khu vực biên giới biển

huyện khôi hài, nhưng về mặt luật là rất đáng để suy nghĩ! Không nói ai đúng ai sai, chỉ nói chuyện khái niệm “khu vực biên giới” đang được hiểu rất tuỳ tiện, như khu vực cảng Cầu Đá, Vũng Tàu và rất nhiều nơi khác vẫn đang được xem là “khu vực biên giới”! Hiểu như vậy sai hoàn toàn với các công ước biển mà VN tham gia, biên giới trên biển phải là 12 hải lý (khoảng 22.2 km) tính từ đường cơ sở kia! Theo như thông lệ quốc tế, khi một con tàu (tàu thuỷ, tàu bay) nước khác cập cảng VN, thì con tàu cộng với chút ít khu vực xung quanh tạm thời được xem là “lãnh thổ ngoại quốc”! Và biên giới tạm thời trong tình huống đó chính là vùng tiếp giáp (tính bằng vài mét, không nhớ rõ lắm) xung quanh con tàu nước ngoài đó! “Sea boundary area” phải hiểu đúng là “khu vực tiếp giáp biển”, không thể hiểu là “khu vực biên giới biển”, tiếng Anh dùng chữ “boundary” rất chính xác!

“Boundary” và “border” mặc dù có liên quan gần với nhau, nhưng “boundary” không phải là “border”, hiểu theo nghĩa biên giới cứng, nếu là “biên giới” thì họ đã dùng chữ “border”, đâu đó đã có sự “đánh tráo khái niệm” ở đây! Quản lý địa bàn đó như thế nào vẫn là việc cần phải làm rõ, nhưng rất vô lý khi xem toàn bộ vùng ven biển, nơi đã có quá trình dân cư sống đông đúc, lâu đời, có vô số hoạt động giao thông, kinh tế phức tạp khác nhau là “khu vực biên giới”! Chính là một kiểu “nâng tầm quan điểm”, gán cho nó cái ý nghĩa “nhạy cảm, nghiêm trọng” không đáng có. Người ta đã đi ra vùng biển quốc tế từ lâu rồi, mà mình vẫn còn “bó” vào trong, cố tình tạo ra thêm “biên giới” bên trong “biên giới”. Ngay cả “vành đai biên giới” trên bộ cũng chỉ cách không quá 1000m tính từ đường biên cứng! Hiểu như vậy rất dễ xảy ra lạm quyền, nếu muốn gọi là “khu vực biên giới”, phải đi xa thêm hơn 22.2 km nữa kia!

đà lạt

ãnh rỗi, kể chút chuyện để bà con hiểu về những cái lề thói, tâm tính éo giống “con giáp” nào của người Việt… Hơn 10 năm trước, có lần đi Đà Lạt một mình vài ngày, lang thang khắp phố, chụp gần hết tất cả những kiến trúc biệt thự cổ Đà Lạt! Thời đó cứ ngầm định là ra bến xe Thành Bưởi, mua vé leo lên xe là đi thôi! Mua vé xong ngồi chờ xe, có một ku lạ hoắc đâu không biết cũng lại lân la làm quen, mà mình thì… éo bao giờ nói chuyện với người lạ! Đến giờ chạy, vác balo định nhảy lên xe thì có tiếng loa phóng thanh: “mời anh TKX trở lại phòng vé có việc”. Quay lại phòng vé, người bán vé nói cho biết: anh chàng kia nhất quyết đòi mua vé ngồi bên cạnh mình, nói là người quen các kiểu, nhà xe thì vẫn bán vé thôi, nhưng họ nghĩ đương nhiên là có chuyện không đúng, nên vào phút cuối, họ kêu ngược tôi trở lại, bố trí đi chiếc xe khác sau đó! Ku lưu manh nhảy lên xe rồi mà vẻ mặt vẫn còn tức tối, chưng hửng… éo biết đã chuẩn bị những mưu đồ gì!

Quay ngược lại vấn đề, cái thông tin tôi chuẩn bị đi Đà Lạt đó rò rỉ từ đâu ra, suy nghĩ một hồi thì biết là từ Facebook! Mà trên Facebook là chúng nó có nguyên hội rình mò, dò la, có cả đám “chuyên gia IT” làm game đố vui, các trò đố nhảm để đánh cắp thông tin. Mọi người nghĩ một lúc nữa là sẽ biết chúng nó là nguyên cả một đường dây, hoạt động có phân vai trò nhiệm vụ hẳn hoi, người đánh cắp thông tin, kẻ rình mò, người đóng vai cảnh sát (giả), người đóng vai nhà sư, linh mục (cũng giả), và vô số những thứ giả khác. Tâm địa Việt mà, luôn luôn “biết rồi”, luôn luôn muốn “chụp mũ”, luôn làm trò “lưu manh vặt”! Nhưng tiếc thay, như người ta thường nói, tâm địa như thế nào thì nhìn cuộc đời giống như thế, chúng nó chỉ nhìn thấy cái chúng nó muốn thấy mà thôi! Nhưng cũng phải nói, để mọi người thấy rõ thế nào là lưu manh có tổ chức! Kiểu ví dụ như (ví dụ thôi): có tạm giam cả nửa năm thì chúng nó cũng không khai ra người chủ mưu đằng sau đâu! 😀

cadence

ối qua, đạp vòng nhỏ chừng 60km dọc theo đường NVL đi Tân Túc, Long An… Có anh chàng trẻ, cao, to nhưng nhìn là biết ít có kinh nghiệm đạp, vô hình chung trở thành một cuộc “đua” trên đoạn ngắn chừng 20km. Mình thì đạp không bằng ai, U50 rồi làm sao so với trẻ được, và cũng không thích đua, nhưng nhìn cách đạp “líp nhỏ” của anh chàng kia thấy lạ, nên cũng muốn thử xem thế nào!

Người mới đạp xe thường đạp líp nhỏ, vì tốc độ đi nhanh, nhưng lực đạp lớn, mau mỏi, mà người đạp xe đường dài có chút kinh nghiệm thường tập “cadence”, đạp với líp lớn, guồng quay nhanh hơn chút, cỡ 60 ~ 90 rpm. Đạp như thế mới đầu tưởng rất nhanh mệt, nhưng vì lực đạp nhẹ nên trên đường dài lại có lợi! Quả nhiên… vừa đạp qua được 2 cây cầu là anh chàng kia đuối, mà mình vẫn chưa bung hết sức! 🙂

nhân quả

ột trong vô số vấn đề của xã hội Việt… Đôi khi ta cứ phải đứng nhìn sự việc xảy ra như thế, vì nhiều lý do khác nhau: nói trước không ai tin, người ta còn cho rằng mình đạo đức giả. Và cũng phải xem xem, nhiều chuyện không phải nói là được, con người mà, không có “định lực”, không có “giá trị” bên trong nâng đỡ, rồi cũng như đám bầy nhầy ngoài kia! Chúng nó sẽ không từ một mánh khoé nào kéo bạn xuống bằng những trò lưu manh, cho ngang với chúng nó! Và cũng phải có thời gian để cho “nghiệp” nó tích tụ và hình thành…

Dù chỉ bằng suy nghĩ trong đầu thôi cũng đã trở thành “ý nghiệp” rồi! Có nhiều việc mà sự “thiện ý” đôi khi hoàn toàn bất lực, vì cái tâm vô minh của con người nó hoạt động theo một cách hoàn toàn khác biệt, không dễ thay đổi, và đôi khi cách duy nhất để là để mặc cho sự việc diễn tiến như thế! Yêu ai thì để cho họ sống theo cách mà họ muốn, mà ghét ai thì… cũng để cho họ sống theo cách mà họ muốn! Cứ để tự nhiên cho “nhân quả” hoàn thành vai trò của mình! Chỉ mượn một chuyện để nói, nhưng tất cả những chuyện khác cũng tương tự như thế!

đầu tiên

gười Nga, họ cứ thích làm những chuyện “đầu tiên”, mà họ không hỏi “tiền đâu”! 😃 Bộ phim đầu tiên được quay trong không gian, “The Challenge – Vyzov – 2023”, đạo diễn Klim Shipenko và nữ diễn viên chính Yulia Peresild được đào tạo 4 tháng trước khi cỡi tàu Soyuz lên đóng phim trên trạm ISS, thêm 2 cosmonaut nữa cũng tham gia kịch bản!

Kịch bản chính: một phi hành gia bị tai nạn bất tỉnh trên trạm không gian, vì quá yếu để có thể quay về quả đất, nên một bác sĩ (Yulia Peresild) được đưa lên để tiến hành phẫu thuật tim ngay trên đó! Mấy năm trước, cũng chính Yulia Peresild là người vào vai nữ xạ thủ bắn tỉa huyền thoại Lyudmila Pavlichenko trong phim Battle for Sevastopol – 2015.

“Một số thành phần mạng xã hội rảnh rỗi nói rằng tôi đã dùng hết nước trên trạm không gian ISS để gội đầu, họ vẫn nghĩ như thế, cho rằng những người làm phim chúng tôi là chỉ biết có từ hồ bơi bước lên thảm đỏ, rồi từ thảm đỏ bước về hồ bơi! Tôi chỉ không muốn mọi người nhìn tôi như con bé mắt xanh tóc vàng ngu ngốc, đi ké lên trạm ISS mà không làm được việc gì… 😀

công đức

ứ phải “chính danh” như thế, nên làm thành luật, phải gọi đúng tên sự vật và sự việc, phải gọi đúng là “khu du lịch”, chứ không được dùng chữ “chùa”, tương tự cho những thứ như Ba Vàng, Bái Đính, Tam Chúc và vô số những “khu du lịch” khác… Đó là dành cho những người vừa thích đi du lịch, vừa ăn nhậu, vừa “cúng dường”, vừa chụp ảnh khoe Facebook, cứ rõ ràng minh bạch như thế! Còn chùa thật sự, đôi khi chỉ là một thảo đường nhỏ nhoi không ai biết đến, nhưng có lịch sử lâu đời, có học vấn công phu, sản sinh ra nhiều thế hệ cao tăng…

Như chùa Từ Hiếu – Huế vốn là nhánh Liễu Quán, phái Lâm Tế, Thiền tông, Đại thừa, lịch sử truy về gốc hàng trăm năm! Chứ không phải sáng muốn, chiều bèn đổi ngay hệ phái, thay mặt nạ còn nhanh hơi show – biz lật mặt! Lịch sử chép lại rằng: Đạt Ma tổ sư từ Ấn Độ sang Trung Quốc, đến gặp Lương Vũ đế, người vốn rất hâm mộ đạo Phật và đã cho xây vô số chùa chiền, bảo tháp. Lương Vũ đế hỏi: Trẫm từ lúc lên ngôi đến nay, đã cho xây chùa, chép kinh… không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì không? – Bồ đề Đạt ma đáp: Chẳng có công đức gì! 😃

mèo, 8

èo thích chọn chỗ ấm, hay leo lên trên TV nằm, cái ký ức đó… đã khá là xa xưa rồi, e là cả vài chục năm về trước, khi nắng nóng chưa khốc liệt như ngày nay! Ku Tom nhà mình toàn nằm máy lạnh thôi, chọn nơi vừa có máy lạnh, vừa có quạt để nằm, hôm nào máy lạnh không bật là chạy quanh kêu meo meo ra chiều khó chịu, không hài lòng.

2023 sẽ là năm nóng kỷ lục trong lịch sử cái quả cầu màu xanh xanh đó, cứ như thế năm sau cao hơn năm trước… 🙁 Thực ra, bình quân nhiệt độ chỉ tăng lên khoảng 1.06℃ so với thời kỳ Tiền công nghiệp, nhưng khi nhiệt độ này xấp xỉ thân nhiệt (37℃), kết hợp với độ ẩm sẽ tạo ra cảm giác (perceived temperature) nóng hơn rất rất nhiều…

handle bar

ắp chán xe đạp rồi, chuẩn bị quay trở lại với xuồng thôi… Nhưng trước hết cứ làm thêm cái ghi-đông phụ đã, version 3.0, vẫn cứ vật liệu quen thuộc, đã làm quen tay là… gỗ, sơn đen, bắt cứng bằng khoen sắt, có chỗ gắn đèn, Garmin, GoPro, etc… Làm lại 2 tay cầm cong cong có tính ergonomic – tiện dụng và an toàn hơn nhiều so với trước.

Toàn bộ hệ thống điện trên xe cũng tự làm vì không tìm mua được hàng đúng như ý, kể cả cây đèn: hàn chip LED + tản nhiệt, thấu kính đúc bằng epoxy, tận dụng phụ kiện thừa trong xưởng! Dùng 12 cell pin 18650 mượn tạm từ cái xuồng, cục pin giấu trong cái túi sườn màu đen, nối bằng jack DC nên chơi cái môn nào thì tháo pin ra lắp vào phương tiện đó! 🙂

hồng lâu mộng

Đầy trang những chuyện hoang đường,
Tràn trề nước mắt bao nhường chua cay.
Đừng cho tác giả là ngây,
Ai hay ý vị chứa đầy bên trong!

hương trình âm nhạc cuối tuần… Khi xưa cực kỳ thích nghe bài này, Hồng Lâu Mộng phiến đầu khúc, nhưng không cách nào biết chính xác trong đó xài những nhạc cụ gì, âm thanh phức tạp, nghe ra được: đàn nhị, sáo, tì bà, cổ tranh, cổ cầm, và dương cầm, có thể còn những nhạc cụ khác (dương cầm tiếng Trung là cây đàn tam thập lục, còn piano tiếng Trung gọi là “cương cầm”). Post ở đây để lâu lâu nghe lại…

chinese input

ần 100 năm trước, các nỗ lực chế tạo chiếc máy đánh chữ TQ gần như không có thành công nào đáng kể! Sự việc trở nên giống trò khôi hài, khi người ta tưởng tượng ra cái bàn phím với hàng chục ngàn phím để nhập được chữ Hoa. Qua đến những năm 70, chính quyền TQ vẫn vật lộn với vấn đề nhập liệu, họ thử nhiều cách khác nhau: Thương Hiệt, Ngũ Bút, Bính Âm, etc… càng ngày càng cải tiến, cải tiến nhiều nhất là ở khâu đoán chữ (predictive). Đến nay, một người nhập liệu tiếng Anh có tốc độ trung bình khoảng 50~60 wpm (từ/phút), một người TQ trung bình có thể gõ hơn 100 wpm, gần như là nhanh gấp đôi!

Đó là nói người bình thường, với nhân viên đánh máy chuyên nghiệp cũng vậy, tốc độ gõ tiếng Hoa vẫn nhanh gần gấp đôi so với tiếng Anh, trên 200 wpm. Phương Tây không cách nào gõ nhanh hơn, trừ khi chuyển sang dùng bàn phím Dvorak. Đến cả máy tốc ký (stenotype machine, thường dùng ở toà án để ghi lại toàn bộ các phát ngôn), tiếng Anh đạt tối đa 370 wpm, tiếng Hoa đã đạt đến 500. Và người TQ, khởi đầu từ việc phải sử dụng bàn phím QWERTY vì không có nhiều lựa chọn, đã từ từ cải tiến từng chút một để đạt tốc độ như ngày nay! Làm những việc rất chi là bình thường, nhưng làm đến mức thật giỏi, đó chính là người TQ!