu tiên là phải ép buộc… chính danh!

Đến khi người ta nhận ra lợi ích rồi, họ sẽ tự nguyện chính danh, éo như bọn Tây, đem “tíc xanh” làm thành món hàng tính phí! Xét thực trạng như mạng xã hội VN hiện tại, không ngày nào là không phát sinh những kiểu tin giả “cướp, hiếp, giết”, tâm thức người dân quay cuồng, “quy đồng về mẫu số chung” như thế! Là vùng đất màu mỡ cho lưu manh đĩ điếm lộng hành, thì biết đến bao giờ… 🙁

monsoon, 1

ùa mưa sắp trở lại, the monsoon is reversing… đừng hỏi sao lại biết, chiều chiều đạp xe qua phố, “trực giác” bảo thế, có thể do ngửi thấy cái mùi hơi nước đang dần tích tụ trong không gian, cái “thành tố tạo sinh – generative element” đó sắp quay trở lại! Vẫn đều đặn, thong thả mỗi ngày đạp 20 ~ 30 km, 20 ~ 22 ngày / tháng, không tháng nào dưới 500 km!

Lên Shoppee đặt mua 4 cái Garmin mount (đế gắn nhanh cho Garmin), 40K/cái, 20K tiền ship, tổng cộng là 180K, đơn hàng không lớn nên không quan tâm kỹ chi tiết! Sau xem lại mới biết là người bán ở Sing, hàng vận chuyển từ Thượng Hải, Trung Quốc, 5 ngày về tới nơi, vẫn chỉ có 20K tiền công. Mịa người ta làm ăn như thế thì VN chỉ có đi bán muối… 🙁

qcvn 56

ọc qua là biết QCVN 56, quy chuẩn đóng tàu vỏ FRP được dịch ra từ tài liệu tương tự của Hàn Quốc (mà nói thật là tài liệu gốc dùng tiếng Anh cũng không được tốt cho lắm)! Không khó để nhận ra bản dịch có khá nhiều lỗi, ở đây chỉ ra một lỗi cơ bản làm đình trệ toàn bộ quy trình đăng kiểm. Việc trình bản vẽ của tàu… như ta biết, đa số các thương hiệu đều giữ bản vẽ như “bí mật kinh doanh”, nên việc có được bản vẽ này để trình cho VR là điều không thể! Vậy phải hiểu Chapter 2: Class surveys như thế nào?

Trường hợp người mua bản vẽ B từ công ty A để đóng, thường họ chỉ bán bản vẽ và một số dịch vụ tư vấn hậu mãi! Nhưng cũng có một số công ty “khó tính” sẽ giám sát quá trình đóng tàu, nếu đạt sẽ gọi là “tàu lớp B”, nếu không đạt không được mang tên “tàu lớp B”, nhưng không đạt không có nghĩa là tàu đó sẽ không được đi biển! “Class surveys” chính là một sự đánh giá xếp hạng, nếu chủ chiếc tàu không cần sự “xếp hạng” này thì cần phải bỏ qua, và tiếp tục đánh giá theo những tiêu chí chung của tàu FRP khác!

Trường hợp người chủ sở hữu mua một con tàu thương mại đóng sẵn thì sẽ không có bản vẽ, và thường cũng sẽ không có “Class surveys” mà chỉ kiểm định con tàu theo những tiêu chí chung. Việc hiểu sai một khái niệm cơ bản làm đăng kiểm “tắc” ngay từ bước đầu tiên, với yêu cầu vô lý là phải trình bản vẽ con tàu, điều đa số những người mua tàu sẽ không bao giờ có được. Nên phải hiểu “Class survey” chính là so sánh con tàu với một tiêu chuẩn, ví như tiêu chuẩn “tàu lớp B” do công ty A ban hành!

Tiêu chuẩn B do công ty A ban hành này, nếu đã có đăng ký trước với Đăng kiểm, thì sẽ làm cho quá trình kiểm định diễn ra dễ dàng hơn. Nhưng trường hợp trong danh mục đăng kiểm không có sản phẩm B của công ty A, thì không có nghĩa là sản phẩm B đó bị cấm, chỉ là phải kiểm tra theo một quy trình khác! Điều này giống với việc mua một chiếc xe Honda, bạn không có nghĩa vụ phải trình bản vẽ chiếc xe đó! Khi Honda bán xe tại thị trường VN thì họ đã phải làm việc với ĐKVN để thống nhất các quy chuẩn!

Đăng kiểm xe sau đó chính là so chiếc xe với những gì Honda đã đăng ký xem có đạt không! Đó là trong trường hợp có “class” để so sánh! Trường hợp bạn tự đóng một chiếc xe không giống ai thì đương nhiên không thể so sánh với ai cả! Nhưng không có nghĩa là chiếc xe sẽ không được quyền kiểm định! Trừ khi nhà nước làm luật nói rõ: “chỉ cho phép xe của Honda, Yamaha, và Suzuki, xe làm bởi cá nhân khác đều cấm”, còn không thì vẫn phải xây dựng quy chuẩn đăng kiểm từ những cái căn bản nhất!

Tóm lại: phần lớn các trường hợp là chủ thuyền không có bản vẽ! Trong một số trường hợp họ có thì cũng thường sẽ bị ràng buộc về mặt pháp lý và không được quyền tiết lộ bản vẽ này! Cần làm rõ lý do và chi tiết tại sao VR lại cần bản vẽ, nếu chỉ là để có được một số thông tin cơ bản như L (dài tàu), B (rộng tàu), D (chiều cao mạn tàu), etc… thay vì phải đo đạc thực nghiệm thì cần phải có cách tương đương thay bản vẽ! “Class surveys” thực sự có một nội hàm và ngữ nghĩa pháp lý khác cần phải tiếp tục làm rõ!