block

ừ nhiều tháng nay, mọi người hẳn là rất khó chịu với những thứ “Suggested for you” của face, tràn ngập những điều xàm xí, chiếm hơn 95% nội dung. Đó chẳng qua là “tiền đề” họ chuẩn bị, tạo ra sự bất tiện cho người dùng để tiến đến sử dụng face có tính phí! Đây là điều nên làm, nhưng trong lúc còn chưa tới đó thì face đã làm một chuyện khá hay, đó là enable lại chức năng block page, profile! Tận dụng điều này, em block sạch, có lẽ lên đến nhiều ngàn, hiện ra bao nhiêu là block bấy nhiêu! Tuy mất công một tí nhưng kết quả là sạch sẽ, chỉ còn lại đúng những thứ mình quan tâm! Thà giết lầm hơn bỏ sót! Tính năng block này rất hiệu quả, mọi người nên xài thử xem sao! Cuối tuần xem như dọn dẹp nhà cửa, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng! Nói thì chúng nó lại tìm cách vu vạ là “kèn cựa hơn thua” từng chút nhỏ, nhưng rác rưởi, bụi bẩn đa phần cũng nhỏ li ti đấy thôi, không quét làm sao sạch!?

Nói năng lảm nhảm là block, viết sai chính tả ngây ngô là block, hành văn trúc trắc không nên câu là block, thơ thẩn thiểu năng là block, nói vòng vo, lạc đề – off-topic là block, nội dung la liếm là block, copy đạo nhái là block, nguỵ biện quanh co là block, xe cán chó chó cán xe là block, các thể loại đẹp độc lạ giật gân là block! Diễn viên ca sĩ này nọ, showbiz các kiểu là block, xàm xí trong nhà ngoài phố là block, kích động nói xấu, phân biệt cạnh khoé là block, các kiểu meme, hài tào lao là block, triết lý vớ vẩn, Phật nói thế này, lời Chúa thế kia là block, thở than tâm trạng, trích dẫn lung tung là block, đuổi hình bắt chữ, đố vui clip nhảm là block. Các thể loại đắc nhân tâm, tướng số, đọc vị tâm lý là block, các kiểu “khoa học đã chứng minh” là block, “minh triết phương Đông” là block, sách xưa tài liệu quý là block, các kiểu thức “trí thức” giả cầy là block, và vô số những hình thức khác không nêu ra hết được ở đây!

nhà thơ

ình hình là mạng xã hội VN có hiện tượng bùng nổ các nhà thơ, đi đâu cũng thấy “nhà thơ X, nhà thơ Y”, mà chẳng biết X, Y là ai! Đến cả Nguyễn Bính, Tế Hanh, Xuân Diệu, Huy Cận… ngày trước cũng không dám đề hai từ “nhà thơ” phía trước, chỉ đề tên một cách đơn giản, ví dụ như: Chế Lan Viên, Thâm Tâm, Lưu Trọng Lư… Ấy thế mà nay chúng nó mở miệng: ta là nhà thơ này, ta là nhà thơ kia, và để tự nâng mình lên cho cùng đẳng cấp thì chúng nó bèn phải đề thêm chữ “nhà thơ” phía trước mấy cái tên Xuân Diệu, Huy Cận .v.v. Vì chúng nó đã là “nhà thơ” rồi, thì chẳng lẽ Tản Đà, Vũ Hoàng Chương, Hàn Mặc Tử, .v.v. không phải là nhà thơ hay sao!?

Các ông ấy mà sống dậy thì chắc phải văng ra: đệt mịa, bố chúng mày éo phải là nhà thơ nhé! Chính mạng xã hội là cái loa khuếch đại tất cả những sự ngu dốt, vô minh, rỗng tuếch, thiểu năng, háo danh, đĩ miệng, lúc nào cũng mang một cái “thôi thúc” không ngừng nghỉ, ta phải là một cái gì đó! Rồi cũng y hệt như đám bolero thôi, nội dung rỗng tuếch thì chỉ sa vào một đống cxx, không khác được! Xã hội mà, luôn có người này người kia, nhưng chính sự ngu dốt của đám đông, sự im lặng của người có hiểu biết, cộng với “công nghệ” truyền thông, các chiêu thức của đám lưu manh mạng là nguyên nhân tạo nên hiện tượng “rác thải văn hoá” như vậy!

giao thông

em các clip camera ghi lại được các tai nạn giao thông, các thanh thiếu niên vì bốc đồng mà gây tai hoạ, tài xế xe tải thì 7, 8 phần nghiện ma tuý, bà con đi ra đường như đi vào chỗ… không người, thực trạng đúng là đau lòng! Nhưng suy nghĩ kỹ sẽ thấy: tăng động, manh động thực chất chính là… một mặt khác của sự ít vận động! Người vận động hiểu được các nguyên tắc vật lý, các tình huống nguy hiểm, từ đó nhận thức về an toàn, mặt khác cải thiện khả năng điều khiển cơ thể, từng bước khống chế, kiểm soát những xung động cảm tính! Đám trẻ chính vì ít vận động, thể trạng ù lỳ, tâm hồn nghèo nàn, nên đột nhiên, một lúc nào đó lại bộc phát trở thành manh động nhất thời, đây chính là 2 mặt của một đồng xu mà thậm chí có người còn nhầm, nhầm lẫn giữa tăng động với… khỏe mạnh, đâu có tự hiểu, tự ngộ ra được! Đến cả những tai nạn do nhầm chân ga, thắng xe hơi cũng y như vậy!

Là con người thì không ai có thể loại trừ 100% khả năng mắc sai lầm, nhưng bỏ chút thời gian, công phu tập luyện động tác cho nhuần nhuyễn sẽ giúp giảm tối thiểu khả năng gây tai nạn! Nhưng mà không, làm có được đâu, từ nhỏ đã lười vận động rồi, đến khi lớn, già có tiền mua xe, thì tập bao nhiêu cho đủ!? Đó là chưa kể suốt ngày lên mạng, xem những thứ tào lao, nghe các chuyện xàm xí, tranh hơn thua những chuyện vớ vẩn, cái tâm vọng động liên tục, không thể tập trung làm chuyện gì cho tử tế, ra hồn! Nói một câu có vẻ ngang: tất cả vấn đề nan giải của người Việt là do cái ý bất thành, cái tâm bất chính mà ra! Giáo dục luật lệ, mũ nón bảo hiểm, chỉ nói đằng mồm không thể giúp ích được gì đâu, trừ khi trị được cái “tâm”! Mà trị “tâm” thì vô cùng khó, phi thường khó, đầu tiên là phải trị được “nơi chứa” cái “tâm”, tức là cái “thân”, nói vòng vo nhưng quay lại, cụ thể tức là… thể dục và vận động!

đường & biểu

ại từ xưng hô là vô cùng phong phú trong tiếng Hoa, thể hiện nhu cầu giao tiếp xã hội phức tạp! Về quan hệ họ hàng thì tiếng Việt mượn tiếng Hoa hầu hết, nhưng vẫn có từ không mượn, hoặc mượn nhưng ngữ nghĩa khác biệt đôi chút! Chú (thúc – ), bác (bá – ), xưa hay nói: anh em thúc bá, tức là anh em họ con chú, bác! Tiếng Trung hiện đại ít dùng chú – thúc, đều dùng bá, không phân biệt tuổi! Cô (cô – ): chị em của bố, không phân biệt tuổi, nhưng cũng có nơi ở VN, chị của bố gọi là bác thay vì cô, cách gọi này theo tôi không hợp lý lắm vì thúc, bá nguyên là vai nam! Vợ của chú thì gọi là thím (thẩm – ), vợ của bác gọi là mỗ – (tiếng Việt không mượn từ này). Nhưng cả 2 từ này đều ít dùng trong tiếng Trung hiện đại!

Dì (di – ) chị em gái của mẹ, cậu (cữu – ) anh em trai của mẹ, đều không phân biệt tuổi! Vợ của cậu thì gọi bằng mợ (ma – ), chồng của cô gọi bằng dượng (trượng – ), nhưng ở VN thì tuỳ, có nơi gọi là bác, không hợp lý lắm, chồng của dì thì cũng gọi bằng dượng, nhưng có nơi không có danh xưng! Anh em họ ở VN không có danh xưng, TQ thì dùng biểu – và đường ! Nhưng ngay người TQ cũng đôi khi nhầm lẫn giữa đường và biểu! Chỉ dòng nam chính (con chú, bác) thì mới được gọi là đường: đường huynh, đường muội, còn lại đều là biểu: biểu ca, biểu tỷ! Tất cả thể hiện những mối quan hệ phức tạp, mà phức tạp, đáng sợ nhất của xã hội Á Đông lại chính là từ trong gia đình đi ra, còn quan hệ xã hội phổ thông đôi khi lại dễ dàng! 🙁

đạo diệc hữu đạo

ông nhận phim Trung Quốc làm càng lúc càng có nội dung, lời thoại cực thông minh, hình cắt từ trong phim ra, nhưng chữ thì ghép lại từ 3 màn hình riêng biệt cho trọn câu dễ đọc, chính là lấy từ cái câu: Đạo diệc hữu đạo – 盜亦有道, không biết là đang khen hay là đang mỉa mai nữa?! Dạo này bận nhiều việc, nhức đầu nên cuối tuần chỉ muốn nằm dài xem phim, chả buồn làm gì, haiza… 🙁

Nhiều người bảo, về kinh tế, VN có quy mô cỡ bằng một tỉnh của TQ, câu này… rất không đúng! Sợ là so với một huyện, một thành phố của họ còn khó. Ví dụ như huyện Tô Châu, tỉnh Giang Tô đã có GDP 330 tỷ đô, gần xấp xỉ VN (360 tỷ), còn thành phố Thượng Hải thì có GDP cỡ 630 tỷ, gần gấp đôi VN! Tính bình quân đầu người, năng suất lao động của người TQ cao hơn người VN đến 3, 4 lần! 🙁

phong sát

ứ y như rằng khi có một nhân vật “nghệ sĩ” nào đó bị “phong sát”, “cấm sóng” ở Trung Quốc là đám báo chí rẻ tiền Việt Nam lại lên tiếng “than vãn, cạnh khoé, phẫn nộ, bất bình thay”… em đẹp như thế, em có nhiều tiền như thế, em là nghệ sĩ thành công như thế, sao lại bị đối xử bất công như thế, vâng vâng và vâng vâng!

Họ không hiểu quan điểm của nhà cầm quyền, thể hiện qua mấy câu: Quân tử ố kỳ văn chi trứ君子恶其文之着 – Người quân tử ghét cái vẻ loè loẹt bề ngoài (nhưng rỗng tuếch bên trong), và: Thánh nhân bất đắc dĩ dụng quyền圣人不得已用权 – Thánh nhân bất đắc dĩ mới phải dùng đến quyền lực (để uốn nắn, trấn áp)!

weekend humor

eekend humor, picture created by me using GIMP! About programming languages, just for fun, don’t take it too literally and seriously! There’re a lot, a lot more stuffs like JavaScript. It reminds me just that: what users really want is a smoothly-run “program”, not some mis-reading, mis-interpreted “scripts”! 😀

lững lờ, lửng lơ

ữa trước tự dưng để ý một chút về chính tả: từ “lững lờ” phải viết bằng dấu ngã (vì “lững” đi kèm với từ có âm trầm – lờ – huyền, ngã, nặng), còn “lửng lơ” thì lại phải viết dấu hỏi (vì “lửng” đi kèm với từ có âm phù – lơ – ngang, sắc, hỏi). Mà “lững lơ” và “lửng lờ” tuy không chính xác là cùng nghĩa, nhưng thực ra rất gần nghĩa với nhau! Đây cũng chính là “mẹo” để viết cho đúng chính tả tiếng Việt, chú ý thanh của từ đi kèm. Trước đã có viết một bài về 8 thanh (không phải 6) trong tiếng Việt, trong đó Khứ – và Nhập – nhân với hai bậc Phù – Trầm tạo thành 4 thanh cả thảy, nhưng lại chỉ được ghi bằng 2 ký hiệu là “sắc” và “nặng”.

Riêng về thanh Thượng – , thượng phù tức là hỏi, thượng trầm tức là ngã, với tiếng Việt hiện đại ngày nay, hỏi hay ngã hầu như không phân biệt! Nhưng dấu vết trong từ điển thì vẫn còn đó, ví dụ: hải – biển – và hãi – sợ – ! Câu hỏi đau đầu được đặt ra là: tại sao những người phát minh ra hệ thống ký âm Quốc ngữ, rõ ràng là không phân biệt được “Khứ – Nhập – Phù – Trầm”, nhưng lại bảo lưu “hỏi – ngã”, điều đã chết từ lâu tại thời điểm đó!? Đây chính là “hoá thạch” của một đặc trưng ngôn ngữ đã “tuyệt chủng” chỉ còn bảo lưu trong sách vở! Không nên cực đoan đến mức phải bỏ “hỏi & ngã”, bởi ngôn ngữ vốn dĩ là “võ đoán” như thế!

từ nguyên: khai căn, luỹ thừa, giai thừa

ột chút về các thuật ngữ toán học cơ bản. Ví dụ: “khai căn – 开根“, khai là mở, căn là gốc, 2×2=4, 2 được xem là gốc của 4, 4×4=16, 4 được xem là gốc của 16. Trong tiếng Anh, từ “square root” cũng chính là mang ý này, “root” lấy nguồn từ tiếng Latin “radix”, bản thân từ này là chuyển ngữ của “jadhr” trong tiếng Ả-rập, và có lý do để nghĩ rằng tất cả đều quay về từ “gốc – căn – 根” trong Hán ngữ cổ!

Rất có thể là những người Ả-rập đã học từ nguồn Trung Quốc hay Ấn Độ cổ đại! Một ví dụ tiếp nữa là từ: “luỹ thừa – 累乘“, luỹ là nối tiếp nhau, thừa là phép nhân, nên “luỹ thừa” là phép nhân một số với chính nó, nhân lên nhiều lần. Cũng tương tự như vậy, “giai thừa – 阶乘“, giai ở đây là bậc thềm, nên giai thừa chính là nhân một số với những số nhỏ hơn nó, giảm dần về 1 như hình giảm từng bậc của một bậc thang!

cửu chương toán thuật

em phim cổ trang, chuyện thường thấy là các kỳ thi lựa chọn nhân tài: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa .v.v. của các triều đình phong kiến xưa. Khởi đầu từ thời Hán, phát triển dưới thời Đường, hoàn thiện dưới thời Tống, những cuộc thi lựa chọn, bổ nhiệm quan lại tương lai này đã đi sớm hơn châu Âu ít nhất là 1200 năm. Mãi cho đến những năm 185x, chi nhánh công ty Đông Ấn (East – Indian) hoạt động tại Hồng Kông mới bắt chước, tạo ra một hệ thống khảo thí để lựa chọn, nâng bậc nhân viên. Và sau đó thì nước Anh học tập công ty Đông Ấn, cũng tạo ra những cuộc thi để tuyển chọn công chức, viên chức! Như thế, bên cạnh cấu trúc chính trị đặc quyền dựa trên huyết thống cổ xưa, Trung Quốc đã có hệ thống dựa trên học vấn, tài năng, xây dựng xã hội dân sự sớm hơn toàn bộ thế giới ít nhất là… 1500 năm.

Như thế, một người gốc gác bình dân, thấp kém cũng có cơ hội leo lên những bậc thang xã hội cao nhất! Và cũng theo phim cổ trang thì… các thí sinh chỉ cần viết vài bài văn, luận, thơ phú để vượt qua những kỳ thi này! Nhưng cũng tuỳ thời, có lúc khảo thí của các triều đại TQ cũng có nhiều nội dung khác, mà quan trọng nhất là Toán và Luật! Như thời Sơ Đường (khoảng năm 600), thí sinh buộc phải rành 10 cuốn sách sau đây về toán: Chu bễ toán kinh – 周髀算经, Cửu chương toán thuật – 九章算术, Hải đảo toán kinh – 海岛算经, Tôn tử toán kinh – 孙子算经 (Tôn tử này khác với người viết Tôn tử binh pháp), Trương Lập Kiến toán kinh – 张立建筭经, Ngũ tào toán kinh – 五曹算经, Hạ Hầu Dương toán kinh – 夏侯阳算经, Ngũ kinh toán thuật – 五经算术, Tập cổ toán kinh – 缉古算经, Chuế thuật – 缀述.

Trong những sách đó, cuốn “Cửu chương toán thuật” là có tầm ảnh hưởng sâu rộng khắp Á Đông, từ Nhật, Hàn cho đến VN! Những thuật ngữ chúng ta xài bây giờ: cửu chương, phương trình, phương trận, bình phương, lập phương, khai căn, luỹ thừa .v.v. là bắt nguồn từ sách này! Tính diện tích ruộng, tính độ cao núi, tính thể tích hồ, tính thuế, tiền vay nợ và lãi suất, cấp số cộng, (hệ) phương trình phương trình tuyến tính, căn bậc 2 và 3, đồng dư thức .v.v. sớm hơn Âu châu cũng khoảng 1200 năm! Cách đây hơn 1500 năm mà kiến thức toán như thế là kinh hoàng, một số bài toán trong những sách đó còn hơn kiến thức cấp 3 thời giờ! Tại sao lại cần nhiều toán đến như vậy, đơn giản là vì xây thành, đắp luỹ, đào kênh, thu thuế .v.v. những công trình xã hội phức tạp với quy mô rất lớn bắt buộc phải cần đến Toán!

“Trường An thiếu niên hành” chỉ là một phim mang tính chất giải trí, nhưng kịch bản cũng khá thú vị: nhận thấy Hàn Lâm Viện đã trở thành một nơi tụng niệm chữ nghĩa, tầm chương trích cú, ít có giá trị thực tiễn, hoàng đế đã ra lệnh thành lập Thượng Nghệ Quán, một cơ quan giáo dục mới để cạnh tranh với Hàn Lâm Viện! Đây là nơi để thử nghiệm, thực thi những hình thức, phương pháp giáo dục mới, với tiêu chí chú trọng kiến thức thực tiễn, thực hành… và bài học đầu tiên trong phim, đó là môn bóng vợt, rèn luyện thể chất! Tuy nội dung phim là hư cấu nhưng cũng có dựa trên những sự thật, chứng cứ lịch sử nhất định! Đó là thời mà ở TQ, trong 1000 dân chỉ có 1 người biết chữ, 100 người đi thi chỉ có 1 người đậu, mà đã hơn đứt cái xứ ai ai cũng biết chữ, nhà nhà là tiến sư, giáo sĩ của ngay thời hiện đại!